Lễ hội nông nghiệp – một môi trường cộng mệnh, cộng cảm của cư dân làm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của trần tiêu (Trang 53 - 57)

1. Tệ đoan d (id) Mối tệ, điều tệ hại xã hội (Từ điển Tiếng Việt 1992)

2.3.1.2. Lễ hội nông nghiệp – một môi trường cộng mệnh, cộng cảm của cư dân làm nông nghiệp.

nông nghiệp.

Cuộc sống nông nghiệp vốn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Và đâu phải năm nào cũng được mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu. Ơng trời nhiều lúc cũng muốn trêu ngươi con người. “Nhà nông dù ngày ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng vẫn “trông trời, trông đất, trông mây,...” Những lúc lúa đã trổ, hoặc đã trịn địng mà lụt đến thì chỉ cịn cách... dọn cỏ; hoặc nắng hạn kéo dài khơng gieo cấy được thì cầm chắc cái đói.”[16, 272] Và những lúc ấy, họ - những cư dân nông nghiệp – chỉ biết “nhờ trời”, bằng cách tổ chức những lễ hội cầu mưa, cúng xin thần linh. Và như trong chương 1, chúng tơi có đề cập, văn hóa làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ được xây dựng trên cơ cở nền nông nghiệp lúa nước tiểu nông trong một vùng đồng bằng khép kín theo kiểu hướng nội. Cư dân chủ yếu sống theo kiểu kinh tế tự cung tự cấp. Họ tiêu biểu cho phương thức tư duy nông nghiệp: trọng thực tiễn, thực dụng, kinh nghiệm và bình quân. Cuộc sống của dân làng ln gặp nhiều khó khăn, họ chỉ nghĩ đến hiện tại. Mỗi năm chủ yếu có hai vụ trồng lúa và trồng màu. Thời gian nơng nhàn nghỉ ngơi họ thường gắn mình với lễ hội. Lễ hội cổ truyền, còn gọi là hội làng,

với mong ước cầu xin về một cuộc sống no đủ, yên ổn là biểu tượng sống động cho tín ngưỡng ở làng quê.

Theo tác giả Chu Xuân Diên: “Nguồn gốc của tín ngưỡng và nghi lễ nơng nghiệp là sự bất lực của người làm ruộng nguyên thủy trước sự chi phối của các sức mạnh thiên nhiên. Mùa màng phụ thuộc vào những điều kiện tự nhiên mà người làm ruộng không khắc phục nổi, do đó phải viện đến sự phù hộ của các sức mạnh siêu nhiên mà con người tưởng tượng ra”. [5, 166 - 167] Khi trời đất khô hạn kéo dài, người nông dân thường làm lễ cầu đảo, tức là làm lễ cầu mưa bằng cách cúng bái.

Cùng với lễ Tết, lễ hội nông nghiệp cũng là những sinh hoạt văn hóa cộng đồng rất phổ biến của vùng Bắc Bộ. Cũng là những trang viết về nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân ở làng xã Bắc Bộ xưa, thêm một lần nữa, Trần Tiêu đã giúp cho người đọc hôm nay có được sự cảm nhận sâu sắc hơn tâm trạng của những con người sống và gắn mình với nơng nghiệp. Hay nói đúng hơn, liên quan đến lợi ích thiết thực của mình, mỗi người nơng dân, khi đến với lễ hội nơng nghiệp, ai nấy đều thành tín, hồ hởi, vui mừng, xúc động.

Đây là công việc của cộng đồng, của làng, cá nhân muốn tự mình thực hiện cũng khơng được mà phải có lệnh của quan trên. Vì vậy, nên khi vừa có lệnh của quan phụ mẫu ban về làng thì tất cả mọi người đều “hớn hở sung sướng như người được bạc” và “thôn nào cũng bận rộn, náo nhiệt như ngày vào đám”.[29, 165 -167] Bằng ngòi bút miêu tả tỉ mỉ, chân thực của mình, qua tác phẩm “Con trâu”, Trần Tiêu đã tái hiện lại đầy đủ khơng khí, tâm trạng của người dân làng Cầm trong ngày hội cầu mưa, mặc dù, ông chỉ dừng lại ở việc miêu tả công tác chuẩn bị cho buổi lễ chứ chưa đi sâu vào miêu tả nghi lễ chính thức.

Đầu tiên là khâu chọn người. “Các cụ chọn lọc mãi mới tìm được ông lý Hiểu là người vừa tuổi tác vừa sùng bái. Vâng, sùng bái lắm. Đã lâu, ông không hề đụng đến củ hành, củ tỏi hay một thức gì mà đứng trước thánh có thể phạm tội được. Khơng kể bao giờ ơng cũng có vài củ gừng hay ít hạt tiêu trong túi áo. Sùng bái như thế mà ơng cịn ngần ngại, đợi các cụ giục hai, ba phen mới dám nhận lời. Đủ biết đức ông ngài thiêng đến bực nào!

