Niềm vui của những ngày mùa bội thu và những buồn lo của những năm đại hạn mất mùa.

Một phần của tài liệu văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của trần tiêu (Trang 62 - 67)

1. Tệ đoan d (id) Mối tệ, điều tệ hại xã hội (Từ điển Tiếng Việt 1992)

2.3.2.1. Niềm vui của những ngày mùa bội thu và những buồn lo của những năm đại hạn mất mùa.

đại hạn mất mùa.

Trước tiên là cảnh ngày gặt trong một mùa bội thu đã được nhà văn miêu tả thật sinh động, cảnh và người, tất cả đều diễn ra một cách tấp nập

Cuộc sống nông nghiệp chủ yếu chỉ dựa vào đồng ruộng nên người làm ruộng khơng trơng chờ gì hơn là đến ngày gặt hái. Vụ mùa nào được thì niềm vui dâng trào, bởi, được mùa họ sẽ được no đủ, sẽ giúp họ đẩy lùi cái đói, cái nghèo, trang trải bớt công nợ... Tâm trạng của người dân quê trong sáng tác của Trần Tiêu cũng thế. Với họ, đó thực sự là một ngày hội lớn.

“Khác hẳn mọi ngày, làng Cầm bỗng trở nên ồn ào, tấp nập như một ngày hội. Trên các đường gạch, trong các ngõ hẻm, kẻ đi người lại, cười nói vui vẻ. Phần nhiều là những đàn bà con gái đội thúng, cắp rổ sắm sửa thức ăn cho thợ gặt. [...] Khắp làng, từ giàu cho chí nghèo, nhà nào cũng bận rộn dọn dẹp chỗ chứa thóc. Họ chăm chú vào công việc ấy như thể mấy anh đương thứ chăm chú vào việc đón rước quan”. [29, 24 - 25]

Cùng với “Con trâu”, truyện “Chồng con” cũng có những trang viết về cảnh ngày mùa rất hay. “Tờ mờ sáng, trên các đường làng, trong các ngõ xóm, những thợ làm lũ lượt, bọn năm, bọn bảy, hái buộc bằng những sợi lạt vào địn sóc vác trên vai, tay áo vén quá khuỷu, quần sắn lên quá gối, để lộ những bắp thịt rắn chắc và đỏ sẫm, vừa đi vừa trò chuyện. Những tiếng cười trẻ trung, những tiếng nói mạnh mẽ vang trong khơng khí mát. Trên các nóc nhà bếp, những tia khói lam bay tỏa trong sương, quyện vào các khóm tre, khóm lá.

Những cơ gái quê sắp sửa quang gánh đem cơm cho thợ làm. Nhiều cơ trẻ đẹp và hơi có tính lẳng lơ cũng sắp đem những nụ cười tình tứ kèm với những câu vớ vẩn để quyến rũ bọn trai tơ. Vì thế mà sau mỗi mùa gặt lại có những chuyện tình dun trai gái trong làng”. [30, 188]

Ngày nay, qua sách vở, qua tài liệu nghiên cứu, chúng ta đều biết rằng, chính những sinh hoạt trên đồng ruộng vào những mùa gặt, những buổi cấy cày là cội nguồn góp phần sản sinh ra nền văn hóa dân gian – một mạch sống ngầm, tạo nên dịng chảy khơng bao giờ dứt cho nền văn hóa nước nhà. Đó là những làn điệu dân ca, những câu hị đối đáp, những mối tình trong sáng, thơ ngây của các chàng trai cô gái thôn quê hầu hết đều được nảy nở trên những cánh đồng quê.

Đời sống vật chất hòa quyện với đời sống tinh thần là thế. Mặc dù không trực tiếp được sống và hịa mình trong khơng khí của những ngày gặt, nhưng qua những trang viết của Trần Tiêu, với cách miêu tả tinh tế sinh động của ông, chúng ta hôm nay càng thấy yêu hơn những con người lam lũ mà hiền hịa, những khía cạnh của cuộc sống hữu tình nơi chốn thơn q Việt Nam. “Chiều, phương tây đỏ ối như cháy. Một làn sương tỏa ra như bụi làm cho các màu dịu đi, mờ tối dần. Trên đường thợ gặt lũ lượt gánh lúa rảo về làng. Tiếng lúa đập vào nhau, rào rào như mưa.[...] Họ vừa làm vừa chuyện trò, đùa cười như nắc nẻ. Hĩm cũng nhập bọn để cười góp và nhất là để trêu ghẹo, cợt riễu bọn trai.

