1. Tệ đoan d (id) Mối tệ, điều tệ hại xã hội (Từ điển Tiếng Việt 1992)
2.1.2 Lối ứng xử theo tục lệ, một biểu hiện cho tính tự trị ở làng quê.
Gắn với đình làng, xuất phát từ sự phân chia ngôi thứ là lối ứng xử theo tục lệ. Đó là lối ứng xử theo tình, là biểu hiện rõ nét cho cái được gọi là “lệ làng”. Đây là sản phẩm của cộng đồng làng xã vốn được xây dựng trên nền tảng của gia đình, dịng tộc như ở làng quê Bắc Bộ. Hạn chế lớn nhất của việc phân xử theo tục lệ là có lúc tình át lý, lệ thay luật “Một bồ cái lí khơng bằng một tí cái tình”. Rõ ràng, hậu quả để lại sau lối phân xử ấy là hàng loạt những bất công mà người dân lương thiện không chức vị phải gánh chịu.
Câu chuyện xích mích giữa hai gia đình xã Khoản và xã Cỏn trong truyện “Ai phải” đã mở ra trước mắt người đọc bức tranh phân xử theo tục lệ ối oăm ở chốn đình trung. Đó là câu chuyện đào ao, vớt bùn để tạo thêm nguồn sinh nhai mới của gia đình xã Khoản với việc gia đình xã Cỏn bị đau mắt. Hai việc tưởng chừng như không hề liên quan gì đến nhau. Thế nhưng, vì sự mê tín, họ - những người nông dân này - đã dựng lên màn kiện tụng cười ra nước mắt ở chốn đình trung.
Dân gian có câu “một người làm quan, cả họ được nhờ”. Câu nói ấy đặt chung với lối phân xử ở đình làng thật đúng nghĩa. Bởi như trên đã phân tích, thứ bậc chốn đình trung có ý nghĩa rất quan trọng. Người có chân quan viên ra chốn đình đám có danh có giá, có quyền ăn nói. Thế nên, mặc dù đã có lý Hiểu, một đàn anh trong họ nhà lên tiếng giúp, nhưng vì“lý sự của ơng có phần chắc chắn, song lời ông vừa khẽ vừa dè dè, nghe mất cả hùng hồn” .Mà ngược lại, “lý Tảo, bác ruột của xã Cỏn, một bực lão, đạo mạo có vai vế trong làng”, và chỉ vì “tiếng ơng nói oang oang. Chức vị cao quý của ông lại càng làm cho lý sự của ông thêm
vững như bàn thạch”. [32, 34 - 35]. Và ông cũng rất khôn khéo như nhắc đến “cái vườn thuộc kiểu địa lý tối can hệ của làng” của ông [32, 35 - 36].
Liên quan đến đình, tức thì khơng cần phân xử “ai phải”, các cụ lập tức phán: “bắt tên Khoản lập tức phải gánh bùn đổ xuống ao, đem cau trầu ra đình tạ tội và sửa lễ gà xơi tạ ơng thổ cai quản cánh đồng có ngơi mộ tam đại nhà xã Cỏn”. [32, 36]
Tác giả rất đúng đắn, đầy chua xót mỉa mai khi bình phẩm: “Phép vua cịn thua lệ làng, mà lệ làng ở như mồm các cụ đặt ra.” [32, 36] Và hậu quả, sự thiệt thịi chính những người dân lương thiện, khơng chức vị phải gánh chịu. Phải là người thấu hiểu sâu sắc tâm lý, nỗi lòng của người dân quê, tác giả truyện “Ai phải” mới nhận thấy “Cả ngày hơm ấy, Khoản hì hục gánh bùn đổ xuống ao, mồ hơi, mồ kê tn ra đầm đìa. Trên gị má những giọt… không biết mồ hôi hay nước mắt.” [32, 36]
Có thể nói, văn hóa chốn đình trung - cụ thể là xoay xung quanh vấn đề ngôi thứ - là nét đặc trưng tạo nên tính tự trị và sự tồn tại lâu đời của làng xã Bắc Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Ngơi thứ ở làng xã Bắc Bộ xưa là dấu vết của nền văn minh dân tộc. Nhưng theo thời gian, đặc biệt là khi xã hội Việt Nam đã bắt đầu có sự pha trộn, du nhập của văn hóa phương Tây từ những năm 30 – 45 cùng với cái nhìn của một nhà văn được đào tạo theo lối Tây học như Trần Tiêu, thì câu chuyện ngơi thứ thực chất đã trở thành gánh nặng, nó như những hủ tục đang đè lên đơi vai của những người nông dân nghèo vốn không hám danh. Họ chỉ muốn an phận làm ăn nhưng vì phong tục của làng xã ép buộc, họ đành phải chấp nhận miễn cưỡng làm theo.