Tục khao vọng, với những biểu hiện quá mức nơi làng xã Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của trần tiêu (Trang 37 - 40)

1. Tệ đoan d (id) Mối tệ, điều tệ hại xã hội (Từ điển Tiếng Việt 1992)

2.2.2. Tục khao vọng, với những biểu hiện quá mức nơi làng xã Bắc Bộ.

Khác với mỹ tục yến lão, tục khao vọng gắn liền với ngơi thứ. Dân gian có câu: “Vơ vọng bất thành”, nghĩa là: bất kì ai khi đã có ngơi thứ, có chân khoa mục, có phẩm hàm đều phải khao vọng thì mới chính thức được cơng nhận, mới được dự việc làng, có chỗ ngồi ở chốn đình trung, có cỗ ăn, phần biếu. Tục này vốn xuất phát từ truyền thống trọng danh và văn hóa ứng xử của dân tộc ta. Trọng danh là sự biểu hiện cụ thể về tinh thần hiếu học, về ước mơ đổi đời của những người nông dân nghèo ở khắp làng quê Việt Nam. Từ xưa, hình ảnh những người học trò nghèo quanh năm suốt tháng dùi mài kinh sử, đặc biệt ở Bắc Bộ, hình ảnh những người vợ sớm hôm tảo tần nuôi chồng ăn học với mong muốn một ngày kia chồng thi cử đỗ đạt, bái tổ vinh quy để được mở mày mở mặt với xóm làng đã quen thuộc với chúng ta. Niềm vui thi đỗ ấy bao giờ cũng được thể hiện bằng việc mở tiệc mời làng, mời xóm đến chung vui mà chúng ta quen gọi là ăn khao. Việc ăn khao mỗi khi đạt được niềm vui, thành quả nào đó đã trở thành lối ứng xử đẹp trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Và không biết từ bao giờ, việc ăn khao ấy đã trở thành một tục lệ ở làng quê Bắc Bộ. Mà đã là tục lệ thì sẽ có những quy định cụ thể. Và từ chỗ tự nguyện, khao vọng đã trở thành một sự bắt buộc của làng đối với những người thi cử đỗ đạt, mỗi khi được nhận chức, thăng chức. Chức nhỏ tiệc nhỏ, chức càng to tiệc khao vọng càng phải long trọng, càng tốn kém. Và mỗi khi khao vọng, chủ nhà phải mời từ hàng xã đến hàng thôn, từ chức nhỏ đến chức to. Cỗ bàn phải đầy đủ, phải có phần quà biếu cho những vị có chức sắc trong làng. Đối với những người nghèo, khao vọng nhiều khi đã trở thành nỗi lo nhiều hơn là niềm vui.Chính vì thế, từ chỗ là nét đẹp của văn hóa, tục khao vọng đã có những biểu hiện phản văn hóa.

Lệ làng quy định thế, cho nên, những người nghèo thì lo nghĩ cịn những người có chức có quyền ở làng xã thường rất thiết tha, ham muốn có được cỗ ăn lớn, phần biếu nhiều.

Chính điều này đã gây nên nhiều tệ đoan cho tục ngôi thứ và bị người đời thường mỉa mai gọi là “chủ nghĩa xơi thịt đình trung”. Thêm vào đó, thời kỳ này, thực dân Pháp đã nhúng tay vào chi phối các thể chế xã hội ở nông thôn Bắc Bộ. Chúng lợi dụng lệ làng, phát huy tính tự trị (nhưng không phải là chế độ tự trị cổ truyền), khuyến khích việc mua nhiêu, bán xã, tranh quyền, tranh chức,… làm cho các tục lệ ở làng quê ít nhiều đã bị biến chất, trong đó có tục khao vọng. Viết về nơng thơn vào thời kì này, Trần Tiêu cũng đề cập đến tục khao vọng, mặc dù ơng khơng đi vào lý giải vì sao có những biến chất ấy nhưng người đọc dễ dàng nhận thấy rằng: qua hình ảnh của những buổi lễ khao vọng, nhà văn đã chỉ rõ: mặt trái của những đám khao vọng thực chất là sự phơi bày những thói ăn bẩn, ăn tham của các quan viên, hàng xã, đem đến thêm những gánh nặng cho cuộc sống vốn đã có nhiều khó khăn của người nơng dân nghèo chốn thôn ổ. Đây cũng là một nội dung khá đặc sắc trong các sáng tác của ông. “Sau lũy tre” là tác phẩm thể hiện thành công nội dung này.

