Các hoạt động chủ yếu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Hoàn thiện công tác định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 50 - 52)

- Các bước tiến hành:

2.1.3. Các hoạt động chủ yếu:

Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh từ năm 2011 đến 2014

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của ABBANK.)

Kết thúc năm 2014, nền kinh tế Việt Nam đã dần khắc phục được những khó khăn và có những tín hiệu khởi sắc, những bất ổn của kinh tế vĩ mô đã được kiểm soát và nền kinh tế đã dần đi vào quỹ đạo tăng trưởng. Tuy còn nhiều thách thức, nhưng các điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi chính là cơ hội để hoạt động ngân hàng trong năm 2014 bước đầu gặt hái được những kết quả khả quan. Trong bối cảnh chung đó, hoạt động kinh doanh của ABBANK năm 2014 được đánh giá có nhiều điểm sáng nổi bật. Tổng tài sản đến năm 2014 đạt 67.465 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2013 và tăng gần 62,4% so với năm 2011. Dư nợ cho vay đạt 42.633 tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch năm 2014 và tăng 14% so với năm 2013. Nguồn vốn huy động đạt 60.911 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2013. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giai đoạn 2013 – 2014 sụt giảm mạnh so với những năm 2011 – 2012, từ 404.4 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2011, đến năm 2014 lợi nhuận trước thuế của ngân hàng là 199.758 tỷ đồng. Điều này là do trong năm 2013 – 2014 phần trích dự phòng cho các khoản rủi ro tín dụng là rất lớn, chiếm tỷ lệ lớn so với lợi nhuận thuần của ngân hàng, như năm 2013 trích dự phòng là 429.566 tỷ đồng, năm 2014 trích dự phòng là 533.463 tỷ đồng.

+ Tình hình huy động vốn:

Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự phát triển kinh doanh, ngân hàng TMCP An Bình kịp thời đưa ra các định hướng, chính sách khách hàng và lãi suất trong từng giai đoạn biến động của thị trường, đồng thời tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi nên tình hình huy động vốn của ABBANK ngày càng phát triển.

Ta có biểu đồ chi tiết về số vốn huy động được của ngân hàng TMCP An Bình từ năm 2011 đến năm 2014:

Biều đồ 2.2: Kết quả huy động vốn của ABBANK qua các năm

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của ABBANK.)

Năm 2012 là năm ngân hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn như: áp lực về biến động lãi suất, tỷ giá, giá vàng, lạm phát trên thị trường trong nước và quốc tế. Các chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát và nâng cao chuẩn an toàn hoạt động cũng là áp lức không nhỏ đối với ngân hàng. Kết thúc năm 2012, tổng vốn huy động đạt 40.355 tỷ đồng, tăng 15,47% so với năm 2011, mức tăng trưởng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2014. Tuy nhiên bước sang giai đoạn 2013-2014, tình hình huy động vốn của ngân hàng đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động năm 2013 đạt 26,28% - tương đương 10.607 tỷ đồng, tổng số vốn huy động năm 2014 đạt 60.911tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2013.

Trong tổng số vốn huy động của ABBANK, kết quả huy động vốn tập trung chủ yếu ở khối khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Trong năm 2014, tổng huy động khối khách hàng doanh nghiệp đạt gần 26.464 tỷ đồng chiếm khoảng 43,46% tổng huy động toàn hệ thống. Tổng huy động khối khách hàng cá nhân đạt 29.726 tỷ đồng chiếm khoảng 48,8% tổng huy động toàn hệ thống.

Trước áp lực cạnh tranh với các kênh huy động vốn khác như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, trái phiếu chính phủ,…, và áp lực cạnh tranh huy động vốn từ ngân hàng khác ABBANK đã có nhiều giải pháp tăng cường huy động vốn như đa dạng hóa các hình thức huy động vốn thông qua việc mở tài khoản thanh toán, dịch vụ thẻ, các hình thức sản phẩm gửi tiền khuyến mãi hấp dẫn. Ngoài ra việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng trong thời gian qua đã góp phần thu hút được một khối lượng tiền nhàn rỗi của tổ chức kinh tế và dân cư.

Giám sát và thanh lý tín dụng Quản lý nợ có vấn đề

Quản lý rủi ro nghiệp vụ : Trong những năm gần đây, hoạt đông quản lý rủi ro của ABBANK tiếp tục được thực hiện theo tiêu chuẩn Basel II và đạt được một số thành công nhất định như: thực hiện thành công việc xây dựng và áp dụng các công cụ xác định, đo lường và giám sát rủi ro (tự đánh giá và kiểm soát rủi ro RCSA, các chỉ số rủi ro chính KRIs…). Đồng thời ABBANK cũng đã thực hiện phối hợp các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống duy trì đường dây nóng báo cáo sai phạm, thực hiện luân chuyển định kỳ các cán bộ ở một số vị trí nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro. Bên cạnh đó ABBANK cũng thực hiện hoàn thiện hệ thống văn bản, đưa ra các chương trình tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tự kiểm soát rủi ro của cán bộ công nhân viên….

Quản lý rủi ro tín dụng: Trong những năm vừa qua, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn bộ hệ thống kinh tế Việt Nam, do đó tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi tăng cao, phát sinh nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng. Do đó ABBANK đã đẩy mạnh hoạt động quản lý rủi ro tín dụng bằng việc xây dựng chính sách, cơ chế và phát triển nguồn lực tín dụng, xây dựng và quản lý hệ tống xếp hạng tín dụng khách hàng, quản lý chặt chẽ danh mục đầu tư tín dụng.

+ Phát triển mạng lưới: Tính đến 31/12/2014 ABBANK đạt 146 điểm giao dịch bao gồm 01 sở giao dịch, 29 chi nhánh, 101 phòng giao dịch và 15 quỹ tiết kiệm trên 29 tình và thành phố, tăng 1 điểm giao dịch so với năm 2013.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Hoàn thiện công tác định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w