Một số chỉ tiêu phát triển của ngành

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 70)

Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong thời gian tớ

3.1.3 Một số chỉ tiêu phát triển của ngành

Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 11 về đóng tàu và chúng ta đang phấn đấu trở thành quốc gia đóng tàu thứ 4 trên thế giới vào năm 2015.

Để đạt được mục tiêu to lớn đó,ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã xác định các hướng ưu tiên phát triển trong thời gian tới là:

- Đẩy mạnh các hoạt động KH&CN, coi KH&CN là yếu tố then chốt trong sự phát triển.

- Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên ngành, coi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vấn đề trọng tâm trong phát triển.

- Tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy nhanh việc chuyển giao, ứng dụng các công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, nhằm thực hiện chiến lược đi tắt, đón đầu.

Bằng một loạt sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm trọng điểm đang và sẽ được thực hiện, mục tiêu phấn đấu của ngành là trở thành quốc gia đứng thứ 4 trên thế giới về công nghệ đóng tàu.

3.1.3.1 Về sản lượng

Dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu về các phương tiện vận tải biển trong tương lai ngành đã đưa ra một số chỉ tiêu phát triển:

Giá trị tổng sản lượng bình quân mỗi năm đạt 20 tỷ đến 23 tỷ đồng với tốc

độ tăng bình quân mỗi năm 30% đến 35%.

Về sản phẩm chủ yếu

Theo định hướng đã được Chính phủ phê duyệt, trong 5 năm tới, ngành công nghiệp tàu thuỷ nước ta sẽ phải đóng được các loại tàu từ 150.000 tấn đến trên 200.000 tấn và sửa chữa được các tàu có trọng tải lớn hơn. Ngoài ra, có thể đóng được các loại tàu từ tàu dầu sản phẩm đến tàu dầu thô cũng như các tàu container, các tàu khách ven biển và các loại tàu hàng khác. Một mục tiêu nữa là chúng tôi phải nội địa hoá trên 60% ngành đóng tàu. Hiện, Vinashin đã ký được các thoả thuận hợp tác về chuyển giao công nghệ cho mục tiêu nội địa hoá của ngành.

Trong thời gian tới, công tác đóng mới tàu thuỷ khẩn trương thi công các sản phẩm trọng điểm sau:

- Nhà máy đóng tàu Hạ Long: hoàn thiện và bàn giao tàu 53.000 DWT số 1, số 2, số3, số 4,thi công chiếc số 5, số 6, số 7. Hoàn thiện và bàn giao tàu 12.500 DWT. Thi công đóng mới các tàu: Tàu hàng 54.000DWT, tàu container 1700 TEU, tàu 8.700 DWT số 1, số 2, số 3 và tàu chở ô tô 4900 xe.

- Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu: hoàn thiện và bàn giao tàu 53.000 DWT số 1, số 2, số3, số 4,thi công chiếc số 5, số 6, số 7. Hoàn thiện và bàn giao tàu Lash 1090 DWT; thi công và bàn giao tàu Lash 090 DWT; Thi công và và bàn giao tàu container 700 TEU số 1, số 2.

- Công ty đóng tàu Bạch Đằng: hoàn thiện và bàn giao tàu: Tàu 22.500 DWT số 1, số 2, số 3. Thi công và đóng mới các tàu: Tàu container 1700 TEU số 1, tàu 6500 DWT.

- Ngoài ra còn các đơn vị trong Tập đoàn Vinashin: Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất, Công ty đóng tàu Phà Rừng, Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Bến kiền... đã và đang tiến hành đóng mới hàng loạt các loại tàu nhỏ, vừa và lớn, tàu kéo, tàu đẩy...

Trong đó tập trung vào đẩy mạnh tiến độ thi công vào các công trình đẩy mạnh sản xuất như: Ụ khô 250.000 DWT phục vụ đóng tàu chở dầu thô 100.000 DWT tại Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất, công trình đà tàu 50.000 DWT số 2 tại Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu.... và hàng loạt các công trình xây dựng khác tại các đơn vị trong Tập đoàn từ Bắc vào Nam.