Theo lệ làng, sau khi Chính đã mua được chức lý thơn thì cả hai vợ chồng phải lo “làm rượu để mời” thơn. Tác giả nhấn mạnh: “Mời thơn thơi, vì từ lý trưởng trở lên mới được phép mời làng. Thế cũng may. Với cái vốn cỏn con thì mời làm sao đủ”. [31, 70] Dù là chỉ mời thôn thôi nhưng đã là miếng ăn, liên quan đến khao vọng, đến thơn, đến xóm, tất cả phải được chuẩn bị một cách chu đáo. Thậm chí phải cần người có kinh nghiệm đi trước bày đường từ khâu chuẩn bị cho đến khi cỗ bàn bày ra để đón tiếp quan vơn.

Cảnh ấy được Trần Tiêu mô tả một cách khá chi tiết và đầy giọng châm biếm, mỉa mai. “Mặt trời lên khỏi ngọn tre thì cỗ bàn vừa sắp xong. Trên cái chạn dài suốt gian nọ gian kia, mâm thau mâm gỗ bày la liệt. Ngoài những đĩa thịt lợn, đĩa lòng còn thấy con cua luộc đỏ tươi và đĩa xơi vàng ửng. Ơng cựu hai tay chống cạnh sườn, đi theo dọc chạn xem xét từng mâm một. Ơng vừa đi vừa tủm tỉm cười: “nói đùa chứ, cỗ mà có con cua với khúc cá rán trơng nổi hẳn lên”. […] Thỉnh thoảng ông ngừng bước thét to lên: “Này, bác xã Mùi! Mâm này sao lại thiếu đĩa giò lụa... mà mâm này lại thừa đĩa “củng quẳng”. Tơi khơng sốt lại mà chẳng chết à!”. [31, 74 - 75]

Và đây là lời người đi trước, có kinh nghiệm trong việc khao vọng, chỉ cách cho người đi sau về khâu đón tiếp. “Sáng mai, lúc quan vơn hàng thôn đến, chú phải ra đứng tận cổng, vái từng ông một, chú nhớ, cả đến ơng xã mình cũng phải vái tuy mình hơn người ta. Tuần trầu nước chú phải đứng mời từng bàn. Cần nhất là lúc ăn uống chú phải mời mọc săn sóc đến chỗ các cụ ln. Bây giờ thì chú phải mua hay mượn lấy vài ba cỗ tổ tôm, để đêm nay các quan vơn đánh chơi. Đừng mượn những cỗ tã quá. Dạo nọ anh quản Hội chỉ vì mấy cỗ

tổ tơm mà người ta nói cho đáo để... Trong túi chú lúc nào cũng phải có dăm sáu đồng đề phịng ơng nào hỏi đến thì bỏ ra. Chú đừng sợ mất đâu. Thế nào rồi họ cũng trả. Lệ ăn mừng là phải thế. Chú phải “sắng” lấy hai bộ khay đèn. Được cái số ấy xóm ta cũng sẵn. Chú mua lấy hai hộp chính cống. Hộp mười chứ đừng lấy hộp năm, kẻo người ta bảo mình sẻn”. [31, 71 - 72]

Nói như Vu Gia: “Đọc những dịng này, ngẫm kỹ các cụ ngày ấy khá cao tay. Biết miếng ăn là miếng nhục, nên các cụ đặt ra nhiều cái lệ để cho mọi người thấy không phải hễ có tiền là muốn mời ai đến ăn cũng được. Anh có giàu nứt tường đổ vách cũng mặc kệ, mời riêng một vài người là quan hệ cá nhân với nhau, chứ cịn mời thơn, mời làng là phải theo thứ bậc; thậm chí có thứ bậc thật đấy song anh là người ăn ở khơng phải đạo thì mặc sức bày mâm cỗ ra đó mà mời... ruồi, mời nhặng”. [16,194 - 195]

Bày biện thế, kiểu cách thế, nhưng một khi đã ngồi vào bàn cỗ với rượu thịt ê hề, các cụ, các anh, từ hàng lý trưởng, hàng khán, hàng xã,... nói đủ thứ chuyện. Bàn tiệc bỗng chốc trở thành một cuộc “đấu xảo lớn bằng miệng”. “Trước hết các ơng nói về lợn. Ơng thì khen con lợn ở ngồi văn miếu béo, ơng chê giị xấu. Rồi từ con lợn ấy, các ơng nói đến con lợn ngày “đại tuyết”, con lợn năm ngối năm xưa, con lợn nhà ơng lý này, con lợn nhà ông xã nọ... Thật là cuộc đấu xảo lớn.” Và cứ thế, “cỗ bàn bưng lên, các ông nốc rượu vào, câu chuyện lại càng thêm hăng hái. Tiếng ồn ào như chợ phiên khơng cịn nghe ra câu gì nữa. Thế cũng xong”. [31, 76 - 77]

