Ngày Tết Nguyên Đán

Một phần của tài liệu văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của trần tiêu (Trang 41 - 53)

1. Tệ đoan d (id) Mối tệ, điều tệ hại xã hội (Từ điển Tiếng Việt 1992)

2.3.1.1. Ngày Tết Nguyên Đán

Mùa xuân là của cả muôn người, Tết đến xuân về, và đâu đâu người ta cũng đón Tết lúc xuân sang. Cũng là ngày Tết cổ truyền của dân tộc, nhưng phong vị Tết mỗi nơi mỗi khác.

Viết về nếp sinh hoạt văn hóa tinh thần nơi làng quê Bắc Bộ, đặc biệt là viết về ngày Tết cổ truyền của dân tộc, các nhà văn Việt Nam đã có những tác phẩm rất hay để tái hiện lại thời khắc quan trọng ấy, nhất là những ngày Tết cổ truyền trên đất Bắc.

Chỉ qua vài câu thơ, thi sĩ Bàng Bá Lân đã tái hiện đầy đủ dư vị ngày Tết ở làng quê Bắc Việt.

“Tết về nhớ bánh chưng xanh,

Nhớ tràng pháo chuột nhớ tranh lợn gà. Nhớ cành đào thắm đầy hoa

Nhớ giây phút đợi giao thừa nghiêm trang. Nhớ ngũ vị, nhớ chè lam,

Nhớ cây nêu, nhớ khánh vang tiếng sành. Nhớ cam cúc tẹt, nhớ mình!

Nhớ cân mứt lạc, nhớ khoanh giị bì”…[2, 315]

Vũ Bằng trong “Thương nhớ mười hai” cũng đã có những trang viết rất thành công về hương vị ngày Tết cổ truyền. Đó là ngày Tết được tái hiện qua những món ăn ngon, trong nỗi niềm mong nhớ của người con Hà thành trên đất miền Nam. Ở đó, chúng ta sẽ được “thưởng thức” phong vị của những món ăn đặc trưng truyền thống như: bánh chưng, thịt đơng, giị chả, dưa món…

Khác với cách thể hiện nồng nàn, đằm thắm của Vũ Bằng hay trữ tình như Bàng Bá Lân, bằng một giọng văn giản dị nhưng không kém phần sâu sắc, Trần Tiêu đưa người đọc trở về với ngày Tết cổ truyền của dân tộc, một lễ hội có ý nghĩa nhất trong năm và cũng có

ý nghĩa nhất trong đời sống tinh thần của mỗi người. Ở đó có đầy đủ các khơng khí vừa rộn ràng, vừa thiêng liêng và cũng rất hân hoan, cùng các tục lệ của những người nông dân ở miền quê nghèo Bắc Bộ xưa. Với tác phẩm “Con trâu”, Trần Tiêu đã có những chương viết hay nhất về ngày Tết.

Những phong tục tập quán gắn liền với niềm tin, với tín ngưỡng, với những ước muốn tốt đẹp của người dân trong ngày xuân, là những yếu tố tạo nên hương vị riêng cho ngày Tết cổ truyền ở làng quê Bắc Bộ.

