Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong thời gian tớ
3.1.1 Định hướng phát triển ngành Công nghiếp đóng tàu của Chính Phủ
Với điều kiện tự nhiên, vai trò và khả năng phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra các định hướng phát triển nhằm khẳng định vị trí của ngành trong nền kinh tế quốc gia cũng như đối với thế giới.
Thứ nhất, Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu thành một
ngành mũi nhọn, góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thứ hai, Phát triển sản xuất của ngành đi đôi với việc đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực, các cán bộ chuyên môn phục vụ ngành.
Thứ ba, Để phát huy tối đa các lợi thế của ngành, đưa ngành công nghiệp
đóng tàu Việt Nam vào thị trường thế giới phải định hướng và chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho công nghiệp đóng tàu.
Thứ tư, về sản xuất cần chú ý tới các vấn đề sau:
Trong khâu đóng mới không đặt trọng tâm vào các tàu cỡ lớn vì để thực hiện điều này phải tốn nhiều kinh phí đầu tư nên để các nhà liên doanh với nước ngoài đảm nhận. Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam nên chú trọng tới các tàu cỡ vừa và nhỏ để có thể tận dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có kết hợp với đầu tư công nghệ chiều sâu, hoàn thiện chất lượng công nghệ.
Hết sức coi trọng việc sửa chữa các loại tàu thuyền, mở rộng việc sửa chữa tàu cho nước ngoài. Để làm tốt việc này ngành phải tăng cường đầu tư cơ sở sản xuất, mở rộng quy mô, nâng cao trình độ công nghệ phục vụ cho công tác sửa chữa.
Thứ năm, định hướng sắp xếp lại tổ chức trên quy mô toàn quốc: Tiếp tục tổ
chức sắp xếp, củng cố, kiện toàn đổi mới phương thức quản lý hoạt động để phát triển ngành, nhằm tạo nên ngành kinh tế mũi nhọn, có cơ hội tích tụ và tập trung các nguồn lực như con người, vốn, công nghệ...với mục tiêu sản xuất, kinh doanh hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới, nâng cao vị thế của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.