Thực trạng về trình độ công nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 50)

Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

2.2.4 Thực trạng về trình độ công nghệ

Với mục tiêu nâng cao năng lực đóng tàu, phấn đấu năm 2015 trở thành cường quốc đóng tàu đứng thứ tư thế giới, ngành công đóng tàu Việt Nam đã tập trung đầu tư trang thiết bị và công nghệ mới như thiết bị cắt công nghệ cao, gia công cơ khí, hàn tự động, thiết bị nâng hạ đà bán ụ, ứng dụng công nghệ hàn, cắt tiên tiến...cho các nhà máy đóng tàu. Tổ chức, chỉ đạo hỗ trợ kỹ thuật đưa vào sử dụng các dây chuyền làm sạch và sơn tàu đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hoàn chỉnh công nghệ đóng tàu cao tốc, lắp đặt thành công các tàu hút biển cỡ lớn có tính năng kỹ thuật phức tạp và tàu nghiên cứu biển. Thay thế dần các thiết bị cắt kim loại dùng Ôxy và Axetylen bằng thiết bị cắt dùng khí hoá lỏng LPG nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm ô nhiễm môi trường.

Ở các đơn vị của ngành đã được trang bị và sử dụng phổ biến công nghệ tin học vào quản lý và điều hành, đang xúc tiến nối mạng các đơn vị thành viên trong phạm vi cả nước để ứng dụng trong quản lý, điều hành, thống kê và cập nhập thông tin để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Xác định KH&CN là động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành, Vinashin là đơn vị đầu tiên và duy nhất được vay trọn gói 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ năm 2005 trong đó 30% tổng số tiền này được đầu tư vào các dự án phát triển công nghệ, đây sẽ là cơ hội lớn cho ngành có thể tiếp cận những công nghệ đóng tàu tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó, Vinashin còn hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc,Trung Quốc, Ba Lan...trong công tác tàu thuỷ nên trong thời gian qua, Vinashin đã tập trung đầu tư nhiều trang thiết bị và dây chuyền công nghệ mới

như: Thiết bị cắt công nghệ cao, gia công cơ khí, hàn tự động, các thiết bị nâng hạ, đà bán ụ, các thiết bị đo lường, kiểm định phục vụ gia công tôn vỏ tàu thủy và lắp ráp thân tàu thuỷ, các dây chuyền làm sạch, sơn tổng đoạn, các thiết bị điều khiển tự động...Một số dự án điển hình cần phải kể đến là Dự án KC.06.DA.08CN: “Hoàn thiện công nghệ chế tạo và đưa vào sử dụng cần trục chân đế 120 T”; Dự án: “ Hoàn thiện thiết kế, thi công đà bán ụ 25.000 T” đã chế tạo thành công cần trục 120 T và đà bán ụ 25.000 T trong điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt: Cần trục 120 T đã phát huy năng lực, giúp Vinashin chế tạo thành công các tổng đoạn dài tới 12 m, rút ngắn thời gian hoàn thiện sau hạ thuỷ và tạo tiền đề quan trọng cho việc đóng thành công các tàu 11.500 T, tàu 13.500 T. Kết hợp với Dự án: “Hoàn thiện công nghệ chế tạo mũi quả lê tàu 6.500 T”, các bước phát triển KH&CN này đã góp phần giúp Vinashin chế tạo thành công các series tàu hàng 6.500 T, 12.500 T đầu tiên ở nước ta với giá thành hạ hơn giá nhập ngoại khoảng 30%. Bằng sự nỗ lực, sáng tạo, cán bộ, công nhân viên, Vinashin đã thực sự phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, thích ứng và bắt nhịp nhanh với KH&CN hiện đại, làm chủ công nghệ, góp phần làm lợi hàng chục tỷ đồng cho đất nước. Dự án KC.06.DA.12CN đã góp phần tự động hoá việc gia công, chế tạo, lắp ráp vỏ tàu thuỷ với chất lượng cao, giảm đáng kể thời gian thi công (các điều kiện quan trọng để đóng các tàu cỡ lớn và tàu xuất khẩu). Kết quả của dự án đang được áp dụng rộng rãi trong các nhà máy đóng tàu. Dự án KC.06.DA.19CN đã mở ra hướng mới trong việc áp dụng phương pháp lắp ráp tự động để đóng thân tàu trọng tải 53.000 T, có thể chế tạo các block nặng 55 tấn với các thiết bị ép thuỷ lực 700 T, máy lốc tôn cỡ lớn, tiến hành triển khai chương trình phóng dạng hạ liệu tự động các chi tiết thân vỏ của tàu.