Thoạt ở nhà ra đi, ông đã tâm tâm niệm niệm. Vừa tới cổng chùa, ơng đã kính cẩn, sợ hãi như một anh dân ngu đến cửa quan. Trước khi xin âm dương, ông tế một tuần rượu. Những người giúp việc ông hành lễ đều là những người thanh khiết cả, hai ba hôm chưa hề đụng đến miếng thịt cầy”. [29, 169]

Xem cách tác giả miêu tả khâu chọn người chủ tế của dân làng, thêm vào đó là sự cẩn thận, chu đáo, một thái độ rất thành kính của người được chọn, chúng ta càng nhận thấy sự quan trọng của những buổi lễ cầu đảo.

“Cứ nhìn dáng điệu ơng lom khom, đi đứng khép nép trong lúc tế, đức ơng ngài cũng rủ lịng thương rồi. Tế xong, ông cúi rạp, hai tay giơ ra cầm lấy cái đĩa đựng hai đồng trinh Khải Định để trên nhang án. Ơng quỳ và kính cẩn nâng cái đĩa lên ngang trán rồi ông lẩm nhẩm khấn một thôi dài. Đoạn, ông hạ thấp đĩa xuống trước ngực, cầm hai đồng trinh, gieo”. [29, 169]

Quả thực, khi viết về làng quê, đặc biệt là khi miêu tả về những buổi lễ cầu đảo, một hình ảnh thu nhỏ của lễ hội nông nghiệp, chúng ta nhận thấy, Trần Tiêu đã quan sát rất tỉ mỉ và có sự thấu hiểu rất sâu sắc về đời sống cũng như tâm lí của người dân quê. Mỗi cảnh, mỗi chi tiết liên quan đến cuộc sống, tâm trạng của họ đều được ơng lí giải rất cặn kẽ. Cơng việc tế, rước đức ông sở dĩ được mọi người hồi hộp và kính cẩn trơng chờ như thế là bởi lẽ: “Từ rằm tháng hai sang đầu tháng ba, lại suốt từ tháng ba sang tháng tư, không một giọt mưa.

[...]

Cây cối xác xơ như sau một trận giông tố. [...] Bao nhiêu ruộng đồng cao đều nẻ toác. Những cây lúa cằn cỗi đâm tua tủa lên trời những lá cứng, vàng úa, ngọn cháy sém.

Khơng cịn kiếm đâu ra nước mà tát [...]

Chỉ mười hôm không mưa nữa là đi đời cả một cánh đồng hàng nghìn mẫu”. [29, 147] Chờ đợi mãi mới có lệnh quan về cho phép làng tổ chức lễ cầu đảo. Không biết rằng sau những buổi cầu đảo này “ơng Trời” có nghe thấu và cho mưa xuống hay khơng. Nhưng ơng bà xưa vẫn nói: “có cúng có thiêng, có kiêng có lành”, và hơn ai hết, chính những con người sống gắn mình vào nơng nghiệp, lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên như những người nông dân nghèo ở làng Cầm ngày ấy, họ rất tin vào câu nói này. Trần Tiêu đã miêu tả rất thành cơng tâm trạng đó qua các nhân vật trong tác phẩm của ông.

“- Sấp hai ngài bất ưng.

Không đầy năm phút, tin dữ đã lan khắp sân chùa.

Xã Chính tay cầm trống khẩu áp vào ngực thở dài (xã Chính được giữ chức đánh trống khẩu đi lùi sát trước kiệu).

- Ngửa bạch, ngài cười.

Tin truyền đi. Ngoài sân nhao lên: - Ngửa bạch, ngài cười.

[...]

“Sấp một, ngài ưng!” Tiếng hò reo khắp sân như tiếng ca khải hoàn của một đội quân đi chinh phục về.

Xã Chính mừng, nhảy cẫng lên một cái như thằng rồ. Gặp ai, bác cũng nhắc lại: “Sấp một! Ngài ưng!” Tuy họ biết chẳng kém gì bác”. [29, 169 - 170]

Nói như giáo sư Hồng Như Mai, chính“sự hiểu biết thấu đáo và bút pháp tinh tế của nhà văn đã cống hiến khá nhiều chương folklore đặc sắc, thú vị cho người đọc, nhất là người đọc ngày nay khơng có dịp thấy những cảnh ấy”.[30, 3] Rước kiệu là một nghi lễ quen thuộc của các lễ hội nông nghiệp. Đây là khâu chính của lễ hội vì nó làm cho buổi lễ thêm phần ý nghĩa và long trọng hơn.

