Sự phân chia ngôi thứ cụ thể và nghiêm khắc trong làng.

Một phần của tài liệu văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của trần tiêu (Trang 26 - 28)

Vấn đề ngôi thứ là một vấn đề quan trọng đối với người dân ở khắp làng quê Bắc Bộ. Trong gia đình có thân phận trên dưới, ra làng xã có sắp xếp thứ tự ngơi thứ. Đây là ngơi thứ trong đình làng, mỗi ngơi bậc có một vị thế trên dưới, ở giữa và hai bên rõ ràng, thường gọi là “chiếu trên”, “chiếu dưới”.

Ngơi đình là linh hồn của làng, là nơi bàn bạc, nơi quyết định việc công, nơi tế lễ, nơi mở hội… “Đình làng trong tâm thức của người dân Bắc Bộ là biểu tượng cao cả mà uy lực của đình ảnh hưởng đến cuộc sống tồn dân làng, vì vậy khi đi qua cửa đình mọi người phải “hạ mã”, phải cúi đầu”.[6, 17] Ai đó vào đình làng mà ngồi sai chỗ là điều tối kỵ, bị kết tội khơng nhẹ. Người có chân quan viên ra đến đình đám có danh có giá, có quyền ăn nói.

Suốt đời lam lũ với cơng việc đồng ruộng, quanh năm dầm mưa dãi nắng, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, người nông dân vẫn mong ước theo lệ làng, một ngày nào đó sẽ có được một chỗ ở đình làng, thốt khỏi cuộc đời bạch đinh nghèo hèn. Điều đó là vinh dự, là lẽ sống của người dân. Còn đối với quan viên hàng xã, những người đã có ít hay nhiều tiếng nói ở chốn sân đình thì họ vẫn muốn có ngơi thứ cao hơn, muốn được ngồi ở “chiếu trên”,nơi dành cho những người có chức sắc cao hoặc những người cao tuổi nhất ở trong làng. Những người này thường được trọng vọng và được phần bổng lộc mang về cho con cháu. Câu tục ngữ “Một miếng việc làng hơn một sàng xó bếp” là để chứng tỏ cái giá trị của

người nắm một phần việc làng. Đây không phải là vấn đề tham ăn tham uống mà là sự thừa hưởng lộc thánh, là miếng phần việc làng. Với dân làng, tôn trọng miếng phần việc làng chính là tơn trọng vị Thành hồng cai quản trong làng, vì đây là thừa hưởng một miếng phần ngài đã hưởng.

Cùng với câu chuyện ngơi thứ, đình làng Bắc Bộ cịn là nơi thể hiện rõ nhất cho lối ứng xử theo tục lệ, phần lớn là ứng xử theo tâm, theo tình. Biểu hiện dễ nhận thấy của lối ứng xử này là việc chuyển các quan hệ pháp luật sang quan hệ văn hóa, lấy quan hệ văn hóa để giải quyết các quan hệ kinh tế và pháp luật. Đây là sản phẩm của cộng đồng gia đình, dịng họ và làng xã, của huyết thống kết hợp với địa vực. “Đưa nhau đến trước cửa quan, bên ngồi là lý, bên trong là tình”. Những cách ứng xử này chính là lệ làng, là cái tạo nên tính tự trị – tự quản của làng quê Việt Nam, mà làng xã ở Bắc Bộ là nơi in dấu ấn rõ nét nhất. Kết cấu quyền lực mang tính tự quản của làng xã Bắc Bộ được xây dựng trên cơ sở quyền trưởng lão. “Triều đình trọng tước, làng nước trọng xỉ”, câu tục ngữ này cho thấy sự khác nhau cơ bản giữa luật nước và lệ làng. Vốn dĩ, lệ làng do luật nước, phép vua đặt ra nhưng phép vua thường được linh động thay đổi tùy theo lệ của từng làng. Và phần lớn ở khắp các làng quê Việt Nam, lệ làng đôi lúc lại không theo luật nước, thế nên dân gian mới có câu “Phép vua thua lệ làng”. Đây vừa là nét linh hoạt nhưng cũng là nơi thể hiện nhiều mặt hạn chế của lệ làng và chính nó đã làm nên hiện tượng rất đặc biệt của văn hóa làng xã Việt Nam nói chung và làng Bắc Bộ nói riêng.

Như trên đã nói, văn hóa làng là một hiện tượng độc đáo của lịch sử, của văn hóa Việt Nam, tiêu biểu là văn hóa làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nghiên cứu vấn đề này (thông qua sáng tác của một nhà văn) để có thể khẳng định những mặt mạnh và đồng thời chỉ ra những mặt còn hạn chế và bất cập nhằm khắc phục trong tình hình hiện nay là một việc làm nhằm góp phần thể hiện thái độ trân trọng đối với giá trị sáng tác của một tác giả văn học nói riêng và góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói chung.

Một phần của tài liệu văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của trần tiêu (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)