Thường xuyên tổ chức nghiên cứu môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 40 - 41)

Thứ nhất, đối với công tác nghiên cứu các yếu tố môi trường.

Trong nền kinh tế thị trường và với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin như hiện nay, người chiến thắng là người thu thập thông tin sớm nhất và xử lý chúng hiệu quả nhất. Nhận thức được vấn đề trên, công tác nghiên cứu thị trường của NHNo&PTNTVN diễn ra khá thường xuyên, không chỉ do phòng hệ thống thông tin mà còn là nhiệm vụ của các phòng ban khác.

Các yếu tố vĩ mô như: môi trường kinh tế, môi trường kỹ thuật công nghệ, môi trường văn hóa xã hội... cũng rất được NHNo&PTNTVN chú trọng nghiên cứu. Các quy định của Nhà nước luôn có sự điều chỉnh, bổ sung và với đặc trưng của ngành ngân hàng là chịu sự điều chỉnh rất lớn của Nhà nước. Ý thức được điều này nên NHNo&PTNTVN rất quan tâm nghiên cứu các yếu tố môi trường. Theo quy định của ngân hàng thì hàng tháng phòng hệ thống thông tin phải có báo cáo về tình hình nghiên cứu thị trường và trong nội bộ luôn phải có sự cập nhật thông tin.

Trong công tác nghiên cứu thị trường, NHNo&PTNTVN tập trung nghiên cứu về khách hàng và thông tin về ngân hàng bạn. Với phương châm tối đa hóa thị trường hoạt động, NHNo&PTNTVN đã và đang thực hiện chính sách đa dạng hóa khách hàng. Hàng năm, NHNo&PTNTVN đều thực hiện phân loại khách hàng và phục vụ tất cả các đối tượng khách hàng với chủ trương: “Giữ được những khách hàng truyền thống, có uy tín đồng thời thu hút thêm những khách hàng mới, không phân biệt thành phần kinh tế”. Ngoài ra, số lượng khách hàng đến giao dịch cũng được NHNo&PTNTVN theo dõi, thống kê thường xuyên để nắm bắt được nhu cầu của từng loại khách hàng, nghiên cứu xu hướng thay đổi nhu cầu của khách hàng trên cơ sở phân tích và dự đoán về các ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó, để có những thông tin về khách hàng, NHNo&PTNTVN đã sử dụng rất nhiều hình thức như tổ chức hội nghị khách hàng, qua các phương tiện thông tin

đại chúng, qua mạng nội bộ của NHNo&PTNT, hay qua sự tiếp xúc trực tiếp với khách hàng do cán bộ ngân hàng đi xuống tận doanh nghiệp để tìm hiểu.

Thêm vào đó, ngân hàng cũng luôn theo dõi sát sao tình hình hoạt động cũng như xu thế phát triển của các ngân hàng khác, cụ thể là: Chế độ kinh doanh, tình hình hoạt động và ưu thế của các ngân hàng khác so với mình, nghiên cứu khách hàng của ngân hàng khác, sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng bạn cung ứng ra thị trường... Để có được thông tin từ đối thủ cạnh tranh, NHNo&PTNTVN đã thu thập những thông tin trên báo chí, phát thanh, tham gia thị trường liên ngân hàng, tham gia thanh toán bù trừ qua ngân hàng Nhà nước để từ đó cập nhật thông tin từ ngân hàng bạn.

Những thông tin thu được là cơ sở để xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả, vừa thỏa mãn tốt nhu cầu khách hàng, vừa đem lại lợi ích kinh tế cho ngân hàng.

Thứ hai, lựa chọn khách hàng mục tiêu.

Ngay từ khi ra đời, NHNo&PTNTVN đã xác định thị trường nông nghiệp nông thôn là chủ yếu. Cho đến nay, ngân hàng tiếp tục khẳng định nông nghiệp nông thôn là thị trường truyền thống, đồng thời chú trọng mở rộng cho vay khu vực kinh tế tư nhân. Nếu như năm 2005, dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng 58% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế thì năm 2006 là 57%, năm 2007 là 55,5% và đặc biệt, năm 2008 là 71,1%. Năm 2008, trong điều kiện hầu hết các ngân hàng gặp khó khăn về nguồn vốn, đồng thời hạn chế tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát theo chủ trương của Chính phủ thì NHNo&PTNTVN vẫn cân đối bổ sung gần 30.000 tỷ đồng để cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w