Hình ảnh bữa cơm quê đạm bạc nhưng đậm đà tình nghĩa.

Một phần của tài liệu văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của trần tiêu (Trang 67 - 69)

1. Tệ đoan d (id) Mối tệ, điều tệ hại xã hội (Từ điển Tiếng Việt 1992)

2.3.2.2. Hình ảnh bữa cơm quê đạm bạc nhưng đậm đà tình nghĩa.

Miêu tả phong tục tập quán, những sinh hoạt tinh thần ... ở thơn q, Trần Tiêu đã có những trang viết rất hay về đời sống cộng đồng của làng quê Bắc Bộ. Không dừng lại quan sát trên bình diện rộng, ơng cịn đi sâu vào quan sát và miêu tả những thói quen, nếp sống trong từng gia đình của người dân quê. Qua hình ảnh của những bữa cơm gia đình, những thức ăn, thức uống, ... ơng đã có những nét chấm phá độc đáo, sâu sắc và rất thực về đời sống vật chất của những con người nơi thơn ổ.

Gia đình là nhân tố quan trọng trong kết cấu làng xã ở nơng thơn. Vì vậy, khi viết về nơng thơn, hầu như tác giả nào cũng đề cập đến gia đình, đến những bữa cơm, nơi tụ họp

đầy đủ cả bố mẹ, con cháu, ông bà... “Băn khoăn” và “Thừa tự” là hai trong các tác phẩm viết về nông thơn của Khái Hưng cũng có viết về gia đình, miêu tả hình ảnh những bữa cơm trong các gia đình ấy. Nhưng theo như suy nghĩ của An – nhân vật trong tác phẩm “Băn khoăn” – bữa cơm gia đình của bà Án Nguyễn, mẹ của Nga, vợ chàng, thực chất là nơi để

“cha mẹ, anh em, chị em họp mặt đơng đủ giữa làn khơng khí hiềm khích, bất hịa”. Hay như suy nghĩ của Bảo, con gái bà Án Nguyễn, những buổi họp mặt gia đình là dịp để chị em

“hiềm khích, châm chọc lẫn nhau”. Cịn với vợ chồng Bỉnh, Khoa và Trình – các nhân vật

trong tác phẩm “Thừa tự” – bữa cơm là nơi người ta hoặc phô trương sự giàu có hoặc để che giấu sự nghèo nàn.

Khác với cách thể hiện của Khái Hưng, hình ảnh các bữa cơm của gia đình những người dân quê trong sáng tác của Trần Tiêu rất đơn sơ nhưng ấm áp tình cảm gia đình. Hay nói chính xác hơn, hình ảnh bữa cơm của các gia đình thơn q hiện lên trong tác phẩm của Trần Tiêu bao giờ cũng đạm bạc, đơn sơ, mang dáng dấp cuộc sống nghèo khó của những con người ln núp mình sau lũy tre làng. Cơm – rau – cá là bữa cơm ngon của các gia đình trong sáng tác của Trần Tiêu. Có thể gọi đó là “một bữa cơm đầy đủ”.Chính nơi đây, trong những bữa cơm, các thành viên trong gia đình đều thể hiện và cảm nhận được tất cả sự thương yêu, nhường nhịn lẫn nhau. “Đã bao lâu chỉ toàn ăn cơm với muối, nay được bữa lạ

miệng, bữa cơm trông ngon lành lắm. Thằng cu Nhớn cắn dè dặt miếng cá. Nó nhai với cơm kỹ lưỡng q. Hình như cả tai, mắt, mũi nó cũng thấy ngon. Trước khi và, nó giấu miếng cá xuống đáy bát để lấy chất nóng cho miếng cá ngon thêm. Nó làm như cả đời chưa được nếm vị cá khơ bao giờ.

Cái Mít từ nãy vẫn ăn nhạt. Sau thầy nó gắt lên nó mới chịu gỡ lấy một cái đầu.

