Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP An Bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Hoàn thiện công tác định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 52 - 56)

- Các bước tiến hành:

2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP An Bình

2.2.1.1. Quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP An Bình

Theo quyết định số 186/QĐ-TGĐ.12 ngày 18/04/2012, quy trình cấp tín dụng tại ABBANK bao gồm 5 bước như sau:

Hình 2.2. Quy trình cấp tín dụng tại ABBANK Bước 1: Tiếp cận khách hàng/lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng:

Chuyên viên QHKH tiếp nhận hồ sơ, tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập, cung cấp hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thiết theo quy định.

Bước 2: Thẩm định và tái thẩm định tín dụng:

Thẩm định và kiểm soát thẩm định tín dụng:

a, Thẩm định tín dụng:

Sau khi tiếp cận khách hàng và thu thập các thông tin cần thiết, chuyên viên QHKH tiến hành các nội dụng sau:

+ Tư cách pháp lý, uy tín khách hàng;

+ Năng lực hoạt động kinh doanh và tài chính của khách hàng;

+ Phương án kinh doanh/dự án đầu tư, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng;

+ Các ngồn vốn tự có, vốn vay khác tham ra vào Dự án/phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng;

+ Gửi hồ sơ tài sản lên phòng thẩm định giá tài sản đối với những tài sản là BĐS, ĐS… theo quy định của ABBANK trong từng thời kỳ;

+ Các vấn đề rủi ro có thể phát sinh và biện pháp quản lý.

Việc thẩm định tín dụng của chuyện viên QHKH phải được thể hiện bằng Báo cáo thẩm định. Sau khi hoàn thành, CV QHKH trình Báo cáo thẩm định và toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng lên Trưởng/Phó phòng GD/QHKH thực hiện kiểm soát nội dung thẩm định tín dụng.

Trưởng/Phó phòng GD/QHKH thực hiện kiểm soát nội dung thẩm định tín dụng của CV QHKH. Hồ sơ sau khi kiểm soát nếu vượt hạn mức thẩm quyền phê duyệt của Trưởng/Phó phòng GD/QHKH, CV QHKH tiếp tục trình hồ sơ đến Phòng Tín dụng tại CN/SGD

Tái thẩm định tín dụng và kiểm soát tái thẩm định tín dụng

a, Tái thẩm định tín dụng

CV Tín dụng/CV Tái thẩm định tín dụng/các cấp được giao nhiệm vụ tái thẩm định tín dụng tiến hành: Đánh giá lại các nội dung thẩm định tín dụng, đánh giá các rủi ro có thể phát sinh và biện pháp xử lý rủi ro.

b, Kiểm soát tái thẩm định tín dụng:

Trưởng/Phó phòng tín dụng/Tái thẩm định tín dụng thực hiện kiểm soát lại nội dung thẩm định tín dụng của CV Tín dụng/Tái thẩm định tín dụng theo chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền được giao.

Bước 3: Cấp tín dụng/phê duyệt tín dụng:

Các cấp phê duyệt thực hiện xem xét, phê duyệt cấp tín dụng trong thẩm quyền phê duyệt được Tổng giám đốc/ HTQT ABBANK ủy quyền từng thời kỳ.

Bước 4: Thủ tục tín dụng và giải ngân:

Chuyên viện quản lý tín dụng, CV QHKH có trách nghiệm hỗ trợ chuyên viên quản lý tín dụng trong việc hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng, theo đúng phê duyệt cấp tín dụng, theo quy trình giải ngân và các quy định của ABBANK trong từng thời kỳ.

Bước 5: Giám sát, thanh lý tín dụng và quản lý nợ có vấn đề:

Sau khi tiến hành giải ngân, CV QHKH phải thường xuyên theo dõi khoản cấp tín dụng , kiểm tra tình hình sử dụng vốn, đôn đốc, nhắc nợ khách hàng, yêu cầu khách hàng thực hiện các điều kiện sau giải ngân ( nếu có). Ngoài ra, CV QHKH phải định kỳ thực hiện đánh giá khoản cấp tín dụng, kịp thời phát hiện các dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro trong việc trả nợ của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.

CV Quản lý tín dụng phối hợp với CV QHKH trong việc theo dõi thực hiện các điều kiện phê duyệt, bổ sung chứng từ/hồ sơ, thông báo nhắc nợ khách hàng.

CV Giám sát tín dụng thực hiện giám sát tín dụng theo quy định của ABBANK.

2.2.1.2. Kết quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP An Bình

Trong thời điểm nền kinh tế đang gặp nhiều khăn như hiện nay thì mức độ cạnh tranh tìm khách hàng vay vốn đang diễn ra rất mạnh mẽ, khách hàng có nhiều lựa chọn trong việc tìm ngân hàng để vay vốn. Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động sinh lợi nhuận chính của mỗi ngân hàng, vì vậy hoạt động cho vay chiếm vị trí cực kỳ quan trọng trong hệ thống các hoạt động của các ngân hàng, ABBANK cũng không ngoại lệ. Do đó trong những năm qua ABBANK đã liên tục đổi mới các sản phẩm cho vay để phù hợp với từng thời điểm, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay để mở rộng đối tượng khách hàng, ra đời nhiều phòng ban mới nhằm đến những đối tượng khách hàng mới như: thành lập trung tâm SME để mở rộng phân khúc khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển đổi mô hình Phòng giao dịch Hoàng Cầu thành Trung tâm chăm sóc khách hàng đặc biệt…

Biểu đồ 2.3 : Kết quả hoạt động cho vay qua các năm của ABBANK

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm của ABBANK.)

Hoạt động cho vay của ABBANK thể hiện qua dư nợ tín dụng qua các năm, qua biểu đồ trên ta thấy dư nợ tín dụng của ABBANK tăng dần qua các năm, tổng dư nợ tín dụng năm 2014 tăng 5.075 tỷ đồng, biên độ tăng mạnh nhất là thời kỳ năm 2012 - 2013 do đó là thời kỳ phát triển mạnh của nền kinh tế sau khủng hoảng năm 2012. Tổng dư nợ năm 2012 tương đồng với năm 2011, đây là thời kỳ kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Bước qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, ABBANK đã có nhiều giải pháp và chiến lược kinh doanh phù hợp để tăng trưởng dư nợ tín dụng, điều này thể hiện ở chỉ số tổng dư nợ năm 2014 tăng 22.508 tỷ đồng so với năm 2011.

Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động cho vay theo nhóm khách hàng của ABBANK qua các năm

Đơn vị: Tỷ đồng

Khoản Mục

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tỷ Đồng % Tỷ Đồng % Tỷ Đồng % Tỷ Đồng % 1, Cho vay các TCTC khác 210 1,05 4.509 19,37 13.921 37,04 14.267 33.46

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ Hoàn thiện công tác định giá bất động sản trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w