thuật chủ yếu để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển
Việt Nam có diện tích biển lớn thuận tiện cho sự phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác tài nguyên thiên nhiên, dịch vụ cảng, vận tải biển...bên cạnh đó còn có hoạt động khảo sát nghiên cứu biển, xây dựng các công trình biển.. Đó là những hoạt động mang lại cho nhiều lợi ích cho Việt Nam nếu có thể khai thác tốt lợi thế của mình. Nhưng những hoạt động này lại hết sức khó khăn và phức tạp, đòi hỏi những cơ sở vật chất kỹ thuật lớn, có yêu cầu kỹ thuật cao, Để đáp ứng được yêu cầu đó yêu cầu phải có một ngành công nghiệp mang tính chất hậu
cần, đáp ứng yêu cầu làm chủ, tiến tới cung ứng và đổi mới trang thiết bị cần có, đó là ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam. Hiện nay, ngành công nghiệp đóng tàu đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu cần thiết cho sự phát triển các hoạt động trên biển của đất nước tạo điều kiện thuận lợi lớn để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam.
Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đang dần trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển của đất nước. Ngành đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về phương tiện vận tải đường thuỷ nội địa và đáp ứng một phần nhu cầu của thế giới. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu cũng góp phần vào nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vây, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam là một sự cần thiết.
1.7 Kinh nghiệm phát triển ngành công nghiệp đóng tàu của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho ViệtNam