CHƯƠNG 3: VĂN HĨA LÀNG XÃ QUA TÍNH CÁCH NHÂN VẬT
3.3. cao vai trị người phụ nữ trong gia đình
Điều đầu tiên chúng ta nhận thấy rằng, viết về người phụ nữ với sự đề cao vai trò của các nhân vật này thì giữa Trần Tiêu và các thành viên khác của Tự lực văn đồn đã có sự gặp gỡ nhau về quan điểm sáng tác. Trong sáng tác của các nhà văn Tự lực văn đoàn, nhân vật nữ ln là những nhân vật chính, là trung tâm để xây dựng và phát triển cốt truyện. Đó là Loan trong “Đoạn tuyệt” của Nhất Linh, là Nga, Phụng, Bảo, bà Án Nguyễn trong “Gia đình”, Hồng và người dì ghẻ trong “Thốt ly”, ... của Khái Hưng, và trong sáng tác của Trần Tiêu chúng ta thấy có bác Chính gái trong “Con Trâu”, chị xã Bổng, Vót trong
“Chồng con”,Diếc trong “Sau lũy tre”, ...
Nếu như các nhân vật nữ trong sáng tác của Nhất Linh, Khái Hưng, được xây dựng là những con người với tính cách mạnh mẽ, ln mang tư tưởng muốn phá rào, để hướng đến cuộc sống tự do, cuộc đời mới (Loan – “Đoạn tuyệt”). Hoặc những con người đầy cơ mưu, toan tính (Bà Án, Nga, Phụng – “Gia đình”;người dì ghẻ của Hồng – “Thốt ly”)... thì trái
lại người phụ nữ trong sáng tác của Trần Tiêu lại là những người phụ nữ Việt Nam truyền thống với đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp, mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Chịu thương, chịu khó và giàu đức hy sinh là nét tính cách nổi bật của hầu hết các nhân vật nữ trong tác phẩm của Trần Tiêu.
Gia đình ở làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ, “tuy theo chế độ phụ hệ, nhưng ở đây “là người lao động đồng áng, đàn bà không phải là kẻ phụ việc cho nam giới mà là người bạn lao động của người đàn ông”. [...] Người vợ trong gia đình là người giữ “tay hịm chìa khóa” nắm kinh tế chủ động lo toan tất cả việc nhà”. [6, 50] Đây đồng thời là những tính cách nổi bật của người phụ nữ trong hầu hết tác phẩm của Trần Tiêu.
Trong gia đình, các nhân vật nữ của Trần Tiêu là những “tay hịm chìa khóa”, là người ln phải làm trịn trách nhiệm của một người vợ đảm đang, người mẹ hiền và một nàng dâu thảo. Với họ, tảo tần lao động, vất vả sớm khuya để lo lắng cho chồng, cho con là một niềm hạnh phúc. Chị xã Bổng là hình ảnh tiêu biểu. Mười chín tuổi đầu đã được gả về nhà chồng, và từ khi về nhà chồng, chị tỏ ra là một người vợ hiền, một nàng dâu thảo. “Thơi thì dệt vải, may vá, đi chợ đi búa, làm cơm, làm nước, buôn ngược bán xuôi, tần tảo, (...) mà
không bao giờ phàn nàn về nỗi vất vả”. [30, 16] Mọi việc trong nhà đều do một tay chị quán xuyến, lo toan, quanh năm, suốt tháng, lúc nào chị cũng đầu tắt mặt tối. Nhất là những khi mùa gặt đến. “Mùa thuốc chưa qua, mùa gặt đã đến. Mọi khi chỉ một vụ gặt cũng đã không kịp thở, huống năm nay thóc lúa, thuốc men đổ dồn cả vào một tháng. Nàng bận tới tấp, việc nọ chưa xong đã phải bắt tay vào việc kia, suốt ngày đi lại dưới ánh nắng chang chang”. [30, 48] Thế nhưng, dân gian vẫn có câu: “Ở đời được vợ mất chồng”. Câu nói ấy đúng cho kì hết các gia đình trong sáng tác của Trần Tiêu, chỉ duy ở gia đình bác Chính (Con trâu) người đọc mới cảm nhận được thế nào là “thuận vợ thuận chồng”.
