1. Tệ đoan d (id) Mối tệ, điều tệ hại xã hội (Từ điển Tiếng Việt 1992)
2.3.1.3 Mê tín dị đoan là những mặt cịn hạn chế trong tín ngưỡng của người dân quê.
thành công các lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng như: lễ hội cầu tự ở đền Kiếp, hội chùa Hương, hội Phủ Giầy... Tất cả đều được thể hiện sinh động và chân thực.
2.3.1.3 Mê tín dị đoan là những mặt cịn hạn chế trong tín ngưỡng của người dân quê. quê.
Sự khác biệt về trình độ, về sự hiểu biết, làm cho đời sống nông thôn bao giờ cũng thấp kém hơn, và có một khoảng cách với đời sống ở thành thị.
Chính trình độ lạc hậu, thấp kém cùng với những khó khăn xảy ra liên tiếp trong cuộc sống thường nhật đã dồn những con người nghèo khổ chốn thôn quê vào những con đường bế tắc. Họ phải tìm đến các thế lực siêu nhiên để cầu mong sự trợ giúp, những điều tốt lành và may mắn. Những khó khăn đầy rẫy trong cuộc sống như: việc hiếm muộn con cái, đói nghèo, bệnh tật, tất cả đều được họ giải quyết theo tín ngưỡng và thần linh. Điều này đã được Trần Quốc Vượng đề cập khi bàn về lễ hội nông nghiệp ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. “... cũng cần thấy trong lễ hội có cả yếu tố phi văn hóa, phản văn hóa được lưu giữ. Đó là những yếu tố mê tín dị đoan cần loại bỏ khi kế thừa kho tàng lễ hội cổ truyền để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.[42, 99] Trần Tiêu đã có một quãng thời gian dài sống và sinh hoạt ở thơn q nên hơn bất kì ai, ơng chính là người nhận thấy rõ trong nếp sinh hoạt văn hóa này, đâu là những mỹ tục cần gìn giữ, phát huy và đâu là những hủ tục cần phê phán để loại bỏ. Vì vậy, viết về lễ hội làng quê, bên cạnh thể hiện những mặt tích cực của nó, Trần Tiêu đồng thời cũng có những trang viết rất thực về mặt tiêu cực, những tục lệ cổ hủ do chính lễ hội gây nên. Nói đúng hơn, ở một phương diện nào đó, viết về nơng thơn, đi vào quan sát và miêu tả đời sống tinh thần của người dân quê, ngòi bút của Trần Tiêu khơng né tránh những biểu hiện mê tín, tin dị đoan của người nơng dân. Ơng đã chỉ rõ: những người dân quê trong sáng tác của mình là những người mê tín vì cuộc sống q nhiều khó khăn, trình độ dân trí lại thấp kém nên họ rất tin vào những tập quán lạc hậu.
Trong phần khái quát về những đặc điểm văn hóa làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ ở chương 1, chúng tơi đã trình bày: làng xã Bắc Bộ là sự mở rộng và phát triển từ gia đình và lớn hơn chính là gia tộc. Người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ rất coi trọng gia đình. Nhiệm vụ, chức năng của gia đình ở đây, bên cạnh ni dưỡng, dạy bảo con cháu, thì việc sinh đẻ của người phụ nữ để duy trì nịi giống và để tạo thêm nguồn nhân lực cho công việc lao động nông nghiệp cũng rất quan trọng. Đông con là niềm hạnh phúc lớn của mọi gia đình nơng dân Bắc Bộ. Vì vậy, việc một người phụ nữ lấy chồng mà khơng có con đó là một nỗi đau lớn.
Theo khoa học, việc người phụ nữ sớm hay muộn con, đó là do đặc điểm sinh lý mỗi người, nhưng với họ - những người nông dân trong sáng tác của Trần Tiêu – thì cần phải đi từ đền này đến chùa nọ, cầu khấn thần, Phật gây nhiều tốn kém, đau khổ cho người phụ nữ. Đó là câu chuyện có thực, của chị xã Bổng – nhân vật chính trong truyện “Chồng con”.