Ngày Tết bắt đầu từ những ngày cuối tháng Chạp, ở các làng quê, ngay từ những ngày đầu tháng này người ta đã thấy khơng khí của Tết. Bắt đầu là tục cúng đưa ông Táo về trời được tiến hành vào ngày hai mươi ba tháng Chạp. Theo truyền thuyết từ xưa thì trong gia đình người Việt bao giờ cũng có bàn thờ ơng Táo, vị thần cai quản bếp núc và cũng là người trông nom, phù hộ cho cuộc sống gia đình ln được no đủ, n ấm. Cứ đến cuối năm, vào ngày hai mươi ba tháng Chạp, nhà nào cũng phải làm lễ cúng đưa ông Táo về trời để ông bẩm báo với Ngọc Hoàng – vị vua ở trên trời – về mọi việc trong gia đình, và cầu xin Ngọc Hồng sang năm mới phù hộ cho cuộc sống gia đình thêm khấm khá, tươi sáng hơn năm cũ. Xưa bày nay làm, người dân làng Cầm trong tác phẩm “Con Trâu” của Trần Tiêu cũng nhao lên về Tết ngay từ những ngày hai mươi, hăm mốt tháng Chạp. “Các bà đi chợ về, bà chánh, bà lý, bà khán, bà xã, bà nào cũng đội cái thúng trong để một “ông mũ” lấp lánh những gương và trang kim, vài trăm vàng, một bó hương đen và một nải chuối còn xanh ngắt”. [29, 51] Và bắt đầu từ ngày này, khơng khí chuẩn bị Tết diễn ra càng tấp nập, từng bừng hơn. Công việc đầu tiên của mọi nhà khi đón năm mới là việc sửa soạn, bày biện trên bàn thờ tổ tiên. Công việc này xuất phát từ tục thờ cúng tổ tiên của dân ta. Trong quan niệm của người dân Việt Nam, tổ tiên luôn gần gũi con cháu, nhất là trong những thời khắc vui buồn của gia đình. Tết cũng là một dịp để gia tiên về với con cháu.

Mỗi năm, dù nghèo hay giàu, đói hay no, ai ai cũng mong Tết. Với người nghèo, họ mong Tết với hy vọng sang năm mới cuộc sống sẽ khá hơn, no đủ hơn. “Tết, đất trời chuyển mùa thì đời người cũng có thay đổi. Hy vọng để sống nên ngày Tết luôn quan trọng với mọi người”. [16, 255] Đó vừa là sự lạc quan trong tính cách, tâm hồn người dân quê Việt Nam vừa là yếu tố tạo nên nét đẹp truyền thống trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Thế nên, để có được một cái Tết vui vẻ, hoan hỉ và trọn vẹn, mấy ngày gần Tết, nhà nhà dù bận rộn đến đâu cũng phải tranh thủ lau chùi, dọn dẹp trang trí lại bàn thờ tổ tiên, trang hồng nhà cửa cho sạch đẹp, tươm tất, để “rước các cụ” về cùng con cháu. Đặc biệt, đối với những

người, mà trong năm cũ gia đình có sự thay đổi quan trọng hay có được niềm vui nào đó thì việc chuẩn bị lo sắm sửa, trang hoàng cho ngày Tết càng được chu tồn hơn. Tâm lí ấy thời nào cũng có. Bác Chính là một ví dụ sinh động. Năm nay gia đình bác được vụ mùa bội thu và một sự thay đổi lớn đã đến với bác: bác vừa được lên chức xã. Thế nên, với gia đình bác, đây có thể coi là một ngày Tết no đủ. Ngay từ những ngày hai mươi, hăm mốt, cũng như mọi người, bác Chính gái “cũng đi chợ mua vàng mũ về cúng thổ công”. Công việc sửa soạn đón rước các cụ cũng được bác Chính trai lo chu đáo. “Đã lên chức xã thì ai chẳng muốn trang hồng cửa nhà cho ra vẻ nhà ơng xã, trừ khi không tiền. Bởi thế phiên chợ Hạ Am vừa rồi bác đã sắm được bốn bức tranh tố nữ và bốn bức tranh con gái Tàu về treo hai bên bức vách. Phiên chợ giáp tết, bác lại mua được một quả phật thủ, hai quả bòng với một chục cam sành về bày ngũ quả và đơi cành hoa giấy về cắm ống sơn. Bác phí phạm được thế cũng là nhờ mùa mới rồi”. [29, 52]

Với người dân Việt Nam thì ở đâu cũng vẫn phong tục ấy, nhất là những phong tục liên quan đến ngày Tết cổ truyền. Từ thành thị đến nông thôn, những ngày giáp Tết luôn tưng bừng sửa soạn và hân hoan đón Tết. Nhân dân ta có câu: “làm cả năm ăn ba ngày Tết”. Cuộc sống dù khó khăn, khổ cực đến mấy song cứ hễ năm hết Tết đến, dù giàu hay nghèo người dân vẫn cố lo cho gia đình có một cái Tết chu tồn. Thế nên, nào là sắm Tết, đi chợ Tết, lo quần áo Tết,… người ta bận rộn cho đến tận ba mươi Tết.