Trở lại với cuộc đời chị xã Bổng, chúng ta càng thấm thía hơn ý nghĩa của câu nói này. Trong khi chị tảo tần hôm sớm là thế, lại phải chăm lo cho người mẹ chồng tuổi đã già thì xã Bổng trai – chồng chị chỉ có một thú thích thả diều, thích cờ bạc, tổ tơm, rồi mê cả cơ đầu. Thậm chí, tệ hại hơn, vì để có tiền đánh bạc, ơng đã cấu kết với người ngồi bán rẻ cái Hĩm – đứa con gái đầu lòng – về làm lẽ cho một nhà giàu, bất chấp hạnh phúc, tương lai của nó. Cảnh ngày cưới cái Hĩm diễn ra thật thê thảm. Nó trở thành nỗi đau, sự hối hận trong suốt cuộc đời chị xã Bổng và chị đã tự trách mình vì quá nhu nhược không dám mạnh mẽ, quyết liệt hơn với họ nhà chồng để bảo vệ con gái mình.
Đau đớn, vất vả, đôi khi cịn là sự tủi nhục, uất tức vì sự tệ bạc của người chồng nhưng chính sự bao dung, đức hy sinh của người vợ, người mẹ đã giúp chị bỏ qua tất cả. Gần suốt hơn hai trăm trang sách, rất nhiều lần, người đọc bắt gặp cảnh chị tìm cách bào chữa cho những việc làm tệ hại của chồng hoặc bênh vực chồng trước những lời trách móc của mẹ chồng.
(1) Chồng ham mê chơi diều, bỏ mặc việc nhà cho chị, nhưng chị vẫn rất mực chiều chồng. Vì lẽ: “Hắn lấy vợ đã bảy tám năm giời mà chưa có con. Vậy mà hắn khơng
rượu chè, khơng cờ bạc, khơng mượn cớ lấy vợ lẽ thì hắn ham mê chơi diều là phải lắm. Vợ hắn cũng hiểu thế nên rất mực chiều chồng tuy không bao giờ để lộ ra nét mặt, sợ chồng biết mà kiêu hãnh chăng”. [30, 15 - 16]
(2) Vì ham mê sóc đĩa, tổ tơm, xã Bổng trai đã nhiều lần lấy tiền vợ, tệ hại hơn, hắn còn cầm cố ruộng vườn để thỏa mãn niềm đam mê cờ bạc của mình. Mẹ chồng chị biết, bà đã khơng ngừng mắng nhiếc: “- Chết chửa! Nó... nó cầm hai sào vườn đi rồi à? Thằng giời đánh thánh vật, chết băm, chết vằm thế thì thơi”. Nhưng chị lại có một thái độ khác, bởi trong chị đã có nghĩ đến cách để hy vọng giúp chồng thoát khỏi nạn cờ bạc. Chị sẽ bán ruộng vườn để lo cho chồng chức lý thôn với suy nghĩ chồng chị sẽ bớt chơi bời lêu lổng. Vì vậy, khi mẹ chồng mắng chồng chị, chị đã vội bênh vực chồng. “Nàng cười: “ – sao bu
(3) Thậm chí, đau đớn hơn, khi có chức, được ra đình ngồi hầu các cụ, ơng lý chồng chị lại đổ ra học đòi rồi mê cả cô đầu. Uất ức, tủi nhục, người phụ nữ khốn khổ này lại thêm một lần nữa nín nhịn, ngậm đắng nuốt cay, “ngầm đem chè lá đến van lạy cụ huyện
để “người” cứu vớt chồng bà ra khỏi lưới tình”, và quan trọng hơn là để giữ thể diện cho
chồng. Để rồi, khi mọi việc được tạm giải quyết, chị càng cảm thấy “thêm tủi nhục” với
“cái mưu kế khơn ngoan”của mình. Chị “muốn khóc mà khơng khóc lên được”, “muốn kêu
gào mà không kêu gào lên được”. [30, 112]
(4) Và biết bao lần, chị đã tự an ủi bản thân để thôi ghét và giận chồng.