Nguồn: Tập đoàn kinh tế Vinashin - Báo cáo tài chính năm 2006 và kế hoạch năm 2007

3.1.3.2 Chiến lược đầu tư phát triển của ngành

Như đã phân tích ở trên, với nhu cầu trong nước và khả năng xuất khẩu như trên, Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng mục tiêu đến năm 2010, Việt Nam trở thành một trong các quốc gia đóng tầu. Vì vậy, trong giai đoạn 2010 có thể chọn công nghiệp đóng và sửa chữa tầu như là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để làm được điều đó, cần xây dựng cụ thể từng bước đi để tạo dựng năng lực mới cho ngành.

Trong giai đoạn 2001-2005, phấn đấu đóng được tầu 11.500 tấn vào 2001 và tầu 80.000 tấn vào 2005; sửa chữa đến tàu 400.000 tấn; chế tạo được thép đóng tầu, động cơ tàu biển, các loại thiết bị, phụ kiện tàu thuỷ dùng chung; phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hoá lên 40-45% giá trị sản xuất. Ngành công nghiệp đóng tầu sẽ đáp ứng được khoảng 45-50% nhu cầu trong nước trong giai đoạn 2001-2005.

Trong giai đoạn 2006-2010, tiếp tục triển khai các dự án trên, tăng cường khai thác có hiệu quả các dự án đã được đầu tư, đồng thời tập trung làm chủ công nghệ thiết kế, công nghệ chế tác để có thể đảm bảo được phần lớn nhu cầu trong

nước, hướng tới xuất khẩu. Trong giai đoạn này sẽ chú trọng tới các dự án đầu tư cho sản xuất thiết bị, phụ kiện, thép đóng tầu, động cơ nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm. Hoàn thành việc xây dựng các nhà máy mới, hiện đại hoá và hội nhập.Nếu các dự án trên được triển khai đồng bộ và thành công thì đến năm 2010, phần lớn các nhu cầu về đóng mới và sửa chữa tầu trong nước được thoả mãn và có thể giành được một phần thị phần quốc tế (đặc biệt trong khu vực) do các lợi thế về điều kiện tự nhiên, về nhân công, về xu hướng chuyển giao công nghệ từ các nước có công nghệ đóng tầu cao. Tỷ lệ nội địa hoá sẽ đạt 60-70% giá trị tầu đóng mới, 80-90% giá trị sửa chữa tầu. Đóng mới tàu đến 100000DWT, sửa chữa tàu đến 400000DWT.

Chiến lược đầu tư phát triển ngành là một trong những bước đi quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển của ngành. Để thành công với những kế hoạch đã đặt ra, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam cần có chiến lược đầu tư phát triển ngành theo hướng:

- Trong vòng 5 năm tới, chúng tôi cũng dự kiến sẽ xây dựng thêm một số nhà máy đóng tàu lớn, cũng như sẽ đầu tư nâng cấp các nhà máy đóng tàu hiện có để có năng lực đóng được các tàu cỡ lớn từ 100.000-150.000 tấn và trên 200.000 tấn; sản xuất được các máy móc, trang thiết bị tàu thuỷ, cũng như các dịch vụ đi kèm. Chúng tôi đang có các kế hoạch nghiên cứu để có thể chủ động phát triển một loại hình tàu mới mà không phải mua bản quyền của nước ngoài.

- Mở rộng và nâng cấp các nhà máy có sẵn để đóng mới và sửa chữa tàu, tận dụng những điều kiện sẵn có của ngành. Tuy nhiên, do tồn tại trong thời gian dài nên hệ thống cơ sở hạ tầng nhiều nhà máy không đáp ứng được khả năng đóng mới và sửa chữa các loại tàu có trọng tải lớn.

- Cần xây dựng các nhà máy mới tại các khu vực có tiềm năng nhằm hình thành các cụm công nghiệp tàu thuỷ đồng bộ như ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Vũng Tàu... để phát huy hết thế mạnh của từng địa phương, từng vùng để phát

triển công nghiệp tàu thuỷ toàn quốc. Xây dưng các nhà máy lớn để đáp ứng việc đóng mới và sửa chữa các tàu có trọng tải lớn trên 50.000DWT.