Mặc dù, khi viết về ngày Tết cổ truyền của dân tộc, Trần Tiêu không hề nhắc đến cảnh chợ Tết, một hoạt động mang đậm nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nhưng nhìn cách ơng miêu tả cơng việc mua sắm, bày biện, trang trí chuẩn bị đón Tết của người dân quê chúng ta khơng khỏi khơng nao lên vì Tết. Đó là cảnh mua sắm lễ vật để đi tạ ở chùa chiền, cảnh những người mẹ may quần áo đẹp cho các con… Tất cả đều có trong ngày Tết của gia đình bác Chính ở làng Cầm trong sáng tác của Trần Tiêu. “Bác sắm nào hài, nào mũ, nào vàng hàng muôn để đi lễ các đền, chùa. Bác mua hẳn một thúng hành về nén, mua cá về kho, mua thịt, gạo nếp về gói bánh. Bác cịn sắm cho Mít một cái váy lụa, cạp xanh, một chiếc dây lưng thiên lý, một chiếc áo tứ thân vải màu nâu non và một chiếc yếm trúc bâu trắng nõn. Thằng Chốc, thằng cu Nhớn, thằng cu Con, mỗi đứa một chiếc áo chùng nâu sẫm và một chiếc quần vải thơ. Cịn về phần bác, bác chỉ may mỗi một cái váy bằng vải ruộng vỏ xó, ngả bùn dầy cộm như mo nang. Người ta có kêu, bác trả lời gọn lỏn: “Ơi chao! Làm lụng vất vả suốt năm, là lượt lắm cũng phí đi thơi!””[29, 52 - 53]

Ngày Tết phải có cây nêu. Cây nêu càng cao thể hiện gia đình đón Tết càng lớn. Đã có rất nhiều cách lí giải khác nhau về sự tích cây nêu và tựu trung lại thì: cây nêu được trồng trong ngày Tết một mặt nhằm xua đuổi ma quỷ, mặt khác cây nêu còn là nơi quy tụ cho các vong hồn quá vãng của tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu. Viết về ngày Tết ở làng Cầm, tác giả truyện “Con trâu” cũng đề cập đến hình ảnh cây nêu ngày Tết. Mặc dù ông không đi vào lí giải vì sao có sự tích cây nêu nhưng qua cách ông miêu tả tâm trạng phấn khởi của bác Chính và lời trầm trồ khen ngợi của ơng khán Bích khi bàn về cây nêu mà bác Chính, chúng ta hiểu rằng, đó là một tục lệ đã ăn sâu trong nếp sống của người dân quê. “Khác với mọi năm, chỉ một con sào, trên buộc cành xương rồng, dưới treo “ông mũ ngô”, năm nay bác trai dựng ngay trước nhà một cây lồng đèn cao ngất, có những túm lơng mã gà trên ngọn, có cờ vải tây điều bay phấp phới, có bầu rượu bện bằng rơm, có con rồng uốn khúc làm bằng mấy cành vạn tuế, có con cá nằm ngang để xỏ dây treo đèn”.[29, 53] Mặc dù theo lời bác “nhân tiện mua cây bương về làm máng, cháu đem dựng trong mấy ngày tết. Thật không định mà được một cơng đơi việc. Hì!” [29, 54]. Vừa tiết kiệm vừa làm đẹp nhà cửa trong ba ngày Tết. Tiết kiệm là đức tính đáng q của người nơng dân Việt Nam bao đời nay. Điều này cũng khơng có gì lạ! Bởi đâu phải năm nào cũng được mùa màng bội thu, có những cái Tết no đủ như thế cũng là nhờ trời, thế nhưng, những năm đói kém, mất mùa, ngày Tết của những người dân quê trở nên đáng thương biết bao!