- “UKhông bao giờ nàng dám oán trách chồngU. Nàng coi chồng như một đứa trẻ để nâng niu, để săn sóc, để chiều chuộng. Vả lại, trong làng có mấy anh chồng là khơng rong chơi thỏa thích trong mấy tháng xn, có mấy anh chồng là đi bắt sâu, bẻ ngánh, trừ khi những anh ấy thuộc vào hạng đụt, khơng biết qn bài lá bạc là gì, khơng biết đỏ mặt tía tai vì chai rượu với chiếc đùi thịt chó”. [30, 46]
- “... nàng lẳng lặng đi lại ngồi vào khung cửi dệt mải miết để quên đi nỗi căm tức chồng vì Uthực tâm nàng khơng bao giờ muốn thù ghét chồngU”. [30, 70]
- “Phải, ngoài tay nàng ra, chồng nàng chẳng làm nên trị trống gì. Nàng khơng muốn nghĩ thêm vì càng nghĩ nàng càng thấy chồng nàng vơ vị và Usợ lại đâm ra khinh bỉ chồngU”. [30, 90]
Có thể nói, suốt cuộc đời, chị xã Bổng ln đeo bên mình gánh nặng chồng con. Hàng trăm thứ khổ mà chị phải gánh chịu. Thế nhưng, với sự tháo vát, đảm đang, sự khôn khéo cùng với sự nhẫn nhục, mềm dẻo trong mọi ứng xử chị đã vượt qua tất cả. Đến cuối truyện, mặc dù gần như ngã gục trước nỗi đau về cái chết của Sồi, đứa con gái thứ hai, nhưng chị cũng phải gượng dậy để ráng lo cho xong cái việc lên lão cho chồng. “Chồng bà dẫu chẳng ra gì cũng mang tiếng là chồng bà. [...] Cái lão sang năm này mà không thành, chẳng nói gì khơng thành, chỉ luộm thuộm, khuyết điểm một chút là nhục nhã, khổ sở, điêu đứng với người ta... [...] Nói dại, bây giờ mà bà ốm nặng... nhắm mắt đi, thì cả một đời danh giá của chồng bà, cả một tương lai tốt đẹp của con bà sẽ đổ ụp. Không, bà không thể chán nản được, bà chưa thể nhắm mắt được. Bà còn phải giả cho hết cái nợ chồng con”.
[30, 249]
Diếc, thời con gái vốn là một người “lúc nào cũng tươi cười nhí nhảnh như chim vành khuyên”. Diếc được Chính yêu và cưới về làm vợ. Cuộc sống êm đềm hạnh phúc của
đôi bạn trẻ trôi qua không được bao ngày. Cũng như số phận của bao người phụ nữ ở thôn quê khác, Diếc cũng mang trong mình nỗi buồn của gánh nặng chồng con.
Vì thương và uất ức thay cho chồng khi chồng bị xử ép ngồi đình do địa vị thấp, tiếng nói nhỏ nên khơng đắn đo suy nghĩ, Diếc quyết tâm bỏ tiền ra để mua cho chồng được chức lý thôn với hy vọng chồng chị sẽ được “ngồi bên đơng đình cùng với hàng lý dịch. [...]