Chị xã Bổng lấy chồng đã bảy, tám năm trời và từ khi về nhà chồng chị tỏ ra là một người con dâu tháo vát, đảm đang, mọi việc trong nhà từ bé chí lớn đều do một tay chị qn xuyến. “Thơi thì dệt vải, may vá, đi chợ, đi búa, làm cơm, làm nước, buôn ngược bán xuôi, tần tảo,[...] mà không bao giờ phàn nàn về nỗi vất vả. Mười chín tuổi đầu mà biết đủ mọi việc như thế thì thật là hiếm có, một nàng dâu hiếm có”. [30, 16] Thế nhưng, cuộc sống có bao giờ trọn vẹn và thỏa mãn lòng người, chị lấy chồng đã bảy tám năm nay mà vẫn chưa có được mụn con nào. Mẹ chồng chị mặc dù rất mực thương yêu và nể chị nhưng bà vẫn buồn phiền, thậm chí đơi lúc bực bội vì “ngồi năm mươi tuổi đầu vẫn chưa có cháu nội... Cháu ngoại tuy cũng là cháu, nhưng không thể so sánh với cháu nội được”[30, 16]. Không chỉ riêng mẹ chồng chị lo nghĩ mà đối với chị đó cũng là nỗi buồn, nỗi tủi không thể thổ lộ cùng ai. Những lời riễu cợt của ơng chú bà bác, của hàng xóm láng giềng, dù chỉ một câu: “người hơ hớ thế kia mà chẳng đẻ đái gì cả” , thế thơi cũng đủ khiến chị nghĩ ngợi, cho như một câu nguyền rủa. Rồi những khi về thăm bố mẹ đẻ: “mẹ nàng lại xoa bụng nàng và nói: “Cố bằng chị bằng em chứ. Sao mà con gái tôi lười biếng thế?” Nàng đỏ mặt, trả lời bằng một giọng chua chát: “Lúc đẻ thì tự khắc đẻ chứ cố cũng chẳng được” [30, 17].
Nói thì nói thế chứ kì thực,chị cũng đã tìm hết cách. “Nàng đã sang tận bên Họ, tìm đến ơng lang chun chữa về đường tử tức. Nàng đã nhờ ơng khóa Vịnh vừa là họ ngoại vừa là thầy cúng, lần mị vào tận Hương Tích kêu cầu, xin dấu. Chẳng hội đền nào là nàng không ngầm gởi tiền ông ta đi lễ hộ. Nàng mua cả thuốc mường, thuốc mán. Nàng đã xin sư cụ chùa Tiên nổi tiếng về môn phù thủy một đạo bùa cầu tự buộc vào cổ yếm mà nàng cố ý luồn trong áo để mọi người khỏi biết, sợ họ cười. Nàng đã xem bói và thầy bói đã bảo cho nàng biết rằng số nàng muộn màng, đến năm hăm tám thì sẽ có con giai và sẽ con đàn cháu đống. Nàng vẫn bán tín bán nghi. Nàng thầm nghĩ: Lắm người khơ như hạc cịn đẻ huống chi nàng, thân hình trịn trĩnh. Nàng lại nghe thấy người ta nói: người đàn bà nào vú nở và lưng hơi gù thì lắm con. Lời ấy đúng như tướng mạo nàng”. [30, 17] Rồi đến khi đã có con, chị xã Bổng lại chịu thêm nỗi đau mới là không sinh được con trai sớm. Hàng trăm thứ khổ mà chị phải chịu, tất cả đều do quan niệm cổ hủ, do sự mê tín mà ra. Trong khi đó, chồng chị chỉ có một thú thích là thả diều, cờ bạc, tổ tơm, rồi mê cả cơ đầu...