- Các chị hát lên!

- Cô nghị hát trước để chúng em theo – Và họ sung sướng được cô nghị nhập bọn. [...]

- Nào hát! – Hĩm đằng hắng mấy tiếng rồi cất cao giọng hát lanh lảnh. Hĩm hát lên bổng xuống trầm, hay quá. Bọn thợ vừa đập vừa lắng tai nghe. [...] Xong câu hát, Hĩm hát thêm: “Ba đồng ... một quả hồng dài ... Bên ấy có tài thì cất tiếng lên”. [...]

- Sao lại chả hát, nhưng để tớ lấy giọng đã nào. – Nghĩ một lát rồi anh trai trẻ cất tiếng: Hôm qua... anh đến nhà chơi...

Thấy “cậu” nằm võng thấy “cô” nằm giường... Thấy em ... nằm đất anh thương

Anh về ... xây gạch bát tràng anh xây... [...]

Người trai trẻ hát xong, anh trẻ nhất cất giọng hát liền theo. [...]

Chị em trở nên bạo dạn. Một chị chừng có tình ý với anh trẻ nhất, cất giọng hòa lại. Rồi tiếng hát từ chị nọ chuyền sang chị kia như một đàn chim ganh nhau hót.

Vót đi chợ Hộ về thấy tiếng hát bên hàng xóm, vội đi sang. Lũ cháu cũng theo sang với bà. Bà lý chạy ra mời ngồi trên thềm uống nước, ăn giầu nghe hát. Lũ trẻ thích chí đuổi nhau, lăn lộn trên đám rơm tươi”. [30, 195 - 199]

Vui vẻ, hạnh phúc nhất vẫn là người nông dân nghèo quanh năm sống phụ thuộc vào nông vụ. Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng phấn khởi, đầy hạnh phúc với niềm vui được mùa của gia đình bác Chính – một gia đình điển hình cho bao gia đình nơng dân nghèo khác ở làng quê Bắc Bộ xưa. “Bác Chính gái, u cái Mít, hơm ấy mua được lưng rổ cá mịi, vài bó rau muống với một chai nước mắm. Trông bác hớn hở như ngày bác đi sắm tết. Vì năm nay, ngồi bảy sào của bác và hai sào ruộng quan, chồng bác còn thuê thêm được của bà chánh Bá hai mẫu nữa”. [29, 24]

Bác Chính trai “sung sướng quá thốt ra những tiếng hát nghêu ngao vang nhà”. Thỉnh thoảng đắc chí, bác “cười ha hả”. Trong suốt cuộc đời bác, đây là thời khắc hạnh phúc nhất. Bởi lẽ, xuyên suốt hơn ba trăm trang sách, duy chỉ lần này, người đọc mới thấy được nụ cười mãn nguyện trên miệng người nơng dân nghèo khổ này. Vì liên tiếp sau đó là những việc làng, việc họ và khốn khổ hơn nữa là những năm hạn hán, mất mùa diễn ra liên miên.

Niềm vui được mùa được nhà văn miêu tả từng bừng, hối hả bao nhiêu thì đến những năm đại hạn mất mùa được ông tái hiện càng ảm đạm bấy nhiêu. Đây là cảnh cánh đồng quê của những năm đại hạn mất mùa. “Mùa gặt vụ chiêm năm nay có một vẻ đặc sắc hơn các vụ khác, đặc sắc về nỗi buồn tẻ. Người ta khơng cịn thấy đâu những bọn thợ gặt vác địn càn, vác hái,... Khơng cịn thấy đâu những cơ gái q mùa tươi tắn, nhí nhánh đi mót lúa hay quang gánh mang cơm nước cho thợ làm... Trên các đường làng, toàn những người cắp thúng, cầm liềm uể oải ra đồng. Họ có vẻ lo âu, khơng trị chuyện, khơng cười đùa vui vẻ. [...] Cánh đồng mới lại càng thê thảm. Những cây lúa gần chết khô giơ những bông khẳng

khiu. Hạt lúa thưa thắt không đủ sức nặng để rủ xuống mặt đất. Đứng trên cao nhìn như một bức thảm vàng lâu ngày đã mất tuyết màu phai”.[29, 177]

Khơng cịn đâu cảnh người tấp nập, hớn hở như những năm được mùa như trước, tất cả đã trở nên nặng nề và nhuốm một màu buồn thảm. “Lác đác chỗ một vài người, chỗ dăm bảy kẻ. Họ yên lặng cầm liềm cắt từng bông hay vài bông một bỏ vào trong thúng đội về.