Tàn buổi tiệc là những gánh nặng thiếu thốn tiền của mà người nông dân phải gánh chịu. Vợ chồng Diếc cũng thế. Cảnh ấy – hậu trường của buổi lễ khao chức lý thôn cho Chính được tác giả miêu tả thật chua xót và đầy sự cảm thơng sâu sắc. “Khi khách khứa cùng với những tiếng ồn ào ra khỏi nhà lý Chính, sự yên lặng trở lại, không phải sự yên lặng của một ngày thường, mà sự yên lặng lạnh lẽo, buồn tẻ, ảm đạm như sau một cuộc tàn phá.

Vợ chồng ngồi trên ngưỡng cửa cùng lộ vẻ lo lắng. Vợ cười gượng và nói: - Này, mình ạ, bữa rượu thế mà hết gần năm chục đấy.

Chồng ngạc nhiên:

- Có, làm gì đến chừng ấy!

- Này nhé, mình tính xem, mười sáu đồng con lợn này với chục bạc vừa trầu cau vừa chè, thế là... hai mươi sáu đồng, với năm đồng bạc rượu là đi ba mươi... mốt đồng, tám đồng ký đơn là đi... ba mươi chín đồng với hai đồng thuốc phiện, ba đồng tổ tôm bỏ ra cho họ

vay, mới tính thế đã tới hơn bốn chục rồi. Lại cịn tơm, cá vặt vãnh này khác không tới năm chục ư?”[31, 80 - 81]

Thế mà các cụ có hiểu cho đâu, vì thể thơn, vì lệ làng, mà các cụ, những người nắm giữ chức quyền nơi thơn ổ phải bày vẽ cho đúng bài bản. Đó mới chỉ là khao, mà theo tục lệ, khao bao giờ cũng đi đôi với vọng. “Vọng, nghĩa là được người ta trông lên (với ý nghĩa cao đẹp, mong muốn). Lệ vọng phải nạp tiền cho làng, ngơi cao thì lệ nặng, bậc thấp thì lệ nhẹ, tùy tục mỗi làng” [35, 481].

Lệ làng đã định, các cụ mặc sức địi hỏi, chỉ có người dân nghèo mới thật đáng thương. Đấy cũng là nỗi lịng của vợ chồng Diếc: khơng biết rồi đây, cái oai của ông lý thôn sẽ đem đến những lợi lộc gì cho gia đình, mà ngay lúc này, trước mắt họ là cả một nỗi lo lớn về sự thiếu thốn, nợ nần chồng chất. Vì ngày mai vợ chồng Diếc cịn phải sắng đồ để đi trình các cụ, số trăm bạc chồng cho làng khi làng hỏi đến... Tất cả đều từ phong tục, từ lệ làng, từ những tệ đoan do tục khao vọng mà ra và những người nơng dân lương thiện chỉ biết cúi đầu, nín lặng làm theo.

Vẫn có ý kiến cho rằng, viết về nơng thơn, Trần Tiêu không thực sự xuất sắc như các nhà văn hiện thực đương thời, nhưng chúng tôi nhận thấy, qua những trang viết rất thực về phong tục tập quán, về cả mỹ tục lẫn hủ tục đang diễn ra trong đời sống của người dân quê vùng đồng bằng Bắc Bộ thì tác phẩm của ơng vẫn đậm chất hiện thực. Đó là bức tranh hiện thực về cuộc sống nơi thơn dã vừa có sự khơi hài, đầy châm biếm với những biểu hiện của “chủ nghĩa xơi thịt đình trung”, vừa có cả sự thống khổ, thiếu hiểu biết của người nơng dân nghèo, lạc hậu. Và nói như Vu Gia: “Đọc những gì ơng đã viết về phong tục, hầu như ai cũng biết, nhưng ai cũng thấy rất “thật”, vì nó gắn liền với cuộc sống cụ thể, con người cụ thể”[16, 324]. Vì vậy, có thể nói, những trang viết về phong tục tập quán là những trang văn mang ý nghĩa xã hội nhân sinh sâu sắc của Trần Tiêu.

Một phần của tài liệu văn hóa làng xã vùng đồng bằng bắc bộ trong sáng tác của trần tiêu (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)