CHƯƠNG 3: VĂN HĨA LÀNG XÃ QUA TÍNH CÁCH NHÂN VẬT
3.1. Lối sống đậm tình nặng nghĩa
Có một điều người đọc nhận thấy đầu tiên khi tiếp xúc các sáng tác của Trần Tiêu là: truyện của ơng khơng có nhân vật chính, ơng khơng tách một nhân vật nào riêng ra hẳn để tập trung miêu tả sâu về cuộc đời và số phận riêng của họ. Nhân vật trong các tác phẩm của Trần Tiêu là những con người mang dáng dấp chung của một cộng đồng, nơi mà hằng ngày họ được giáp mặt để chào hỏi, để giúp đỡ nhau hoặc cậy nhờ nhau những lúc khó khăn. Chính những sự gần gũi đó đã tạo nên một nét tích cách nổi bật của hầu hết những người dân quê Bắc Bộ - họ là những người sống lệ thuộc nhiều vào làng xã. Từ lợi ích vật chất đến lợi ích tinh thần của từng gia đình đều bị hịa vào cộng đồng. Biểu hiện cụ thể chính là ở lối sống tình nghĩa. Ngay như truyện “Con trâu”, tồn bộ truyện xoay quanh việc miêu tả về cuộc đời và số phận gia đình bác Chính với giấc mơ có được “ruộng sâu trâu nái”đeo đuổi suốt một đời người nơng dân nghèo khó này nhưng qua đó người đọc dễ dàng nhận thấy được hàng loạt các tính cách và tâm trạng của hầu hết những người dân ở làng Cầm. Vợ chồng, con cái bác Chính là những người nông dân nghèo, lương thiện và chăm chỉ lao động, nhất là bác Chính trai, cả cuộc đời cứ cặm cụi, lặng lẽ với công việc đồng áng với hy vọng sẽ sớm tậu được “con trâu cái” để thỏa mãn giấc mơ “ruộng sâu, trâu nái”. Bên cạnh đó là những ơng lý, bác khán, ơng xã, ơng tuần,... tất cả hiện lên một cách sinh động. Lý
Cúc nóng nảy, thẳng thắn, ham mê sóc đĩa, tổ tơm nhưng ln biết quan tâm đến các vấn đề lớn bé của thôn, của họ; ông Hoạch, một lão nơng dân nghèo “ích kỉ một cách thật thà”; bác xã Mục “một người đàn bà suốt đời bị chồng hành hạ và suốt đời làm lụng tần tảo để nuôi chồng”;... bà Chánh Bá, bà khán Thỗn, bà hàn Năm,... đại diện cho tầng lớp địa chủ “vốn làm giàu bằng nghề cho vay cầm cố, và phát canh thu tơ”. Mít, Cúc, Mậm, Khuy, Tửu, Chắt,... là hình ảnh của thanh niên làng quê, yêu đời, nhí nhảnh, hồn nhiên...