khơng cịn ai hạch sách, khơng cịn ai bẻ hoạnh”. [31, 71] Thế nhưng, niềm vui đâu chưa thấy, sau ba năm được làm ơng này ơng nọ, Chính - chồng chị đã thay đổi hồn tồn và cả gia đình – cái tổ ấm được xây dựng trên tình yêu của chị và chồng, tất cả đã đổ vỡ. Chồng chị “không cịn là một anh chàng nơng phu chất phác, suốt ngày cặm cụi với con trâu, dưới
ánh nắng chang chang. Chính đã thành một ơng lý lang thang hết nhà này sang nhà nọ, với chiếc khăn chụp mới, với chiếc áo the thâm, với chiếc quần cát bá, với đôi guốc sơn đỏ. [...] Ơng đứng khoanh tay hầu hạ thay cho anh lính lệ. Ơng làm mọi việc như một anh đầy tớ không công”. [31, 84] Trong khi đó, ở nhà vợ và con ơng ln phải “nhịn ăn, nhịn đói, làm
lụng đầu tắt mặt tối mà vẫn không đủ cung phụng ơng”; cịn gia sản của cả nhà từ “vài trăm bạc vốn, hai mẫu ruộng, một sào vườn, một con trâu, và mỗi năm nuôi được một con lợn để sắm tết”, nay “chỉ còn trơ mấy gian nhà tre với lũ con nheo nhóc”.
Bác Chính gái trong truyện “Con trâu”, như trên chúng tơi có đề cập, so với các gia đình khác trong hầu hết các tác phẩm viết về người nơng dân ở nơng thơn của Trần Tiêu thì bác có cuộc sống hạnh phúc hơn những người vợ, người mẹ khác. Bác Chính trai chồng bác là một người chồng, người nông dân chất phác, thật thà, siêng năng và rất mực thương yêu vợ con. Bác Chính gái cũng thế, trong mọi hồn cảnh, bác ln tỏ ra là người vợ, người mẹ tảo tần. Những năm đại hạn mất mùa, gia đình bác rơi vào tình cảnh khó khăn, cuộc sống ngày một sút kém, bác đã rất xông xáo làm đủ mọi việc với hy vọng sẽ đưa gia đình có thể vượt qua cơn khốn khó. Từ hàng xáo đến dệt vải, ni lợn, nuôi gà,... tất cả những điều bác làm cũng chỉ vì thấy đời bác Chính trai chồng bác “vất vả nặng nhọc quá”, để “gánh nhẹ bớt đi”và để đời chồng bác “được sung sướng đơi chút”.
Vót được miêu tả là kiểu người phụ nữ đanh đá, nhanh tay mau miệng, chuyên lo việc người, thế nhưng trong gia đình, từ bn bán ngược xi, đến dạy con, ni chồng, đều do một tay chị chu tồn. Chị là người mẹ, người vợ có uy trong gia đình và là người hàng xóm tốt bụng, được mọi người kính nể. Khác với chồng chị xã Bổng, xã Khoan, chồng Vót lại thuộc kiểu người quá ư nhu nhược đến vơ tích sự theo kiểu khơng ăn chơi, khơng phá
phách nhưng cũng không thể làm nên được việc gì to tát ngồi việc ở nhà trơng nom con cái, và thậm chí khơng dám nửa lời cãi lại vợ.
Dưới đây là đoạn văn miêu tả rất sinh động và đầy sự hài hước về hình ảnh chồng Vót. Khi chị xã Bổng trở dạ, được sự nhờ vả của mẹ chồng chị xã Bổng, Vót “mừng như người vừa vớ được việc gì thú để làm, chạy vào bếp đưa con cho chồng: “Thầy nó bế hộ, tơi đi đằng này có chút việc”. [...]
Chồng không dám hé răng, giơ hai tay đỡ lấy con. Thằng bé rời tay mẹ càng khóc to. Chồng luống cuống, hát liều: “A, a... Mẹ nó chỉ săn sóc việc người thơi a... a...”
Vợ đã ra tới gần cổng cịn quay lại, nói bướng: - Thế thì đã làm sao?
Chồng sợ hãi hát tiếp luôn:
- A, a... Thế thì chả làm sao cả a, a... Vợ tủm tỉm cười đi thẳng”. [30, 58 - 59]
Nhìn cách Trần Tiêu miêu tả hình ảnh xã Khoan, tơi liên tưởng đến hình ảnh người chồng trong lời tâm sự của một người vợ trong câu ca dao:
“Chồng người bể Sở sông Ngô,
Chồng em ngồi bếp nướng ngô cháy quần ”.
