1. Tệ đoan d (id) Mối tệ, điều tệ hại xã hội (Từ điển Tiếng Việt 1992)
2.2.1 Rước lão là sự thể hiện của truyền thống kính trọng người già trong xã hội nông nghiệp.
nông nghiệp.
Yến lão là bữa tiệc dành thết các cụ tại đình làng. Sau cuộc rước lão, các cụ được dân làng mời dự yến tại đình cứ bốn người một mâm.Trong bữa yến, thường các cụ được xơi
yến; cũng có nhiều làng, tuy gọi là yến lão nhưng đây chỉ là mâm cỗ sang trọng để mời các cụ.
Rước lão là một nghi thức của tục yến lão, một mỹ tục do đạo hiếu tạo nên. Nhiều làng ở Bắc Bộ vẫn cịn duy trì mỹ tục này. Câu nói: “sống lâu lên lão làng” chính là đề cập đến mỹ tục yến lão. Tuổi già là điều tự nhiên đến với đời người, không hề trang giành, chẳng phải có tiền mà mua được, càng khơng phải do quyền thế mà tạo nên. Chính vì thế, đây là một mỹ tục chứ không phải là một hủ tục. Hằng năm, cũng có khi là hai ba năm, vào mùa xuân, làng thường mở tiệc mừng thọ các quan lão. Đó thực là ngày hội của các cụ già ở thôn quê. Vào những ngày này, các cụ (gồm cả các cụ bà) được làng đem cờ quạt và phường bát âm đến rước ra đình, tục gọi là rước lão. Những làng trù phú thường sắm đủ võng lọng rước lão, lão 100 tuổi đi võng điều che bốn lọng xanh, lão 90 tuổi đi võng điều hai lọng xanh, lão 80 tuổi vọng xanh (đòn cong) một lọng, lão 70 võng xanh (đòn ống) một lọng. Trai tráng cầm cờ khiêng võng đều nón dấu áo nẹp. Đám rước rất trọng thể. Đám rước đi suốt làng để các cụ được nhận sự chào mừng của mọi người. Yến lão thường được tổ chức ở chốn đình trung. Tại đình trung, các cụ được sắp xếp ngồi ở những vị trí cao, thấp tùy theo tuổi tác. “Trong những bữa yến có bát âm cử nhạc, lại có ca nhi ngâm lên nhiều bài thơ hoặc ca trù chúc mừng các cụ, có đốt pháo, có cờ quạt, tàn tán trước cửa đình bay phấp phới. Yến dự xong, các cụ có phần mang về.” [2, 52]
Vì ý nghĩa quan trọng của tục ấy đem lại, cho nên, ở làng quê, bất kì cụ già nào cũng ao ước chờ ngày được lên lão để được rước lão và được vinh dự ngồi dự yến lão ở ngồi đình; cịn với con cháu, với dịng họ nào có người già được lên lão, được làng rước lão và mời dự yến lão thì thật là hạnh phúc và họ rất lấy làm hãnh diện. Nguồn gốc của tục lệ là trang trọng, thế nhưng có một điều chúng ta đều biết, khi đã đi vào đời sống của người dân quê thì những cái quy ước, cái trang trọng ấy đều trở nên linh hoạt và cởi mở hơn, đơi khi cịn pha chút luộm thuộm nhưng chứa đựng nhiều thành ý của người dân q. Vì có một khoảng thời gian dài gắn bó mình với cuộc sống nơi thơn ổ nên hơn ai hết, Trần Tiêu hiểu rất rõ và miêu tả rất hay, rất hài hước cảnh rước lão ở chốn thôn quê. “Một lát, năm lá cờ đi vào. Một cái trống cái hai người khiêng, rồi đến phường bát âm, sau cùng, một cái võng tím khơng đẹp được bằng cái võng điều đón ơng thủ chỉ làng và một chiếc lọng xanh đã cũ. Trước khi ngồi lên võng ơng Hoạch đưa mắt nhìn lý Cúc để dò ý. Võng vừa ra khỏi ngõ đã thấy bao nhiêu người đứng hai bên vệ đường để xem. Mọi ngày không ai để ý đến ông, coi
ông như một người rất tầm thường trong bọn khố rách. Hơm nay họ nhìn chịng chọc vào ơng như nhìn một người lạ ở đâu đến”. [29, 107]
Những lời trầm trồ, khen ngợi của những người xem, những cái nhìn ao ước thèm thuồng của người già nhưng chưa đến tuổi được rước như ông Hoạch, đã giúp chúng ta cảm nhận đầy đủ hơn niềm hạnh phúc của người được rước và thấy được ý nghĩa quan trọng của việc cần duy trì và phát huy mỹ tục này.