Mỗi người một tính cách nhưng ở họ có chung một điểm đáng trân trọng đó chính là tinh thần tương thân tương ái, luôn sẵn sàng giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Bà khán Bột, một người láng giềng tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ mỗi khi gia đình bác Chính gặp khó khăn. “Bà khán khơng giàu lắm, [...] Bà thương hại nhà bác Chính lắm. Tuy khơng cùng họ mà cùng xóm, bác thường đi lại nhờ vả. Ngày rằm, mồng một, bà hay gọi lũ trẻ sang ăn xôi chè. Lúc về, bà lại cho mỗi đứa một phẩm oản hay quả chuối. [...] Những món lặt vặt như thỉnh thoảng một rá gạo hay vài hào thì khơng kể làm gì, bà sẵn lịng cho khơng”.[29,40]
“Một diệu kế” có một cốt truyện đơn giản viết về cuộc đời nghèo túng đến nổi phải “làm liều” một cách bi hài của vợ chồng ông đồ. Và khi gấp trang sách lại người đọc khơng chỉ xót xa cho “diệu kế cùn” của vợ chồng ơng đồ mà cịn trân trọng những nghĩa cử cao đẹp của bác Na, “một bác nhà quê cục mịch, quần nâu, áo cộc nâu”, với một gia cảnh cũng chẳng mấy sáng sủa nhưng vẫn sẵn lòng san sẻ trước gia cảnh còn đáng thương hơn của hàng xóm láng giềng. Đáng quý hơn chính là thái độ của người nơng dân q mùa mà tốt bụng ấy khi giúp đỡ người khác. “Bác Na đứng khúm núm gãi tai nói một cách kính cẩn
như một dân đen đến vi thiềng quan phụ mẫu: “Bẩm cụ, chúng cháu gọi là có mớ gạo trắng đem sang để cụ bà dùng trong khi nằm cữ, xin cụ nhận cho””. [32, 46] Rõ ràng, với họ, đó khơng phải là một sự làm ơn để mong người trả ơn, mà đơn giản chỉ là sự thương yêu, đùm bọc lấy nhau trong những lúc hoạn nạn. Đó là sản phẩm của lối sống và ý thức cộng đồng trong làng xã xưa. Trong một làng, người ta sống co cụm lại và thường xuyên đối mặt với nhau, họ quen thuộc nhau quá đến nổi biết rõ cả nguồn gốc tổ tiên, họ hàng của nhau. Chính những yếu tố này đã tạo nên mối quan hệ mật thiết, tin tưởng lẫn nhau. Hệ quả tích cực của nó là lối ứng xử theo tình, theo tâm. Hơn bao giờ hết, những người sống trong cùng một cộng đồng ấy hiểu được đầy đủ ý nghĩa của những câu nói: “Bán anh em xa mua láng giềng gần”, thế nào là “Tối lửa tắt đèn có nhau”... Ý thức cộng đồng, lối sống phụ thuộc, nương tựa, thậm chí là dựa dẫm vào nhau từ lâu đã trở thành cách hành xử quen thuộc của những
người nông dân chân lấm tay bùn và cũng chính điều này đã tạo nên những phẩm chất đáng quý trong họ.
Sự cần thiết của việc thăm hỏi nhau trong ba ngày Tết như chúng tôi đã đề cập ở trên thực chất cũng là một biểu hiện đẹp cho lối sống đậm tình nặng nghĩa của những người nông dân trong sáng tác của Trần Tiêu.
“Chồng con”, “Hữu sinh vô dưỡng”, “Một diệu kế”, “Con trâu”,... tất cả đều tập trung thể hiện những biểu hiện của mối quan hệ “tình làng nghĩa xóm”, một lối cư xử rất cao đẹp vốn quen thuộc trong cuộc sống của những con người nơi thôn ổ.
Bà lý Nhãn (Năm hạn)- một người “vốn khéo mồm miệng, khéo cả chân tay”. Mặc dù khơng lấy gì may mắn về gia đình vì bà vớ phải “một anh chồng mất dạy”. Thế nhưng hễ hàng xóm láng giềng, ai có chuyện gì, dù vui ,hay buồn thì bà ln là người có mặt đầu tiên. Và chiều nay, bà cũng là người đầu tiên đến nhà bác xã Chừng. “Bà không rời bác xã lúc nào. Bà tìm hết lời khơn lẽ khéo, đem những sự thiệt thòi, đen đủi, khổ não của người để làm khuây nỗi khổ của bác xã”. Và lý Cúc, một người “tính tình lỗ mãng, động thấy người là thấy quát, thấy cười. [...] Nhưng ông thực là người tốt, hay cứu giúp người trong lúc hoạn nạn, khơng thì cũng không hại ai” [32, 6 - 7]
Cũng như Vót, (Chồng con) một người đàn bà nổi tiếng đanh đá chua ngoa nhất trong xóm, thế nhưng những lúc chị xã Bổng có tâm sự, gặp khó khăn thì ln có Vót ở bên cạnh để an ủi, sẻ chia.
