Thực trạng về quy mô

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 44)

Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

2.2.1 Thực trạng về quy mô

Trải qua quá trình hình thành, phát triển quy mô và cơ cấu của ngành càng được nâng cao. Trước năm 1996, có trên 60 nhà máy đóng và sửa chữa tàu khác nhau, lực lượng lao động sản xuất còn rất nghèo nàn lạc hậu, lại hết sức phân tán, các cơ sở sản xuất của ngành công nghiệp thuộc nhiều bộ, tỉnh, thành phố vì vậy đã không thể phát triển đúng đắn trong quy hoạch cần có. Hoạt động đầu tư vào ngành trong giai đoạn nay chưa hiệu quả. Sau năm 1996, với sự ra đời của Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam nay là Tập đoàn kinh tế Vinashin đã đánh giấu một bước phát triển mạnh mẽ của ngành. Các đơn vị đóng tàu và sửa chữa tàu đã được sắp xếp lại. Hiện nay ngành được chia làm ba khối:

- Khối các nhà máy của Tập đoàn kinh tế Vinashin - Khối các nhà máy trực thuộc các Bộ

- Khối các nhà máy trực thuộc các địa phương Trong đó Tập đoàn kinh tế Vinashin là đơn vị chủ lực.

Ngành công nghiệp đóng tàu chủ trương đầu tư hiện đại hoá và mở rộng các cơ sở đóng tàu hiện có, nghiên cứu xây dựng một số nhà máy với quy mô hiện đại, cải tiến tổ chức lại ngành theo hướng phân công chuyên môn hoá cụ thể. Đặc biệt là Tập đoàn kinh tế Vinashin đã đưa ra chiến lược phát triển ngành trong giai đoạn 2001 - 2010 quyết tâm xây dựng thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Để đạt được mục tiêu đã đặt ra ngành đã chú trọng đầu tư vào nhiều dự án:

Bảng 2.3: Các dự án đầu tư quan trọng của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

41

TT Danh mục dự án Năng lực thiết kế

A Nâng cấp và mở rộng các cơ sở đóng, sửa chữa tàu

1 Nhà máy đóng tàu Hạ Long

- Đóng và sửa chữa tàu đến 70.000DWT

- Tàu container 1.700 TEU đến 3.000 TEU

- Tàu chở khí lỏng

- Tàu hàng từ 6.500 đến 53.000 DWT

2 Nhà máy đóng tàu Nam Triệu ( Hải Phòng)

- Đóng và sửa chữa tàu đến 70.000DWT

- Tàu container 1.700 TEU

- Tàu hàng từ 6.500 đến 53.000DWT

3 Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng ( Hải Phòng)...

- Đóng và sửa chữa tàu đến 53.000DWT

- Tàu container 1.700TEU

- Tàu chở khí lỏng đến 20.000 m3

B

Nâng cấp và xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học, tư vấn thiết kế và đào tạo

1 Nâng cấp Viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ

- Nâng cấp thành Học viện khoa học công nghệ tàu thuỷ - Đầu tư chiều sâu bể thử mô hình

và đầu tư Trung tâm thiết kế công nghiệp và tạo mẫu

C Nâng cấp và xây dựng các khu công nghiệp tàu thuỷ

1 Khu CNTT An Hồng ( Hải Phòng)

- Lắp ráp động cơ Diezel đến 6.000HP

- Lắp ráp nồi, thiết bị hơi...

2 Khu CNTT Cái Lân (Quảng Ninh)

- Nhà máy cán thép nóng

- Nhà máy kết cấu thép phi tiêu chuẩn

Nguồn: Đề án phát triển Tập đoàn kinh tế Vinashin giai đoạn 2001- 2010

Hiện nay, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đang có nhiều thuận lợi để phát triển. Trong thời gian vừa qua ngành đã có thêm nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao, và trọng tải lớn đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và phục vụ cho xuất khẩu.

Về sản phẩm, các nhà máy trong ngành đã có thể đóng được những con tàu chất lượng cao tầm khu vực và thế giới như các loại tàu tuần tra cao tốc vỏ thép cường độ cao hoặc vỏ nhôm cao cấp phục vụ cho bộ đội biên phòng và hải quan, tàu hàng có trọng tải 53.000 DWT đạt tiêu chuẩn quốc tế, tàu hút bùn 1.500m3/h...Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành về chất lượng sản phẩm.

Bảng 2.4: Danh mục các sản phẩm chính của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

Thứ tự Tên sản phẩm Đơn vị thực hiện

1 Tàu hàng khô 5000 DWT 2 Tàu hàng khô 6.500 DWT 3 Tàu hàng khô 11.500 DWT 4 Tàu hàng khô 16.000DWT 5 Tàu hàng khô 20.000DWT 6 Tàu hàng khô 53.000DWT 7 Tàu hàng rời 30.000D WT 8 Tàu chuyên dụng 10.000 DWT Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Huyndai - Vinashin

9 Tàu dầu 3.500 DWT 19 Tàu dầu 6.000 DWT 11 Tàu dầu 10.000 DWT 12 Tàu chở dầu 15.000 DWT 13 Tàu dầu 20.000DWT

14 Tàu chở dầu thô 70.000 DWT

Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Huyndai - Vinashin

15 Tàu container 350 TEU

16 Tàu container 1.200 TEU Nhà máy đóng tàu Hạ Long 17 Tàu cao tốc các loại Nhà máy đóng tàu Sông Cấm

18 Tàu hút bùn các loại Nhà máy đóng tàu Bến Kiền

19 Tàu khách 100 chỗ

20 Tàu khách 300 chỗ

Nhà máy đóng tàu Tam Bạc

21 Tàu tìm kiếm cứu nạn

Tàu cảnh sát biển Nhà máy đóng tàu Sông Cấm

22 Đoàn sà lan chở container Nhà máy đóng tàu Sông Cấm, Cần Thơ, Sài Gòn

23 Tàu cá 400-500 CV Nhà máy Bến Thuỷ, Nha Trang,

Đà Nẵng, Bến Kiền

24 Tàu dịch vụ nghề cá Nhà máy đóng tàu Bến Kiền

Về nhóm mặt hàng định hướng và thị trường tiêu thụ, trước mắt ngành tập trung vào các mặt hàng chính: Các loại tàu đánh cá xa bờ bằng nguyên vật liệu compostite và thép, gỗ... có công suất từ 50CV đến 750 CV với các trang thiết bị đánh bắt hiện đại, các loại tàu hàng từ 6.500 DWT đến 70.000DWT, các loại tàu Container từ 1.000 TEU đến 1.500 TEU, tàu chở dầu thành phẩm đến 30.000 DWT, tàu chở khí hóa lỏng đến 5.000 m3, tàu chở dầu thô đến 100.000 DWT, các loại phà...

Tuy nhiên, quy mô ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam chưa lớn so với các nước trên thế giới: Ở Nhật có 1.100 cảng biển thì có 1.182 nhà máy, gấp 35 lần so với Việt Nam; Ở Trung Quốc có 408 nhà máy, gấp 11-12 lần so với Việt Nam. Hiện nay, Ngành có 34 nhà máy hiện đại được phân bổ miền Bắc 18, miền Trung 5, miền Nam 11 nên chưa thể gọi là đồng đều, chủ yếu tập trung ở miền Bắc. Trong khi đó cảng biển lại phát triển mạnh ở miền Nam. Đây là một điều hơi nghịch lý so với các cường quốc kinh tế biển như Nhật, Mỹ, Anh, Nauy, Hy Lạp, Pháp, Italia. Nguồn: Tạp chí hàng hải Việt Nam ( tin từ www.google.com.vn )

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w