“Người thì khen:
- Ơng có cái tai to và dày như tai phật. Chả trách ông sống lâu được đến thế. Người thì khen:
- Tướng ơng là tướng ngũ đoản, chỉ phải cái trán hẹp và cặp môi mỏng quá.
Nhiều ông già thấy ông Hoạch sung sướng mà thèm và thầm ao ước có ngày được hiển vinh như ơng”. [29,108]
Cùng với sự phát triển của xã hội, chúng ta đã đánh mất ít nhiều những nét đẹp của phong tục xưa. Thế nhưng có một điều chúng ta vẫn thấy vui, là bởi, trong nhịp sống hiện đại ngày nay, truyền thống trọng người già của dân tộc vẫn được gìn giữ và phát huy. Vấn đề quan tâm đến người già đã và đang được Nhà nước chú ý đến. Cụ thể, trên các game show của truyền hình Việt Nam đã có nhiều chương trình dành cho những người cao tuổi như: chương trình Cây cao bóng cả, Sống khỏe sống có ích, Sống vui Sống khỏe…; ngoài xã hội, ở từng địa phương, mỗi khu phố đều thành lập hội người cao tuổi, để khuyến khích sự tham gia của các cụ ơng, cụ bà vào những hoạt động có ích cho xã hội và cho bản thân. Đọc những đoạn văn miêu tả tâm trạng hồi hộp vui sướng, thái độ lo lắng, sự bắt bẻ, quát tháo về sự thiếu thốn một vài thủ tục trong buổi rước lão của con cháu ông Hoạch, người đọc càng trân trọng những nét đẹp của văn hóa Việt Nam.
“Một hồi tù và văng vẳng đằng xa. Bao nhiêu người yên lặng nghe. Xã Chính cảm động sung sướng như thể làng sắp đến rước mình vậy.
Lý Cúc vội giục:
- Kìa, mũ ni với áo vóc đỏ của họ hàng mừng cụ đâu? Khơng mặc lúc này thì cịn mặc lúc nào. Ngồi xếp bằng lại chứ. Sao cụ cứ ngồi thu hình bó gối thế kia?” [29,106 - 107].
Sự ngây ngơ, sợ sệt của nhân vật chính của buổi lễ – ơng Hoạch – cũng được tác giả mô tả thật sinh động và chúng ta như nhìn thấy được niềm hạnh phúc của người nông dân cục mịch quê mùa này. “Ông Hoạch vừa cảm động vừa sợ hãi vẩn vơ. Tứ chi ông run lẩy bẩy. Cặp mắt lơ láo nhìn hết người này đến người nọ như muốn cầu cứu.
Lý Cúc thấy thế bật cười, nói:
- Cụ cứ ngồi thản nhiên, chẳng việc gì mà sợ, đã có chúng tơi đi kèm. Ơng Hoạch hết sợ, cười một cách ngây ngô, đần độn.” [29,107]
Vào đến đình, ngồi vào chỗ dành riêng cho mình, “ơng im lặng nín thin thít, khơng động đậy như…một ơng tiên sư trong làng”.
Dẫu tác giả có khơi hài, pha chút châm biếm khi mô tả cảnh rước lão, nhưng qua việc tái hiện lại mỹ tục này ông đã làm sống lại một cách sinh động và chân thực một đạo lý tốt đẹp của dân tộc.