Nhìn những con người ấy với những việc làm của họ đối với bà con chịm xóm, khơng chỉ người trong cuộc, người được nhận như gia đình ơng đồ (Một diệu kế), mà thế hệ chúng ta hôm nay cũng thực sự xúc động và thêm yêu quý tấm lòng của những người dân quê Việt Nam. Cuộc sống ngày một phát triển, con người càng hiện đại hơn, chính vì thế mà họ trở nên dè chừng, thậm chí có thể nói là xa lạ nhau hơn. Điều này khơng khó bắt gặp trong thời đại ngày nay. Việc hai nhà ở cạnh nhau mà không hề biết tên nhau, không rõ nghề nghiệp của nhau, chúng ta bắt gặp rất nhiều. Người ta ra vào nhà việc đầu tiên là phải cửa đóng then cài cẩn thận, nói gì đến việc chào hỏi nhau lấy một tiếng gọi là. Xã hội ngày một văn minh, đời sống người dân ngày càng tiến bộ và no đủ hơn. Đó là điều rất đáng mừng, là quy luật phát triển tất yếu của cuộc sống. Nhưng hiện đại khơng có nghĩa là được quyền quên đi quá khứ, nhất là những truyền thống tốt đẹp vốn làm nên đạo lí ngàn đời của dân tộc, trong đó có truyền thống tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách. Đã có rất nhiều chương trình qun góp từ thiện được diễn ra, nhiều tấm lòng vàng được tuyên dương, mỗi
khi đồng bào các tỉnh miền Trung, miền Tây gặp nạn, nhưng sao chúng ta vẫn thấy còn thiếu. Bởi ngay sau đó, sau những nghĩa cử cao đẹp là việc báo chí phanh phui hết lãnh đạo địa phương này, ơng quản lý ở thơn nọ,... đã có hành vi ăn chặn tiền cứu trợ của những người nghèo.
Và chúng tôi nghĩ, đọc tác phẩm của Trần Tiêu, cái đọng lại trong tâm trí của người đọc chính là ở những chi tiết dẫu rất nhỏ như việc ông đồ ngỡ ngàng, xúc động khi nhận được tấm lịng giúp đỡ của bác Na. “Ơng cảm động đứng dậy nâng rá gạo ở người nơng phu: “Q hóa q... Q hóa q...” [...] Ơng bối rối khơng biết nói thế nào để cảm tạ tấm lịng của hai vợ chồng người nông phu. [...] Ơng đồ đăm đăm nhìn rá gạo mà mỗi hạt lúc ấy, đối với ông quý như hạt ngọc”. [32, 47]
Sự thành công của một tên tuổi văn học không phải chỉ được đánh giá qua việc nhà văn, nhà thơ đó đã viết được bao nhiêu tác phẩm, đề tài có nóng bỏng không,... mà cái cốt yếu để làm nên tên tuổi, tạo chỗ đứng của họ trong lòng bạn đọc chính là cái tâm của người cầm bút. Anh viết cái gì? Viết như thế nào? Và qua mỗi trang viết ấy anh giúp người đọc mọi thế hệ “hiểu thêm” được điều gì. Trần Tiêu đã làm được điều ấy. Hệ thống nhân vật không nhiều, các câu chuyện diễn ra cũng khơng mấy phức tạp, khơng có những giằng xé nội tâm dữ dội, khơng có những đối kháng gay gắt,... đó chỉ đơn thuần là những con người chất phác với những hoạt động bình thường và những câu chuyện diễn ra trong đời thường của bà con ở một xóm Lũy, làng Cầm nào đó ở vùng đồng bằng Bắc Bộ xưa nhưng chính họ và những câu chuyện của chính mình đã và đang là “vấn đề thời sự”, là nơi để chúng ta nhìn lại trong việc định hướng cho sự phát triển xã hội ngày nay bằng cách tìm và bảo tồn những nét đẹp của văn hóa xưa.