Hay
“Chồng người đi ngược về xuôi, Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”.
Chẳng biết so với chồng chị xã Bổng, một người ln tìm cách moi tiền của vợ, khơng thiết tưởng đến con cái,... thì với người chồng quá ư nhu nhược như xã Khoan, Vót có phải là người hạnh phúc hơn khơng. Nhưng dẫu thế nào, chúng ta vẫn phải khâm phục trước sức chịu đựng cũng như những đức tính đáng quý ấy của những người phụ nữ Bắc Bộ xưa qua những trang viết của Trần Tiêu.
Trong hầu hết các sáng tác của nhóm Tự lực văn đồn, khi viết về người phụ nữ đều có viết về mối quan hệ giữa các nhân vật nữ. Đó có thể là mối quan hệ giữa mẹ ghẻ - con chồng, giữa mẹ với con gái, nàng dâu,... và mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu luôn được những nhà văn này miêu tả như là sự đối lập đầy xung đột giữa hai thế hệ cũ – mới. Loan trong “Đoạn tuyệt” của Nhất Linh là một ví dụ tiêu biểu.
Nhưng trong tác phẩm của Trần Tiêu, người đọc khơng tìm thấy bất kì một sự xung đột nào, dẫu rất nhỏ, giữa mẹ chồng, nàng dâu. Trái lại, với ông, mối quan hệ ấy luôn được xây dựng trên một nền tảng đạo lí của gia đình rất chân thành và thực sự xúc động.
Đọc đoạn ông miêu tả cảnh chị xã Bổng ngồi bắt chấy cho mẹ chồng vào một buổi trưa hè ở làng quê chúng ta càng thấm thía hơn những tình cảm tốt đẹp ấy. Một truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, một khía cạnh rất thực mà từ trước đến nay rất ít được các nhà văn đề cập đến hoặc nếu có chăng thì nó lại được nhìn nhận và phản ánh ở một khía cạnh khác.
“Một buổi trưa hè chói lọi và nóng nực.
Sáu ngọn cau với những tàu lá mềm rủ, lóng lánh như thép, in lên da trời xanh thẳm. Không một vẩn mây. Những mái tranh khơ đét, với những tia khói bốc ở dưới lên như sắp bật lửa.
Mẹ, mình trần, mặc mỗi cái yếm nâu, đầu xõa tóc, ngồi phệt xuống thềm nhà trên, tay cầm quạt mo phe phẩy từng hồi. Ánh sáng chói trên mặt sân phản chiếu làm cặp mắt bà nhíu lại.
Nàng dâu ngồi trên ngưỡng cửa cúi xuống đầu mẹ rẽ tóc bắt chấy. Cả hai mẹ con, khơng một lời nói. Hình như khí nóng của trưa hè đã ru ngủ tâm hồn họ và làm cho họ lười nghĩ. Chốc một lại vẳng đưa những tiếng gà gáy xa xăm và luôn những tiếng ru trẻ à tiếng võng đưa kẽo kẹt bên hàng xóm.
Đàn sẻ ríu rít dưới mái tranh. Một vài con bay xuống sân. Cả đàn ùa theo, tiếng cánh vù vù, rồi nhảy nhót, mổ những hạt bụi. Con vện ở bếp thủng thỉnh đi lên. Đàn sẻ hoảng hốt bay toán loạn...
Mẹ chồng ngồi, mắt lim dim ngủ gà ngủ gật. Nhưng mỗi bận nàng dâu tuốt sợi tóc, bà biết hiệu, tỉnh dậy, ngửa bàn tay ra đợi...” [30, 19 - 20]
Nói như tác giả Vu Gia, đọc những trang viết này, người đọc như được một lần quay lại với “thời tuổi dại”. Đúng vậy, chỉ ở những vùng quê nghèo như miền Trung, miền Bắc