Thỉnh thoảng một giọng hát cất bổng lên không trung rồi... im bặt, vì khơng một người xướng họa”. [29, 178]

Khung cảnh đồng quê đã thê thảm, lòng người dân cày nghèo càng tan nát hơn. “Nhà xã Chính cấy ngót ba mẫu mà góp lại khơng được tới ba mươi phương thóc.

Mọi năm được mùa, một sào xấu nhất cịn được mười lăm, đơi mươi phương. Hai vợ chồng lo lắng phờ cả người.

Vợ đứng nhìn đống thóc tí hon nhớ lại đống thóc tướng cữ tháng mười năm ngối, thở dài nói:

- Từng này thóc thì sao đủ nộp và trả cái nợ bà chánh Bá, lại cịn những món nợ lặt vặt, lại còn ăn, cịn tiêu... Ơi! Chao ơi! Rõ cơ cực! Cái thân này còn vất vưởng cho đến bao giờ mới thốt nợ.

Nói rồi, bác lại thở dài. Cặp mắt đẫm lệ, hai gị má sưng lên vì cố nhịn khóc.” [29, 178] Gắn liền với cơng việc lao động đồng áng – hình ảnh “con trâu là đầu cơ nghiệp” – người bạn cày gắn bó suốt đời với người nông dân, được tác giả miêu tả rất sinh động và đầy ý nghĩa. Con trâu có một vị trí quan trọng trong đời sống của người dân quê. “Ruộng sâu, trâu nái” là giấc mơ đeo đẳng suốt đời họ. Người dân mình từ lâu đã quen với hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, hay: “Trên đồng cạn, dưới đồng sâu. Chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa”. Vì vậy, hạn hán, thiên tai, mất mùa đã là những khốn khổ, thì câu chuyện “lợn toi, trâu chết” cịn thê thảm hơn. Đó quả thực là những mất mát lớn lao, là nỗi đau tột cùng trong đời sống của họ. Nói đúng hơn, với người nơng dân, con trâu chính là cuộc sống của họ. “Xoay quanh chuyện con trâu thực chất là chuyện con người” (Lời của Kim Lân). Thế nên, ở trong một làng, việc một nhà nào đó khơng may gặp phải nạn “lợn toi, trâu chết”, thì cả làng tự cảm thấy đó như là một mất mát chung. Nỗi lo của gia chủ có nạn chính là nỗi lo chung của cả cộng đồng. Câu chuyện của gia đình bác xã Chừng, nỗi lo lắng chia sẻ của cả xóm Lũy với gia đình bác, trong truyện “Năm hạn” là một ví dụ cảm động cho cuộc sống cơ cực của những người dân quê. “Xóm Lũy vốn là một xóm vắng vẻ tĩnh mịch hơn các xóm trong làng Cầm, chiều nay bỗng trở nên nhộn nhịp, kẻ đi người lại

chen chúc. Họ cùng đến nhà xã Chừng. Tất nhà ấy có sự khác thường. Và sự khác thường ấy tất khơng phải sự may mắn. Vì nét mặt những người ở đấy ra đều lộ vẻ buồn rầu hoặc tẻ lạnh.[...] Mỗi người phàn nàn một câu. Những tiếng xì xào trong ngõ xóm tối tăm. Cảnh chiều tịch mịch. Sắc trời u ám lúc ấy như dành riêng cho nhà bác xã Chừng.[...]

Vợ vừa nín được một lát bỗng lại ịa lên khóc và kể lể: “Ối trời cao đất dầy ơi! Nó mà mệnh nào thì tơi cũng đến chết mất thơi. Sao mà cái số tơi nó khổ sở, điêu đứng thế này, hỡi trời!”

Mọi người cảm động ngồi yên lặng. Trên trời tối đen, những ngôi sao nhấp nháy, cùng nhìn cả xuống sân nhà xã Chừng như để chứng kiến nỗi thê thảm của nhà ấy.[...]

