Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 92 - 96)

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý của hệ thống ngân hàng, tiếp tục chỉnh sửa Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng. Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành vẫn còn một số điểm chưa phù hợp với nội dung của Hiệp định GATS và Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ cũng như cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Do vậy, ngân hàng Nhà nước cần rà soát, kịp thời bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan để tạo hành lang pháp lý rõ ràng, thuận lợi nhằm thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế, nâng cao năng lực phân tích dự báo để có những giải pháp phản ứng kịp thời trước những biến động của thị trường thế giới.

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng thế giới nhằm khai

thông quan hệ đối ngoại về hoạt động ngân hàng. Từ đó, có thể tận dụng khai thác nguồn vốn, công nghệ hiện đại cũng như học hỏi kinh nghiệm quản lý, trao đổi thông tin về lĩnh vực ngân hàng,...

Thứ tư, để hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách riêng để quản lý cạnh tranh. Đó có thể là tăng cường vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc kiểm soát, điều tiết lãi suất thị trường thông qua lãi suất định hướng của mình.

Thứ năm, Ngân hàng Nhà nước phải thể hiện được vai trò to lớn của mình đối với toàn hệ thống, là người dẫn dắt định hướng cho sự phát triển của toàn ngành. Do vậy, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có những biện pháp cụ thể định hướng cho hoạt động của ngành ngân hàng trong thời gian tới. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, các NHTM đang nỗ lực hết mình tìm phương hướng và cách đi đúng đắn để tồn tại và phát triển trong hội nhập kinh tế thì vai trò của người dẫn đường là quan trọng hơn bao giờ hết.

Kết luận

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoàn thiện hoạt động Marketing tại NHN0&PTNTVN, đặc biệt là những tồn tại và nguyên nhân tồn tại của việc thực hiện đó, Chương 3 đã đưa ra những định hướng hoàn thiện hoạt động Marketing của NHNo&PTNTVN và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác Marketing của NHNo&PTNTVN. Đồng thời, khóa luận cũng nêu một số kiến nghị với Nhà nước và NHNN Việt Nam nhằm tạo điều kiện, môi trường cho việc thực hiện Marketing đạt hiệu quả cao.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hội nhập và phát triển, các NHTM Việt Nam đang sử dụng Marketing như một công cụ để nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường hình ảnh, uy tín với khách hàng. Cùng với xu thế đó, NHNo&PTNTVN đã sớm triển khai các hoạt động Marketing sâu rộng trong hoạt động kinh doanh của mình và ngày càng đạt hiệu quả cao.

Với mong muốn góp phần nâng cao hoạt động Marketing tại NHNo&PTNTVN, khóa luận đã tập trung nghiên cứu các vấn đề một cách khoa học, có hệ thống và đã làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn như sau:

Một là, hệ thống hóa một cách khoa học và logic các vấn đề lí luận cơ bản về hoàn thiện hoạt động Marketing, tìm hiểu kinh nghiệm hoàn thiện hoạt động Marketing của một số ngân hàng nước ngoài làm bài học cho NHNo.

Hai là, nghiên cứu thực trạng hoàn thiện hoạt động Marketing của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trên cơ sở số liệu được cập nhật từ năm 2005-2008. Đồng thời nêu ra những mặt hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động Marketing và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Ba là, từ xu hướng phát triển chung của hoạt động Marketing cũng như định hướng hoàn thiện hoạt động Marketing củaNHNo&PTNTVN, khóa luận đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing của Ngân hàng trong giai đoạn tới. Đồng thời kiến nghị với Nhà nước và NHNN Việt Nam một số giải pháp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho công tác Marketing đạt hiệu quả cao.

Mặc dù khóa luận đã có nhiều cố gắng để đạt được kết quả nghiên cứu nêu trên nhưng vì giới hạn khuôn khổ của một khóa luận và khả năng cá nhân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để khóa luận thêm hoàn thiện hơn.

1. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền: Marketing ngân hàng - Học viện ngân hàng. 2. Agribank 20 năm xây dựng và trưởng thành (T3/2008). Nhà xuất bản Lao

động - Xã hội.

3. Đỗ Tất Ngọc: Gia nhập WTO - những cơ hội và thách thức đổi với Agribank. Tạp chí Ngân hàng số 3+4 tháng 2/2007, trang 44-47.

4. Hoàng Mai: Ngăn chặn và khống chế thư rác - quan trọng là nâng cao nhận thức. Báo công an nhân dân số 1350, thứ ba ngày 7/4/2009, trang 5. 5. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: Báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam năm 2005.

6. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam năm 2006.

7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam năm 2007.

8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008, mục tiêu giải pháp trọng tâm năm 2009. 9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: Báo cáo hội

nghị chuyên đề thẻ năm 2008.

10.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam: Báo cáo đánh giá cung cấp và phát triển sản phẩm dịch vụ Agribank năm 2008.

11.Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam: 5 năm trên con đường đổi mới. Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 1995.

12.Nguyễn Thị Hiền, luận án phó tiễn sĩ khoa học kinh tế năm 1996 “Marketing ngân hàng, kỹ thuật và những giải pháp ứng dụng trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam”.

bản giáo dục năm 1993.

14.Sacombank: Khách hàng là trung tâm, cộng đồng sức mạnh. Tạp chí Công nghệ ngân hàng số 21 tháng 12/2007, trang 31.

15.Tạp chí Agribank năm 2008.

16.Ths Phan Thùy Dương: Phát triển họa động Marketing tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số 58 tháng 3/2007, trang 32-33.

17.Ths Phùng Thị Thủy: Phát triển hoạt động chăm sóc khách hàng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong xu thế hội nhập. Tạp chí ngân hàng số 5 tháng 3/2008, trang 29-32.

18.Ths Trần Quốc Đạt: Kinh nghiệm phát triển hoạt động dịch vụ ở Ngân hàng thương mại một số nước. Tạp chí khoa học đào tạo số 51 tháng 8/2006. trang 61-64.

19.TS Nguyễn Trọng Tài: Cơ hội và thách thức đối với hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng số 60 tháng 5/2007, trang 13-18.

20.Thông tin trên các trang Webside: http://www.vbard.com.vn

http://www.sbv.gov.vn http://www.vneconomy.yet http://www.laodong.com.vn http://www.vietcombank.com.vn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w