1. Tệ đoan d (id) Mối tệ, điều tệ hại xã hội (Từ điển Tiếng Việt 1992)
2.2. Phong tục tập quán
Phong tục là những thói quen sinh hoạt đã ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đa số mọi người chấp nhận và làm theo, trở thành thuần phong mĩ tục. Người Việt Nam có câu “đất lề quê thói” để chỉ mỗi vùng quê có những phong tục tập quán riêng. Phong tục làng quê cổ truyền Việt Nam chứa đựng, kết tinh thành những mỹ tục thể hiện sức sống và bản sắc dân tộc.
Làng xã vùng Bắc Bộ có thể được coi là cội nguồn của văn hóa Việt. Đây là nơi hình thành và cất giữ rất nhiều phong tục tập quán của văn hóa dân tộc. Nhiều nhất vẫn là những phong tục liên quan đến đời sống cộng đồng của cư dân nông nghiệp như: tục yến lão, lễ khao vọng… Viết về nông thôn, cụ thể là viết về phong tục tập quán ở làng quê Bắc Bộ,
Trần Tiêu đã cho thấy ơng có một cái nhìn riêng về nơng thơn so với các nhà văn đương thời.
Những năm 30 – 45, xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi phức tạp. Từ những biến động của cục diện chính trị, quân sự đến những thay đổi lớn lao của xã hội đã tác động đến sự phát triển của văn học nghệ thuật đương thời. Cùng với đó là sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương (3 – 2 – 1930), của Mặt trận Dân chủ (1936 – 1939) đã tạo đà thắng thế cho mảng văn học hiện thực Việt Nam. Và nông thôn với vần đề cần lao, vấn đề đời sống người dân cày, … đã trở thành đề tài nóng bỏng, có sức lơi cuốn đặc biệt đối với các nhà văn hiện thực. Người ta khai thác nơng thơn với rất nhiều khía cạnh. Nóng bỏng nhất là mâu thuẫn đối kháng giữa tầng lớp nông dân nghèo với các thế lực thực dân phong kiến. Chúng ta có thể kể đến rất nhiều nhà văn với các tác phẩm xuất sắc viết về đề tài này như: Nam Cao với Chí Phèo, Lão Hạc, Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Việc làng, Nguyễn Công Hoan với Bước đường cùng, Vũ Trọng Phụng với Vỡ đê… Các tác phẩm này đã tập trung lên án sự áp bức bóc lột của thế lực thực dân phong kiến đã dẫn người nông dân nghèo đến nguy cơ bị tha hóa. Có thể nói rằng, cùng với sự ra đời của các tác phẩm ấy, cách mạng Việt Nam như được tiếp thêm một phần sức mạnh để tiến đến giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Khác với cách thể hiện và nhìn nhận về nơng thơn như các tác giả trên, cùng trong thời điểm đó, Trần Tiêu cho ra đời các tác phẩm “Con trâu”, “Truyện quê”, “Sau lũy tre”, … tất cả đều viết về nông thôn. Như tên gọi của nhan đề các tác phẩm, viết về nông thôn Trần Tiêu không đề cập đến vấn đề được xem là “nóng bỏng” như cách nhìn của các nhà văn hiện thực đương thời mà ơng đi vào tìm tịi miêu tả những lề thói, những lễ nghi phong tục, những hội hè, đình đám, những sinh hoạt về cả vật chất lẫn tinh thần, có cả những điều hay lẫn điều dở, vốn rất gần gũi và đang diễn ra hằng ngày trong đời sống của người dân quê. Và chúng tơi cho rằng, qua những tìm tịi, phát hiện này, ơng muốn thể hiện thái độ trân trọng đối với những nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc trước những biến động của lịch sử nước nhà, đồng thời phê phán những hủ tục, những biểu hiện phản văn hóa trong đời sống làng xã Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.