Đổi mới công nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 85 - 89)

Ngày nay, các NHTM cạnh tranh với nhau theo hướng phát triển đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng đi kèm với việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mà chất lượng dịch vụ luôn phụ thuộc vào trình độ công nghệ ngân hàng. Ngân hàng có trình độ công nghệ cao sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Do đó, một xu thế tất yếu là các NHTM phải ứng dụng công nghệ tiên tiến để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Nhờ sự ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp Ngân hàng giảm chi phí và giảm thiểu các lỗi có thể mắc phải. Theo tính toán và kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, công nghệ thông tin có thể làm giảm 76% chi phí hoạt động ngân hàng [16]. Tuy nhiên, việc ứng ứng dụng công nghệ thông tin thế nào cho hiệu quả là vấn đề đáng quan tâm.

Thứ nhất, NHNo&PTNTVN cần thuê các chuyên gia giỏi trong và ngoài nước tư vấn xây dựng kế hoạch phát triển lĩnh vực này. Sau đó, nghiêm túc đánh giá các dự án tin học trong thời gian qua. Từ những tồn tại như tiến

độ chậm, không đồng bộ, kết quả hạn chế... phải có bài học chỉnh sửa cả về kỹ thuật và cán bộ.

Thứ hai, trong điều kiện nguồn lực hiện tại còn hạn chế, NHNo&PTNTVN nên tập trung đầu tư có trọng tâm trọng điểm. Ưu tiên đầu tư nhanh vào các công nghệ mà Ngân hàng còn yếu hoặc chưa có so với các ngân hàng nước ngoài như công nghệ quản trị rủi ro, quản trị tài chính và khẩn cấp xây dựng hệ thống dự phòng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được an toàn.

Thứ ba, cần nghiên cứu và đưa ra các biện pháp đảm bảo an ninh mạng, giảm thiểu rủi ro liên quan đến lĩnh vực thanh toán, thẻ. NHNo&PTNTVN cần sớm nghiên cứu triển khai hệ thống thẻ chip thông minh. Và để đảm bảo sự bảo mật và an toàn giao dịch của khách hàng thì Ngân hàng cũng nên thường xuyên cập nhật những công nghệ bảo mật tốt nhất trong các sản phẩm bao gồm cả phần cứng và phần mềm.

Thứ tư, trong thời gian tới, NHNo&PTNTVN cần triển khai một số công nghệ mới như: gửi tiền tại máy ATM, máy thu đổi ngoại tệ, kiot giao dịch; phát triển dịch vụ như Home Banking, Internet Banking... để gia tăng sức cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng.

Đối với hệ thống phần cứng, việc nâng cấp, đổi mới cần đặc biệt quan tâm đến dung lượng, tốc độ xử lý và có cấu trúc mở, sẵn sàng giao diện với bên ngoài. Đồng thời, đảm bảo hệ thống máy chủ Corebank, Switch và CMS hoạt động ổn định.

3.3.4.6. Đơn giản hóa quy trình thủ tục, giảm thời gian xử lý giao dịch.

Để gia tăng sức cạnh tranh và tạo sự gắn bó với khách hàng thì việc đơn giản hóa các quy trình thủ tục, giảm thời gian xử lý các giao dịch là một công việc quan trọng mà NHNo&PTNTVN cần chú ý thực hiện thông qua một số biện pháp như:

+ Rà soát lại các quy trình thủ tục của tất cả các mặt nghiệp vụ, các thao tác trong quá trình cung ứng sản phẩm, loại bỏ những thủ tục không cần thiết, xây dựng các mẫu hợp đồng, tờ khai dễ hiểu, dễ khai báo, giảm thiểu

thời gian giao dịch cho khách hàng.

+ Chuẩn hóa quy trình thủ tục, đảm bảo thống nhất quy trình giữa các bộ phận, các chi nhánh đối với cùng loại sản phẩm, khắc phục tình trạng cùng một sản phẩm, mỗi nhân viên trong ngân hàng hay tại các chi nhánh khác nhau lại yêu cầu thủ tục, hồ sơ khác nhau gây khó hiểu cho khách hàng, làm mất uy tín của ngân hàng.

3.3.4.7. Hoàn thiện chiến lược nhân lực.

Tương lai của bất cứ doanh nghiệp nào cũng được quyết định bởi chất lượng đội ngũ cán bộ của chính doanh nghiệp đó. Vì thế, mỗi NHTM cần coi nguồn nhân lực như một tài sản quan trọng nhất của ngân hàng để từ đó có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng thích hợp. Chiến lược nhân lực của một NHTM nhằm kế hoạch hóa nguồn nhân lực, bao gồm: tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện tốt các mục tiêu của NHTM. Việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của NHNo&PTNTVN cần thực hiện theo các hướng sau:

- Về tuyển dụng: NHNo&PTNTVN cần ban hành quy chế tuyển dụng chặt chẽ, công khai, minh bạch, theo hướng: kế hoạch tuyển dụng được xây dựng phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh, gắn với năng suất lao động, quỹ lương; tiêu chuẩn tuyển dụng phải phù hợp với tính chất công việc, nghiệp vụ cần tuyển. Đặc biệt, việc tuyển dụng con cán bộ nhân viên NHNo&PTNT cũng như một số trường hợp ngoại lệ phải có tiêu chuẩn quy định rõ ràng, công khai, minh bạch.