“Bói ra ma, quét nhà ra rác” – câu nói với hàm ý phê phán vốn rất quen thuộc từ miệng của người dân bao đời nay. Nhưng đấy cũng chính là sự lựa chọn để hành xử và giải quyết mọi khó khăn trong đời sống của những người dân quê nghèo nàn, cơ cực trong mỗi tác phẩm của Trần Tiêu. Cuộc sống có lúc no đủ, có lúc cơ cực, đáng lo nhất là những năm đại
hạn, mất mùa. Dẫu biết đó là quy luật của cuộc sống nhưng khó khăn chồng chất đã làm cho những người nơng dân nghèo khổ luôn phải lo nghĩ, nghi ngờ. Và khi khơng thể lí giải được những khó khăn thất bại ấy, họ tìm đến với bói tốn, họ tin vào thần linh, làm theo những lời chỉ dẫn ấy với một hy vọng: cuộc sống sẽ hết khó khăn, con người sẽ hết bệnh tật…
Câu chuyện “sang cát” cho ơng cụ thân sinh ra bác Chính trai là một ví dụ sinh động. Đức tính đáng quý nhất ở cặp vợ chồng nơng dân này chính là sự cần cù và rất lạc quan. Họ luôn tin tưởng vào sức lao động của chính mình. Để đeo đuổi giấc mơ tậu được con trâu cái, bác Chính trai đã lao động hết mình. Mặc dù đã có tuổi song bác Chính, ngồi cơng việc đồng áng của gia đình, bác cịn “chịu đi gặt th, khơng sợ mất thể diện”. Bác Chính gái thì sớm hơm tảo tần vừa lo phụ chồng công việc đồng áng, vừa lo hàng xáo, dệt vải, … Cả cái Mít, dù chỉ mười mấy tuổi đầu, nhưng Mít cũng đã tỏ ra là một cô gái đảm đang với gánh hàng cỏn con của mình. Cả gia đình cùng lao động để mong có được một cuộc sống no đủ. Thế nhưng, cũng như bao gia đình nhà nơng khác, gia đình bác Chính phải đối diện với những năm đại hạn mất mùa, cuộc sống ngày càng lụn bại thêm. Rồi bác gái nhận thấy “một điều lạ”: “không hiểu sao, trong năm nay, bác động mó vào việc gì là hỏng việc ấy. Dệt vải thì vải rẻ, sợi cao. Ni gà thì gà toi. Ni lợn thì cám đắt. Mấy tháng nay, bác xoay ra làm hàng sáo. Lúc đầu cịn có lãi. Đến bây giờ, gạo tự nhiên cứ mỗi ngày một hơn mãi lên, mà thóc đong trong các nhà giàu thì cứ phải chịu cái giá cũ”. [29, 209] Và bác quyết định đi xem bói. “Sau mấy lời nói dựa vào một vài câu bác cho là đúng, ông thầy xoay sang hậu vận, nịnh nọt, gãi vào chỗ ngứa cho bác sướng. Rồi kết cục ông ta bảo phải cất lại ngôi mộ ông thân sinh ra chồng bác và động mộ ông tam đại, phải lễ ông thổ thần cai quản khu đất ấy. Lễ vật phải một con ngựa hồng, một chiếc mũ hồng và một chân giò lợn”. [29, 209 - 210] Sự đời là thế, đã khơng biết thì thơi chứ đã nghe thầy phán mà không tin, không làm thì khơng an tâm. “Sống cái nhà, già cái mồ. Bây giờ, mộ các cụ bị động thì con cháu ngóc đầu khơng nổi là phải. Suy nghĩ nhiều đêm, bác quyết định cải táng mộ của bố chồng”. [16, 299] Mà việc sang cát đâu phải chỉ làm đơn giản là được. Nghèo thì nghèo, khổ thì mặc khổ, đã quyết định làm thì “ít ra phải một con lợn mời hàng giáp. Năm, sáu đồng con lợn với lặt vặt, trầu cau, gạo nước, rượu, thuốc phiện cũng phải bốn, năm đồng nữa. Ấy là còn hà tiện đấy!” [29, 210] Chưa biết cái hậu vận của gia đình người nơng dân nghèo khổ ấy có thực sự sáng sủa hơn hay khơng nhưng nhìn cảnh vợ chồng bác “cảm động hồi hộp vì sung sướng” khi tiếp tục được nghe lời phán từ miệng thầy địa lý “có ngơi mộ này rồi thế nào
cũng khá và sẽ có quý tử”, chúng ta càng thấy đáng thương hơn cho những kiếp nông dân nghèo lạc hậu ấy hơn.