Dân gian ta có câu:

Khơn ngoan đến trước cửa quan mới biết, Giàu có ba mươi Tết mới hay!

Câu nói trên nhắc đến tục địi nợ Tết. Theo tục lệ này thì năm hết Tết đến, ngồi việc lo mua sắm trang hồng nhà cửa, nhà nào có nợ nần trong năm cũ cũng phải lo trả cho kì hết. Ai đã từng sống ở làng quê đều biết đến cảnh đêm ba mươi Tết các chủ nợ cầm đèn, chống gậy đi vào tận các xóm để tìm các con nợ. “Người ta sở dĩ đòi nợ cho đến Tết là vì ngày hơm sau là ngày đầu năm, người ta kiêng không dám hỏi nợ, người bị hỏi nợ như vậy sẽ bị rông quanh năm, và có thể sẽ làm ăn khơng phát đạt được. Đòi nợ ngày mồng một Tết, khơng những con nợ khơng trả, mà có khi con nợ cịn mắng cả chủ nợ vì đã khơng biết kiêng cho mình”. [2, 323]

Tục lệ này thật là tai hại đối với những người nghèo làm ăn kém may mắn, bị vụ mùa thất thu. Với họ, khơng có nỗi khổ nào bằng nỗi khổ tối ba mươi mà chưa thanh toán được hết nợ. Thời nào cũng vậy, khơng ít cảnh nhiều người vì khơng có tiền trả nợ nên đành tìm

cách lẩn tránh mặt chủ nợ, phải chờ đến gần tới mười hai giờ đêm, tức gần tới thời khắc cúng giao thừa mới dám về nhà. Tâm trạng ấy, hoàn cảnh ấy chúng ta vẫn hay bắt gặp ở những người nông dân nghèo trong các sáng tác của Trần Tiêu. Chỉ vài dòng miêu tả, nhà văn đã tái hiện lại sinh động cái tục lệ ấy ở làng quê Bắc Việt. Đây là cảnh đi đòi nợ đêm ba mươi Tết ở làng Cầm. “Trên các đường làng, trong các ngõ xóm, những ngọn đèn đỏ nhấp nháy như ma trơi. Ấy là đèn chai của những chủ và khách nợ đi lại đòi khất.

Trong yên lặng, thỉnh thoảng vang lên những tiếng nguyền rủa, những tiếng cãi cọ lẫn tiếng chó sủa. Từng hồi tù và inh ỏi tiếp sau những tiếng trống cầm canh”. [29, 62] Và tội hơn cả là cảnh nhà nghèo chạy trốn chủ nợ. Gia đình bác Chính cũng khơng tránh khỏi nạn ấy. Có được cái Tết no đủ như năm nay vợ chồng bác không khỏi đơi chút ngậm ngùi nhớ lại những năm đói kém. Mới năm ngối đây thôi, trong khi người ta vui mừng về Tết bao nhiêu thì bác lo lắng khổ sở bấy nhiêu. “Bác nhớ chiều ba mươi chợt nghe ngồi cổng có tiếng the thé của bà khán, hai vợ chồng bác giật nẩy mình, cùng nhau chạy trốn sang nhà hàng xóm, vì đã biết bà kia có tiếng nặc nơ.

Bác còn như văng vẳng nghe thấy những lời nguyền rủa dữ dội của bà khán kéo dài mãi đến tối. Đêm hôm ấy gần giao thừa, vợ chồng mới dám lóp ngóp về. Thấy mất cái bát hương, mà bà khán đã bắt nợ bỏ vào thúng mang đi, bác trai ứa hai hàng nước mắt, sụt sùi khấn trước bàn thờ, xin ông bà ơng vải đại xá, chỉ vì nghèo túng mà đến nỗi phải phạm đến danh dự gia tiên… Mấy hôm tết, hai vợ chồng không dám đi đâu, chỉ sợ gặp bà khán. Bà ấy mà “chưởi” thì rơng cả năm”[29, 38 - 39]. Phải là người gắn mình và thấu hiểu sâu sắc về đời sống của người dân quê, Trần Tiêu mới có thể viết những dịng miêu tả chính xác và đầy cảm động như vậy!

