CHƯƠNG 2: VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG LÀNG XÃ TRONG SÁNG TÁC CỦA TRẦN TIÊU

Một phần của tài liệu văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của trần tiêu (Trang 28 - 29)

SÁNG TÁC CỦA TRẦN TIÊU

Nói đến văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng làng xã, tức là chúng ta đang đề cập đến văn hóa tổ chức những mối quan hệ giữa người và người trong chính cộng đồng đó. Biểu hiện của mối quan hệ này chính là sự chung nhau về tâm linh, về sinh hoạt, những chuẩn mực xã hội, đạo đức, những phong tục, tập quán,… và những di sản hữu thể chung như đình, chùa, miếu… Những quan hệ này được đảm bảo bằng những quy định bất thành văn như: lệ làng, các hương ước, khoán ước của làng.

Làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng là một cộng đồng về văn hóa, xã hội với các thiết chế, các phong tục, tập quán riêng. Đời sống của cộng đồng dân cư được quy định bởi các giá trị và chuẩn mực chung về sinh hoạt, tín ngưỡng, lối sống, tâm lý, tư tưởng, đạo đức, những phương thức ứng xử của mỗi thành viên trong gia đình, trong cộng đồng, với tự nhiên và với môi trường sống.

Trần Tiêu sinh ra và lớn lên tại làng Úm Mạt, tổng Đông Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương. Úm Mạt là một làng nhỏ như bao nhiêu làng xã khác ở vùng Bắc Bộ. Ơng đã có suốt một thời gian dài sống và gắn mình với làng quê, nhất là những năm cuối đời, ơng đã sống hết đời mình ở quê nhà, được gần gũi và sinh hoạt cùng với những người dân quê. Điều này đã giúp ông hiểu thêm về họ, như hiểu chính mình. Vì thế, khi sáng tác, ông chuyên viết về nông thôn. Nông thôn Việt Nam hiện lên trong sáng tác của Trần Tiêu “tồn tại cụ thể với đơn vị làng”.

Thực ra, việc chọn nông thôn làm đề tài để sáng tác khơng chỉ riêng có Trần Tiêu. Nơng thơn vốn là không gian quen thuộc trong sáng tác của các nhà văn hiện thực phê phán. Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Cơng Hoan… đều có tác phẩm viết về nông thôn Việt Nam. Những nếp sinh hoạt, những mâu thuẫn gay gắt trong quan hệ giữa nơng dân với giai cấp thống trị, những khốn khó trong đời sống người nơng dân nghèo do nạn sưu thuế gây nên như ở làng Vũ Đại, làng Đông Xá… đã trở nên quen thuộc với bạn đọc. Ngay cả một số cây bút lãng mạn như Nhất Linh, Khái Hưng Hồng Đạo cũng đều có tác phẩm viết về nông thôn. Trần Tiêu cũng viết về nông thôn, cụ thể là ông đã đi vào quan sát và miêu tả bản sắc văn hóa của làng xã Bắc Bộ. Với cách thể hiện đề tài này, ông đã tạo cho mình một phong cách riêng, chúng ta có thể gọi ơng là nhà văn của phong tục làng quê Bắc Bộ.

Cuộc đời của Trần Tiêu gắn liền với quê nhà. Những ngày sống ở làng quê, ở đồng ruộng Bắc Bộ, nhà văn đã có dịp quan sát và thấu hiểu đầy đủ những nét sinh hoạt trong đời sống của những người dân quê. Thế nên, trong sáng tác của mình, một cách ngẫu nhiên ơng đã miêu tả tỉ mỉ, chính xác những lề thói, phong tục, những sinh hoạt về cả vật chất lẫn tinh thần của họ, trong đó có cả những điều hay lẫn điều dở. Cụ thể là các vấn đề về ngơi thứ, tín ngưỡng, phong tục tập quán, các sinh hoạt vật chất lẫn tinh thần, vốn là những yếu tố đặc trưng làm nên chất văn hóa làng xã trong sáng tác của ông.

2.1. Thiết chế xã hội

Làng Việt ở Bắc Bộ là một cộng đồng được hình thành dựa trên sự tan rã dần của cơng xã nông thôn. Người dân Việt Nam ở làng Bắc Bộ có những điểm chung nhau về cuộc sống hệ lụy gia đình, làng, nước.Yếu tố văn hóa này in đậm trong ý thức của người dân. Và trong tổ chức làng xã thì thường được liên kết theo kiểu các gia đình liền kề nhau, xung quanh làng có lũy tre bao bọc, có cây đa cổng làng, có nơi thờ tự chung, có lễ hội dân gian và mùa vụ… Ngoài ra, làng xã Bắc Bộ lại chịu ảnh hưởng nhiều của Nho giáo như những lề thói, khn phép, thứ bậc tơn ti trong gia tộc và ngoài làng xã, tất cả rất được xem trọng trong đời sống hằng ngày. Sinh hoạt ở đình làng là biểu hiện rõ cho những mối quan hệ đó. Gắn với đình làng là quan niệm về ngơi thứ, về sự phân chia địa vị, thân phận của người dân mỗi khi ra chốn đình làng.

Và như trên đã nói, Trần Tiêu sống nhiều ở làng quê Bắc Bộ, ông chuyên viết về nông thôn, về những sinh hoạt trong đời sống của người nơng dân. Vì thế, hầu hết trong các tác phẩm của mình, ở những mức độ khác nhau, Trần Tiêu đều đề cập đến vấn đề ngôi thứ.

2.1.1. Sự phân chia ngôi thứ ở làng xã

Đình làng là một hiện tượng rất Việt Nam. Với Bắc Bộ, đình làng có một vị trí rất quan trọng. Đó là nơi để hội họp bàn việc làng, việc xã, là nét đặc trưng tạo nên tính tự trị và sự tồn tại lâu đời của làng xã Bắc Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.

Gắn với sinh hoạt đình làng là sự phân chia ngơi thứ. Liên quan đến lợi ích, đến vật chất, ngôi thứ ở Bắc Bộ đã thực sự trở thành một hủ tục với nhiều tệ đoan(1) đang đè nặng lên cuộc sống của người dân nghèo. Với sự quan sát tỉ mỉ về đời sống ở nông thôn, Trần Tiêu đã tái hiện lại một cách sinh động những câu chuyện oái ăm, xoay quanh vấn đề ngơi thứ ở chốn đình trung.

Một phần của tài liệu văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của trần tiêu (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)