Cùng viết về sự mê tín, “Hữu sinh vơ dưỡng” lại mở ra trước mắt người đọc một cảnh tượng rùng rợn về lối sống không khoa học, thiếu vệ sinh của người dân quê. Đó là cách dùng đạo bùa, tà phép để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống thường nhật.
Đây là cảnh giải trừ tà ma của nhà chùa cho một phụ nữ có đẻ mà khơng được ni. “Sư cụ cắt một ít tóc của bác bỏ vào nồi nước sơi, tiếng thanh la lại nổi lên inh ỏi. Sư cụ vén tay áo cà sa lẫn tay áo trong để lộ cánh tay trần rắn rỏi. Tay phải cụ cầm cây chổi mới tinh, nhúng vào nồi nước sôi sùng sục, quét lên cánh tay cụ rồi quét lên lưng bác khán. Mọi người rùng mình. Hết lưng sang cánh tay, cụ quét đi quét lại năm bảy lần. Công việc của cụ thế là xong và đàn giải kết hoàn thành một cách mĩ mãn. Rồi thế nào lần này bác khán cũng đẻ con trai và cũng nuôi được ra đầu ra đũa”. [31, 70] Và sau đó, bác khán sinh con trai thật. Nhưng lần này, mặc dù, tác giả giải thích rất rõ: “thằng bé may mắn được đỡ trong bụng mẹ ra một cách cẩn thận và được trơng nom săn sóc theo cách vệ sinh nên người nó trơng mũm mĩm, khỏe mạnh.
Nhưng theo sự mê tín của mọi người và cả sự mê tín của mẹ thằng bé thì “nó được như thế là nhờ phép thần thông của sư cụ”.[31, 70]
Rồi những cách bàn luận về bệnh, những cách chữa bệnh kì lạ, cũng như cách kết luận khi không thể chữa lành bệnh cho bệnh nhân thì được giải thích, do tại “nhà chủ hết phúc”,... được tác giả miêu tả rất hay và khá hài hước qua truyện ngắn “Lang thang”.
Những khó khăn trong cuộc sống đều được những nơng dân chân lấm tay bùn, trình độ lạc hậu ở làng Cầm, xóm Lũy,... lý giải theo tín ngưỡng thần linh. Bệnh tật, nghèo khổ ,... đối với họ là phải tìm đến thầy bói, phải “sang cát” cho mồ mả tổ tiên, tốn kém đủ điều để rồi nghèo vẫn hồn nghèo.
Có một điều chúng tơi nhận thấy rằng, viết về những hủ tục, về sự mê tín dị đoan của những người dân quê, Trần Tiêu không chỉ dừng lại ở việc kể lại hoặc nêu ra những câu chuyện với những hậu quả của chúng để nhằm phê phán mà cái chính là ở thái độ cảnh báo của nhà văn. Khi Trần Tiêu miêu tả những cảnh, những tình huống đó cũng chính là lúc ơng băn khoăn mong muốn có được một giải pháp, một lời tuyên truyền về nông thôn để giúp người dân có được những ý thức đúng đắn về lối sống khoa học hơn, sáng sủa hơn. Điều này rất đúng với chủ trương nâng cao trình độ dân trí cho người dân ở nơng thơn mà Đảng
và Nhà nước ta đang thực hiện. Cụ thể là muốn thay đổi đời sống của người dân quê khơng có giải pháp nào hợp lý hơn bằng cách mạnh dạn chỉ ra những điểm yếu của họ và hướng dẫn cho họ cách khắc phục nó.
Đến đây chúng ta có thể nói rằng, viết về nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, cụ thể là qua việc tái hiện sinh động nhiều mặt của lễ Tết, lễ hội, Trần Tiêu đã giúp khơi lại trong lòng người đọc ý thức trân trọng những sinh hoạt văn hóa cộng đồng – một biểu hiện độc đáo của văn hóa làng. Đồng thời bằng sự tỉnh táo và cái tâm chân thành của một nhà văn chân quê, ông đã trực diện lên án những hạn chế, cụ thể là sự mê tín và lịng tin mù qng do trình độ lạc hậu của những người dân quê gây nên.