- Tích cực đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ với các nhà máy vệ tinh sản xuất các loại vật tư, trang thiết bị cho ngành công nghiệp tàu thủy như: Động cơ Diezel, thép đóng tàu, thiết bị điện...nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá cho các tàu đóng mới tại Việt Nam, nâng cao vị thế của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trên thị trường thế giới.

3.1.3.3 Chiến lược phát triển thị trường

Việt Nam có điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải đường sông, đường biển, là một trong những cơ sở để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu. Với nhu cầu khá lớn về phương tiện vận tải thuỷ cả thị trường trong nước lẫn thị trường thế giới, ngành công nghiệp đóng tàu cần nắm bắt cơ hội này để mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu tàu thuỷ Việt Nam.

Đối với thị trường trong nước: Tiếp tục đóng các loại tàu phục vụ cho vận

tải nội thuỷ và các tuyến vận tải ven biển như tàu có trọng tải 400 - 600T, tàu trọng tải từ 3.000 - 5.000DWT. Phát triển các phương tiện vận tải phục vụ du lịch ven hồ, trên sông. Đồng thời cố gắng đóng các tàu có trọng tải lớn phục vụ giao thông đường biển, hạn chế việc nhập khẩu tàu vào Việt Nam.

Đối với việc sửa chữa, ngành cần đào tạo các cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao, đồng thời xây dựng các chương trình khuyến cáo rộng rãi đến các đơn vị vận tải để có thể thu hút thêm khách hàng.

Đối với thị trường nước ngoài: Đẩy mạnh việc đóng mới các tàu có trọng

tải lớn đến 53.000DWT, tàu chở container 1.200 - 1.500 TEU, các tàu chở sản phẩm dầu, tàu chở khí và hoá chất lỏng...Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động quan hệ quốc tế để quảng bá thương hiệu tàu Việt Nam ra thị trường thế giới, tăng cơ hội xuất khẩu tàu ra thị trường thế giới.

Đối với việc sửa chữa, tăng cường tiếp cận với các chủ hàng nước ngoài có phương tiện thường xuyên ra vào tại các cảng biển, quảng cáo khả năng đáp ứng

nhu cầu sửa chữa của ngành đóng tàu Việt Nam. Đồng thời nâng cao sửa chữa các tàu có trọng tải lớn đáp ứng nhu cầu sửa chữa của thị trường thế giới.

3.1.3.4 Chiến lược phát triển khoa học công nghệ

Trong tương lai công tác khoa học công nghệ của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam tập trung các nội dung sau:

- Hoàn thịên các thủ tục để có thể sớm tiến hành các nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc Dự án khoa học - Công nghệ “ Phát triển Khoa học và Công nghệ phục vụ đóng tàu chở dầu thô 100.000 tấn”.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc triển khai các nhiệm vụ Khoa học công nghệ theo các quy định hiện hành.

- Xây dựng và đề xuất các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cấp Nhà nước, Bộ năm 2008 và các năm tiếp theo, bao gồm cả các Dự án Khoa học và Công nghệ phục vụ các sản phẩm trọng điểm.

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong Tập đoàn, Viện Khoa học công nghệ tàu thuỷ và các đơn vị thành viên khác nhằm đưa Khoa học công nghệ thành động lực mạnh cho sự phát triển của ngành. Tiếp tục đầu tư hiện đại hóa, mở rộng Bể thử mô hình tàu thuỷ thành Trung tâm thử mô hình tàu thuỷ lớn nhất khu vực Đông Nam Á, xúc tiến xây dựng phòng thí nghiệm trọng điểm, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng cơ bản, tiến tới thành Học viện tàu thuỷ quốc gia nhằm tạo ra các công nghệ tiên tiến, phục vụ đắc lực cho sự phát triển của ngành.

- Chú trọng hơn nữa công tác nội địa hoá để đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của ngành, trong đó có Tập đoàn kinh tế Vinashin.

- Chủ động liên kết trong nước và quốc tế để đưa nhanh các kết quả mới nhất về Khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất kinh doanh của ngành.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w