Thời kỳ trước năm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 32)

Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

2.1.1 Thời kỳ trước năm

Trước những năm 1990, Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Chiến tranh đã gây ra làm cho nền kinh tế nước ta quá lạc hậu, nghèo nàn, cuộc sống của nhân dân lầm than. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.

Vào những năm 1960 nhiêm vụ của ngành chỉ là lắp ráp các phân đoạn, tổng đoạn sà lan, tàu cuốc từ Trung Quốc, Liên Xô chuyển sang. Cơ sở của ngành chỉ gồm 4 xưởng đóng tàu và xưởng cơ khí Hải Phòng. Trong thời gian này hai sản phẩm của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam do chúng ta tự thiết kế và thi công thành công là tàu lai 135 CV, mớn nước 1,25m và ca nô lai phà vỏ gỗ.

Vào những năm 1970, khi giặc Mỹ phá hoại miền Bắc lần thứ 2, các phương tiện giao thông vận tải cần phải huy động cho thời chiến, các sản phẩm thô sơ của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam cũng góp phần vào thắng lợi của đất nước. Sau khi thống nhất đất nước, nhiệm vụ chính của ngành công nghiệp đóng tàu là

nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các phương thủy phục vụ yêu cầu phát triển của ngành nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Nhiều loại tàu đã và đang được thiết kế có trọng tải khác nhau như tàu hàng cỡ nhỏ 70 - 400T chạy ven biển, tàu khách đi sông, tàu du lịch các loại...Số lượng sản phẩm trong giai đoạn này tăng lên rõ rệt nhưng tổng sản phẩm ngành tạo ra cho xã hội không lớn.

Vào cuối những năm 1980 ngành công nghiệp đóng tàu cũng đã sản xuất được một số sản phẩm với tiến bộ vượt bậc: tàu khách 220 chỗ, tàu hàng 1.000T - 3.850T, tàu chở xăng 400, các loại tàu kéo, phà qua sông... đánh dấu một bước phát triển mới cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w