Tập đoàn kinh tế Vinashin, tổ chức đóng tàu lớn nhật của Việt. Do đó, từ chỗ năng lực thiết kế của ngành là tàu chở hàng 3.850 tấn, hiện nay Vinashin có thể thiết kế tàu hàng từ 6.500 tấn lên tới 54.000 tấn. Đặc biệt trong thời gian qua

Vinashin đã mua và chuyển giao công nghệ, một số phần mềm thiết kế có thời gian thi công tàu giảm từ 8 tháng xuống còn 2 tháng khi triển khai tôn vỏ tàu 11.500 tấn.

Ở Viện khoa học công nghệ tàu thuỷ đã từng bước đưa công tác thiêt kế vào nề nếp, sử dụng hình thức thiết kế tự động CAD vào thiết kế tàu. Nghiên cứu thành công nhiều loại máy móc, triển khai bể thử mô hình tàu thuỷ - Trung tâm thử nghiệm và đo lường tính năng tàu thuỷ duy nhất hiện đại ở nước ta. Bên cạnh đó, các đơn vị khác cũng có đầu tư các phòng thí nghiệm để tăng cường năng lực nghiên cứu ứng dụng cho sản xuất.

Mặc dù đã có những bước tiến đáng kể nhưng nhìn chung trình độ công nghệ, trang thiết bị chính của ngành còn rất lạc hậu. Phần lớn các thiết bị sử dụng còn rất thủ công, chủ yếu là dùng bằng tay như các máy cắt, máy hàn...nhiều thiết bị gia công cơ khí rất lạc hậu. Bên cạnh đó, các thiết bị công nghệ của ngành còn thiếu trầm trọng, 70% thiết bị sản xuất tại các nhà máy đóng tàu hiện nay phải nhập khẩu, trong đó túi tiền của doanh nghiệp có hạn. Giới đóng tàu tính rằng, để đóng tàu có trọng tải 50.000 DWT, cần khoảng 519 triệu USD nhập khẩu công nghệ mới. Hiện nay hầu hết các nhà máy đóng tàu phải nhập thiết bị động cơ thuỷ diesel, cơ cấu lái thủy lực, cần trục tới 120 tấn, máy nén khí, máy nghiền tay quay, máy cắt plasma, máy hàn và các thiết bị khác.

Nguồn: Vinashin.com.vn

Do đó, để tạo đà phát triển mạnh và ổn định nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình đổi mới công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất.

2.2.5 Thực trạng về thị trường

Trong những năm vừa qua, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã vượt qua những khó khăn để có được những thành tựu như hiện nay. Thương hiệu tàu Vinashin đã từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước và thị trường thế giới. Đặc biệt với sự ra đời chiếc tàu chở hàng 53.000 tấn, con tàu lớn nhất từ trước

đến nay chính thức đánh giấu thương hiệu của Vinashin với bạn hàng quốc tế, thêm một lần nữa chứng minh năng lực đóng tàu của ngành đóng tàu Việt Nam.

Hiện nay, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đang chiếm thị trường trong nước với một thị phần rất lớn. Các chủ tàu lớn trong nước như: Tổng công ty hàng hải, Tổng công ty dầu khí, Tổng công ty vận tải đường sông.... đang tạo cho ngành một cơ hội phát triển lớn.

Đối với thị trường quốc tế, ngành cũng đóng và sửa chữa tàu với nhiều nước trên thế giới như: Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đan mạch...là những bạn hàng quan trọng của ngành đóng tàu Việt Nam.

Hiện nay, Tập đoàn kinh tế Vinashin đã ký hợp đồng đóng tàu đến năm 2012 với hàng loạt các hợp đồng kinh tế đóng mới các sản phẩm lớn, kỹ thuật phức tạp được ký kết với các chủ tàu trong nước và quốc tế với trị giá trên 6 tỷ USD như: Ký hợp đồng nguyên tắc giữa Vinashin và Tập đoàn dầu khí Việt Nam đóng mới 3 tàu chở dầu thô 105.000DWT; Hợp đồng đóng kho dầu nổi 150.000 tấn; Hợp đồng đóng mới sêry tàu trọng tải 54.000DWT, sêry tàu trọng tải 53.000DWT, 34.000DWT cho hãng Graig ( Anh ); Hợp đồng đóng sêry tàu chở 56.200DWT với hãng ITOCHU ( Nhật Bản); Và nhiều hợp đồng đóng tàu khác cho các nước như Na Uy, Đan Mạch, Hàn Quốc... Đây sẽ là cơ hội lớn cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam tham gia sâu hơn vào thị trường thế giới để khẳng định thương hiệu tàu Việt Nam.

Nguồn: www.Vinahsin.com.vn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 50)

w