-Về đào tạo: NHNo&PTNTVN phải đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng theo hướng tổng hợp, chuyên sâu, đa năng vì họ là người thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng, là người trực tiếp xử lý các mối quan hệ với khách hàng. Cụ thể là:

+ Xây dựng chương trình đào tạo có trọng tâm, hiệu quả, tiết kiệm. Tránh việc tổ chức tập huấn, khảo sát, tham quan tràn lan, không có nội dung chính, lãng phí cả tiền bạc và thời gian.

+ Trong chương trình đào tạo, ngoài đào tạo các nghiệp vụ, chuyên môn một cách thuần thục, NHNo&PTNTVN cần đặc biệt chú trọng đào tạo kỹ năng Marketing cho mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng. Mặt khác, NHNo&PTNTVN cần tăng cường đào tạo kỹ năng giao tiếp cho mỗi cán bộ nhân viên ngân hàng. Kỹ năng giao tiếp không chỉ quan trọng và cần thiết đối với cán bộ giao dịch hay những người làm ở bộ phận chăm sóc khách hàng mà ngay cả những cán bộ nghiệp vụ, từ cán bộ tín dụng, cán bộ thanh toán đến nhân viên tư vấn, cán bộ thẩm định... cũng cần có khả năng giao tiếp tốt với khách hàng mới mong giữ chân được khách hàng truyền thống và có khả năng phát triển thêm các khách hàng mới.

+ Đối với các cán bộ có kinh nghiệm, làm việc lâu năm tại Ngân hàng cần có chính sách đào tạo hội nhập. Muốn vậy, NHNo&PTNTVN phải đưa ra cơ hội nghề nghiệp, các chế độ ưu đãi, bảo đảm phúc lợi, tạo sự gắn kết với ngân hàng. Đặc biệt đầu tư đào tạo có định hướng cho các cán bộ trẻ, cán bộ mới và những cán bộ có tâm huyết với ngân hàng nhằm thiết lập hệ thống cán bộ lãnh đạo, chủ chốt trong tương lai.

+ Bên cạnh việc đào tạo trong nước, NHNo&PTNTVN nên cử các đoàn khảo sát học tập về nghiệp vụ ở nước ngoài; cần gửi cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ, cán bộ về Marketing sang thực tập và học ở các ngân hàng đối tác nước ngoài để học hỏi và nâng cao kinh nghiệm.

Hàng năm, Ngân hàng cần tiến hành đánh giá, sàng lọc đội ngũ cán bộ nhân viên thông qua hình thức thi hoặc có những hình thức thi tuyển vào những vị trí lãnh đạo để thu hút các cán bộ công nhân viên, đồng thời phát hiện và đào tạo kịp thời những cán bộ nhân viên giỏi, có triển vọng.

- Xây dựng chính sách ưu đãi người lao động kết hợp giữa khuyến khích ngắn hạn (lương, thưởng...) nhằm thu hút, kích thích được đội nhân viên và các khuyến khích mang tính dài hạn như quyền mua cổ phiếu... nhằm

tạo động lực cho người lao động. Đối với những người tài, giỏi; những nghiệp vụ hiện đại đòi hỏi trình độ cao, Ngân hàng cần phải có chính sách ưu đãi, khuyến khích riêng để giữ họ, đồng thời cũng là mục tiêu để những nhân viên khác phân đấu.

Hiện nay, cạnh tranh giữa các NHTM về nguồn lực đang diễn ra gay gắt. Tình trạng “chảy máu chất xám” là chuyện thường thấy ở các ngân hàng. Đồng thời, khi quá trình hội nhập diễn ra, các ngân hàng và doanh nghiệp nước ngoài sẵn sàng trả lương hậu hĩnh cũng như các chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc tốt để thu hút nhân viên có trình độ cao. Nắm bắt được xu thế này, NHNo&PTNTVN phải có chính lược thu hút cán bộ có trình độ và kinh nghiệm để tránh được áp lực cạnh tranh từ ngân hàng khác về ngân hàng mình. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng nên quan tâm tới đội ngũ sinh viên giỏi, xuất sắc tại các khối trường kinh tế thông qua hình thức liên kết, tặng học bổng để thu hút họ về làm việc tại Ngân hàng sau khi ra trường. Đội ngũ nhân tài rất quan trọng vì họ sẽ tạo ra sức cạnh tranh về chất lượng sản phẩm dịch vụ cho Ngân hàng.

- Bên cạnh việc thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao trách nhiệm cá nhân, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ ngân hàng, NHNO&PTNTVN cần chăm lo cả đời sống tinh thần để người lao động gắn bó với Ngân hàng. Khi đó, mỗi cán bộ viên chức sẽ nhận thức và mong muốn đóng góp nhiều hơn cho NHNo&PTNTVN vì sự tăng trưởng của Ngân hàng gắn với cuộc sống đi lên của họ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động Marketing tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam (Trang 85 - 89)