Bác gái thương chồng ra mặt. Bác chọn khúc cá ngon, nhiều nạc, gắp bỏ vào bát chồng như chủ tiếp khách. Đến lượt sau, chồng biết ý, gạt bát ra và nói:

Bu nó ăn đi chứ! Tơi chỉ thích ăn đầu cá! Nói rồi bác gỡ lấy khúc đầu bỏ lên bát.

Ba người, vợ chồng, con gái vừa ăn vừa để ý đến nồi cơm. Mỗi người, trong thâm tâm, cùng muốn nhịn để nhường cho người khác. Nhưng lần này khơng ai phải đói”. [29, 206 - 207]

Cuộc sống hiện đại ngày nay hầu như đã cuốn chúng ta vào mọi công việc, khơng cịn mấy khi các thành viên trong gia đình được cùng nhau sum vầy trong bữa cơm gia đình thực sự. Tiệc tùng, hội hè, cơm tiệm, cơm hộp,... đã thay thế phần nhiều cho những bữa cơm gia

đình. Đó phải chăng là một phần mà chúng ta phải chấp nhận đánh đổi cho q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và hội nhập quốc tế. Chính vì thế, hình ảnh bữa cơm của những gia đình thơn q ở làng Cầm ngày ấy như một nhịp cầu để đưa thế hệ chúng ta tìm về với nét đẹp văn hóa xưa.

Theo nhận xét của P. Gourou, nhà khoa học về địa lí học nhân văn người Pháp, vào những năm 30 của thế kỉ XX, “người nông dân đồng bằng sông Hồng đã sống giới hạn cuối

cùng của đói kém và cùng khổ”. [5, 121] Đó là bức tranh về thời kì đời sống của nông dân

sa sút nhiều do nguyên nhân kinh tế - xã hội đương thời mang lại nhưng trong đó phần nào phản ánh được đặc điểm đời sống vật chất của người Việt ở nơng thơn miền Bắc xưa. Vì vậy, hình ảnh của những bữa cơm đầy đủ như thế rất hiếm tìm thấy trong các trang sách của Trần Tiêu. Hầu hết, bữa cơm thường nhật của những nông dân nghèo khổ ở làng Cầm chỉ là một nồi cơm với “trơ trọi một bát vừng rang. Có hơm lại chỉ trơ trọi một đĩa muối. Hôm nào thêm được đĩa rau luộc, bát nước mắm là bữa cơm đã sang lắm rồi”. [29, 183] Và nói như nhà biên khảo Vu Gia, “viết về nơng thơn ngày ấy khơng thiếu người, nhưng nếu nói

nhà văn chuyên viết về nông thôn, hiểu đời sống người nông dân sau lũy tre xanh, theo tôi, không ai bằng Trần Tiêu. Nội hàm của nó là sự nhận thức và thái độ của nhà văn đối với cuộc sống”. [16, 323 - 324]

Rồi những thói quen khác như việc ăn xổi, vội vàng do đặc điểm nơng vụ, một thói quen của người nơng dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, tất cả đều được thể hiện một cách chân thực và sinh động dưới cái nhìn đầy nhân hậu của nhà văn. “Mọi người ngồi xếp hai hàng

bên mâm cơm, suốt dọc sân. Cơm đỏ xới ra bát, hơi thơm bốc lên nghi ngút. Họ nhai, trông rất ngon lành. Mỗi bát chỉ độ ba, bốn miếng là hết. Trong khoảnh khắc, đĩa nào đĩa ấy sạch sẽ như chùi. Ăn xong, họ dùng luôn bát ăn để uống nước, chẳng rửa ráy gì cả”. [29, 31] Ngay cả thức uống (chủ yếu là nước vối, nước chè xanh nóng), tục ăn trầu,... những đặc điểm quen thuộc trong đời sống vật chất thường ngày đều được đưa vào trang viết của Trần Tiêu một cách tự nhiên, bình dị.

Một phần của tài liệu văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của trần tiêu (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)