CHƯƠNG 3: VĂN HĨA LÀNG XÃ QUA TÍNH CÁCH NHÂN VẬT
3.2. Sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận trong giao tiếp
1T
Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè. Vì coi trọng giao tiếp cho nên người Việt Nam rất thích giao tiếp. Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai điểm: thích thăm viếng và hiếu khách. Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính hầu như ngược lại là rất rụt rè - điều mà những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời hai tính cách trái ngược này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xã Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị.
1T
Xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nơng nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm, lấy sự yêu, sự ghét làm nguyên tắc ứng xử, sống có lý có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Đặc biệt là với những cư dân lúa nước vùng đồng bằng Bắc Bộ, biểu hiện của yếu tố trọng tình trong giao tiếp chính là sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hòa thuận khi giao tiếp ngay cả trong gia đình và với hàng xóm láng giềng.
1T
Những cách nói đưa đẩy, rào đón, thăm dị nhau trước khi đi vào nội dung chính câu chuyện là một thói quen trong khi giao tiếp của các nhân vật. Có thể liệt kê một số mẩu đối thoại sau:
1T
(1) Mẹ chồng chị xã Bổng muốn được vào hội Phật giáo nhưng khơng nói cụ thể trực tiếp với nàng dâu mà bà lại lựa cách nói vịng.
1T
“- Này lý ạ, hơm nay tao ra chùa An thấy các bà đến quy y đông lắm. Cả vợ chồng cụ Hương, vợ chồng cụ Hội cũng quy y.
1T
Cụ bước lên thềm nói tiếp:
1T
- Nhà lý ạ, cứ lời các bà ấy kể thì quy y cũng khơng tốn kém mấy. Mất có năm hào nộp sư cụ để sư cụ người viết cả tên tuổi lẫn tên hèm nhà phật người đặt cho và thư phù vào đây. Người gọi nó là cái gì này... ừ ừ, hải hội, phải, hải hội để lúc chết đặt trong quan tài. Với lại tiền bỏ ra lập đàn quy y hết độ ba bốn hào hay năm sáu hào tùy theo số người quy gom góp. Tất cả độ một đồng thơi, nhà lý ạ. 1T [...] 1T Bà cụ tủm tỉm cười, mặt tươi tỉnh: 1T
- Có, tao cũng quy một tý kẻo rồi lúc chết lại hối hận sao không quy.”[30, 114 - 115] 1T
(2) Ngay cả lúc tức giận, nhưng họ vẫn chọn lối nói vịng vị, có mào đầu từ tốn. Đọc cảnh đối đáp giữa vợ chồng Chính và Diếc chúng ta sẽ thấy.
1T“- Sao thế mình?