“Được lệnh các cụ, bác giơ trống ra trước mặt đánh ba hồi chín tiếng. Tức thì, cờ quạt, tàn lọng giải ra đỏ rực cả lối đi từ cổng chùa đến tận đường cái.

Xã Chính đánh một hồi ba tiếng. Dứt tiếng thứ ba, tám anh ghé vai, nhấc bổng kiệu lên rất đều đặn, ngay ngắn vì các anh khiêng kiệu nhiều lần nên thạo lắm. Trống cà rùng, trống cái, trống con, bát âm nổi nhịp. Rồi tiếng loa giục, tiếng tù và inh ỏi.

Nhưng kiệu ngài đến cổng liền đứng lại khơng chịu nhúc nhích. Ơng lý Hiểu tạm lĩnh chức đại bái và các cụ xúm lại khấn khứa mãi, ngài nể lời mới chịu đi cho. Đi được mươi bước, ngài bắt đầu bay, bay mãi. Các cụ xắn tay áo thụng lên tận khủy, chạy theo kiệu như đàn vịt, hai dải mũ bay tỏa ra đằng sau như đôi cương ngựa. Xã Chính quên cả đi lùi, chạy bán sống bán chết, đứt cả guốc mà không dám trở lại nhặt

Ngài bay thẳng vào đình thơn Hạ, đứng lại hồi lâu ở sân đình cho các kì hào “văn vũ” đến lễ khấu đầu, rồi ngài lại bay vào đình thơn Thượng, thơn Tiền, khác các thánh, ngài bay cả vào thôn Trung. Rồi ngài xoay, ngài lùi, ngài phi. Mỗi lần ngài làm dữ quá, các cụ lại phải xúm lại cầu khẩn”. [29, 171]

Đề cập đến hoạt động tín ngưỡng ở làng quê Bắc Bộ, ở phần “Lễ nghi tế tự”, tác giả Toan Ánh – một người có nhiều cơng trình nghiên cứu về văn hóa Bắc Bộ – có nói đến lễ rước, hay cịn gọi là đám rước nghênh thần như sau:

“... Rước đi từ đền đến đình, qua đường làng. Dân làng hoặc đi theo đám rước, hoặc đứng ở hai bên đường xem đám rước đi qua.

[...]

Đám rước đi chầm chậm trong trật tự.

Long đình long kiệu có khi bay. Đó là do các chân kiệu bị tự kỷ ám thị cùng nhau đi mau, đi mau hơn mãi, hình như bị thúc giục, hoặc có khi vì người ngồi đi xem đơng q xô đẩy, các chân kiệu khơng kìm giữ được nên bước mau. Tục tin là Thánh giáng cho nên kiệu bay. Trong lúc này mọi người khấn vái, và những nhà ở hai bên đường vừa khấn vái vừa thắp hương”. [2, 268 - 269]

Khơng biết rằng Trần Tiêu có rõ được bản chất của nghi lễ này khơng nhưng khi nhìn cách ơng miêu tả cảnh đám rước trong ngày lễ cầu đảo, chúng ta có cảm giác dường như tác giả cũng đang mải mê và đắm mình trong giờ phút thiêng liêng và quan trọng ấy.

“Cả làng náo nức, bỏ cả tát nước để đi xem. Các bà lý, bà khán, các bà vãi, bà đồng đứng hai bên vệ đường chắp tay xuýt xoa khấn vái hoặc theo sau kiệu đức bà tụng niệm nam mô như các đồng trinh bên giao cầu kinh.

Đám rước đi dài hàng ngàn cây số. Đứng xa, trên một nơi cao nhìn xuống, trơng như thể một tràng xà thêu bằng các chỉ sặc sỡ trên nền nhung xanh. Những chiếc lọng nhô lên như hàng nấm. Thỉnh thoảng một tràng pháo nổ ran, làm lấp cả tiếng trống rước. Khói pháo bay tỏa ra như mây mờ. [...] Thương hại cho xã Chính, mồ hơi mồ kê nhễ nhại mà vẫn phải vừa chạy vừa đánh ba tiếng trống một. Bác không hề nghĩ đến cái giá trị to tát nhất trong bọn người đi rước. Bác khơng quản khó nhọc, tâm niệm, thành kính để ngài chứng quả mà phù hộ cho cả làng”. [29,172 -173]

Lời văn trong sáng giản dị đã khắc họa được khung cảnh lễ hội đặc sắc dẫu cách xa chúng ta mấy chục năm mà vẫn gần như trước mắt. Đúng với tinh thần của lễ hội, đó là mơi trường cộng cảm, cộng mệnh của toàn thể cộng đồng, là thời khắc làm cho mỗi người thêm gắn bó chặt chẽ hơn với làng với xóm. Khơng chỉ có những lễ hội nơng nghiệp, trong những

Một phần của tài liệu văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của trần tiêu (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)