Ở làng q, Tết khơng chỉ riêng của từng gia đình mà cịn là của cả làng, cả làng cùng ăn Tết. Thế nên, cứ mỗi năm Tết đến lại có cảnh nhiều nhà chung nhau mổ lợn, giết bị; cảnh những người khơng biết gói bánh đi nhờ những người sành gói gói dùm đơi ba địn bánh tét, vài cặp bánh chưng; rồi cảnh nhiều nhà chung nhau nồi bánh,… tất cả đã làm nên một cái Tết đầm ấm trong tình làng nghĩa xóm. Ngày Tết của người dân làng Cầm cũng có đầy đủ những cảnh ấy. Chỉ qua một vài mẩu đối thoại nhỏ giữa các nhân vật, Trần Tiêu đã giúp người đọc nhận biết được vẻ đẹp của phong tục ấy. Đây là đoạn đối thoại giữa bác Chính gái với cụ cán Bích.

“Bác gái vào buồng, têm trầu bày lên đĩa bưng ra. Rước cụ xơi trầu ạ.

Được, mặc tôi, bác cứ để đấy, đi làm nốt mớ hành rồi chốc nữa hai bác với cháu Mít sang gói giúp chúng tơi ít bánh nhé?

Vâng, chúng cháu cũng định chốc nữa sang làm giúp cụ đấy. Nhà cháu có mươi mười lăm chiếc định đem sang nhờ cụ, có được khơng?

Sao lại chẳng được! Ừ, mà Tết nhất cũng nên bày cho vui, có nêu cao, phải có pháo nổ, bánh chưng xanh chứ lị.

Ơng cán vừa nói vừa rung đùi ra vẻ đắc chí.

Dạ. – Bác gái cười tủm tỉm, trong lòng bác hoan hỉ lắm.” [29, 55]

Có lẽ, những cảnh ấy, ngày nay vẫn còn ở hầu hết khắp các vùng quê trên đất nước ta. Chính những sự chung nhau nhỏ nhặt ấy càng thể hiện rõ, ngày Tết không chỉ của riêng ai, đó là ngày lễ quan trọng đối với tất cả mọi người. Tết là của đất trời, của cộng đồng.

Giao thừa mới thực sự là thời điểm chính thức để cả làng ăn Tết. Đây là giờ phút giao tiếp giữa hai năm cũ và mới. “Đêm hôm ba mươi Tết người ta không đi ngủ sớm. Người ta thức để chờ đợi giây phút thiêng liêng của một năm: giây phút giao thừa.[…] Năm mới sắp sang, mọi người hồi hộp chờ đợi với bao nhiêu niềm hi vọng. Người ta được thêm một tuổi, và với giờ phút giao thừa, năm cũ sẽ ở lại cùng với tất cả mọi sự không hay, và năm mới đến sẽ mang nhiều điều tốt lành lại”. [2, .324] Với miền Bắc, đêm ba mươi, giờ phút lặng lẽ trôi với trời tối đen như mực, rồi cái rét lạnh điểm thêm những hạt mưa phùn cuối năm lớt phớt. Cũng những giọt mưa này, sau giao thừa, sang năm mới, đó sẽ là những giọt mưa xuân đem lại sinh khí mới cho cỏ cây, cho cuộc sống con người. Vì thế, hơn bất cứ thời điểm nào, giờ phút giao thừa luôn được mọi người nghiêm trang chờ đợi.Viết về ngày Tết cổ truyền của dân tộc, nhất là ngày Tết ở làng quê Bắc Bộ, các nhà văn, nhà thơ đều có nói

Một phần của tài liệu văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của trần tiêu (Trang 41 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)