Ngành công nghiệp đóng tàu với sự phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 26)

Trong thời gian vừa qua, ngành công nghiệp đóng tàu đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Sự đóng góp của ngành đối với xã hội đã khẳng định vị trí của ngành trong quá trình phát triển, xây dựng đất nước.

1.6.1.1 Đối với tăng trưởng kinh tế

Với sự phát triển không ngừng, những sản phẩm có kỹ năng kỹ thuật cao như tàu 53.000 DWT, tàu 12.500 DWT, tàu hàng 54.000DWT, tàu container 1700 TEU, tàu 8.700 DWT và tàu chở ô tô 4900 xe...ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam góp phần làm thay đổi diện mạo nền công nghiệp nước nhà với tốc độ tăng trưởng trên 30% kể từ năm 1990 đến nay. Năm 2006 Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đạt 14.794,42017 (tỷ đồng) tổng sản lượng và đạt 11.144,280 (tỷ đồng) về doanh thu, năm 2005 đạt 549,074 (tỷ đồng) về tổng sản lượng, đạt 11.476,555 ( tỷ đồng ) về doanh thu. Trong cơ cấu đội tàu chở dầu, số phương tiện được đóng ở trong nước ngày càng được tăng lên, thay thế cho phương tiện thuê, mua của nước ngoài. Các phương tiện tàu thuỷ dùng trong vận tải thuỷ nội địa đều được sản xuất trong nước. Điều này giúp quốc gia tiết kiệm được một lượng ngoại tệ đáng kể.

Nguồn: Tập đoàn kinh tế Vinashin - Báo cáo tài chính năm 2006 và kế hoạch phát triển năm2007

Theo Bộ thương mại, năm 2005, kim ngạch xuất khẩu ngành đóng tàu hiện nay đạt khoảng 200 triệu USD/năm. Với sự đầu tư và hỗ trợ của Nhà nước, Bộ

Thương mại dự kiến đến năm 2010 ngành đóng tàu Việt Nam có thể xuất khẩu được giá trị đạt 2 tỷ USD, tăng 17% so với kế hoạch n ăm 2006 - 2010.

1.6.1.2 Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Việc phát triển công nghiệp đóng tàu đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc thực hiện Nghị quyết TW8 và Nghị quyết TW9 đề ra về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiện đại hoá đất nước. Ngành ngày càng phát triển rộng ra tất cả các khu vực trong cả nước, mang lại doanh thu lớn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. Tại các khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh có thể nói công nghiệp đóng tàu là ngành công nghiệp then chốt, mang lại doanh thu lớn cho ngân sách Nhà nước với các nhà máy đóng tàu chủ đạo như đóng tàu Bạch Đằng, Hạ Long...Việc phát triển công nghiệp đóng tàu thúc đẩy phát triển kinh tế, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.6.1.3 Đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội

Việc làm cho người lao động là vấn đề luôn được Nhà nước quan tâm trong mọi thời đại. Với sự phát triển của mình ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết việc làm cho người lao động với số lượng 45.042 người, thu nhập bình quân đầu người / tháng: 2.003.3339đồng. Bên cạnh đó sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu không thể thiếu các ngành phụ trợ, do vậy số lao động thất nghiệp sẽ được giảm đi đáng kể.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w