Cũng như lý Cúc quên cả mùi nước đái trâu xông lên sặc sụa khắp chuồng, mọi người đứng thừ ra nhìn xác con vật khốn nạn. Họ thương hại nó thì ít mà thương hại vợ chồng bác xã Chừng thì nhiều”. [32, 5 - 11]

Dẫu đó chỉ là những câu chuyện vốn thường bắt gặp trong đời sống thường nhật của người dân quê, cốt truyện đơn giản, tuyến tính theo trình tự thời gian. “Truyện của ơng khơng có những mâu thuẫn, xung đột thật gay cấn, những tình huống thật li kì, giật gân, nhưng vẫn tiềm ẩn một sức hút mạnh mẽ, làm xúc động sâu xa lòng người”. [17, 250]

“Năm hạn” là một thành công trong nghệ thuật viết truyện của ơng. Chúng ta có thể khẳng định như thế vì khi đọc truyện này người đọc dễ dàng nhận thấy được tài quan sát, cách suy nghĩ và sự nhạy cảm của một tâm hồn ln tìm đến để lắng nghe những thanh âm của cuộc sống đời thường rất gần gũi và ấm áp tình người của những người dân q. Theo tơi, đây chính là hướng đi riêng, điều làm nên phong cách và chỗ đứng của Trần Tiêu trong lịch sử văn học Việt Nam những năm 30 – 45, mặc dầu các sáng tác của ông không nhiều so với các tác giả đương thời, nhất là so với các thành viên khác trong nhóm Tự lực văn đồn. Và đây cũng là một trong các phương diện làm cho tác phẩm của nhà văn này ln mang “tính thời sự”.

Bên cạnh đó, viết về những sinh hoạt vật chất của chốn thôn quê, Trần Tiêu cũng không quên đưa vào tác phẩm của mình hình ảnh của bức tranh thiên nhiên với đầy đủ những âm thanh, màu sắc rất đỗi nên thơ. Bầu trời, lũy tre, tiếng sáo diều vi vút, hình ảnh lũ trẻ, đám mục đồng,... những nét đẹp của làng quê như phần nào tô sáng lên để vơi đi ít nhiều những gánh nặng của cuộc sống lầm than bởi cái nghèo đeo đuổi. Để từ đó, những thế hệ bạn đọc hơm nay và cả ngày sau, có thể hiểu được vì sao trải qua bao nghìn năm vất vả

gian lao mà cuộc sống nơi ruộng đồng, thôn ổ vẫn diễn ra như một sức sống ngầm mãnh liệt trong dòng chảy của lịch sử nước nhà.

Đây là bức tranh thiên nhiên vào buổi chiều tà rất đỗi nên thơ, yên ả ở làng Cầm. “Nghé ơ ơ... ơ ơ nghé... nghé!

Thằng Tửu ngồi trên mình trâu gọi nghé. Con trâu mẹ kêu mấy tiếng “nghé ọ” và chân vẫn thản nhiên, đều đều bước một trên con đường đất gồ ghề.

Xa xa, cánh đồng cỏ nhấp nhô những mả. Một con nghé đứng sững, cất đầu nhơ ngác nhìn, đen xẫm in lên nền trời đỏ.

Bỗng nó nhảy cẫng mấy cái rồi vừa nhảy như một đứa trẻ nghịch ngợm, nó đến theo sau mẹ nó, thỉnh thoảng lại kêu lên mấy tiếng “nghé ọ” còn non nớt.

Ánh đỏ dịu dần, đã đổi sang màu tím và tím nhạt... Một ngơi sao lấp lánh trên màn trời lam tối. Vài con chim bay. Chuông chùa thong thả buông rơi từng giọt buồn vào trong khoảng yên lặng, một thứ n lặng thiêng liêng của cảnh hồng hơn nơi thơn dã”. [29, 11 - 12]

Chất văn xuôi đời thường rõ nét. Câu văn ngắn gọn, hàm súc. “Văn viết của Trần Tiêu không bay bướm, rất giản dị, chân thành, trong sáng, giàu cảm xúc”. (Lê Thị Đức Hạnh). Lời văn nhẹ nhàng, giàu chất trữ tình, tất cả rất phù hợp với những chương, những đoạn viết về phong cảnh làng quê, về những mối tình ngây thơ, mộc mạc của đơi lứa ở thôn quê.

Sinh hoạt ở thôn quê vốn trong bản thân nó cũng mang những tập quán, tập tục. Đó là nề nếp lâu đời dần trở thành thói quen thể hiện trong cách sinh hoạt. Từ cách ăn, cách ở, đi đứng, nói năng, ... tất cả đều được nhà văn phát hiện và ghi nhận lại bằng cả sự thấu hiểu sâu sắc.

Một phần của tài liệu văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của trần tiêu (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)