Thời kỳ 1990 đến năm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32 - 34)

Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

2.1.2 Thời kỳ 1990 đến năm

Đây là thời kỳ nên kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến quan trọng, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường tạo nên sự năng động của nền kinh tế.Với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về các sản phẩm ngành công nghiệp đóng tàu cũng gia tăng. Để đáp ứng cho sự phát triển của xã hội ngành đã thiết kế và chế tạo được một khối lượng lớn phương tiện thuỷ với chất lượng ngày càng hoàn thiện. Việc chế tạo các loại phương tiện thuỷ không chỉ phục vụ phát triển đội tàu trong nước mà còn vươn tới các nước trong khu vực. Nhiều tàu mới được đóng như tàu chở khách cho nước Lào, Campuchia và ngành đã khai thác tốt, tận dụng nguyên vật liệu đã qua sử dụng, ngành đã thành lập các cơ sở nhập khẩu tàu cũ về phá vỡ lấy tôn thép đặc chủng cung cấp cho ngành.

Bảng 2.1: Giá trị tổng sản lượng thời kỳ 1990-1999

Đơn vị tính: Triệu đồng và %

Năm Giá trị sản lượng Tốc độ tăng trưởng

1990 56.360 30% 1991 82.540 46% 1992 219.605 166% 1993 296.225 35% 1994 373.447 26% 1995 450.078 21% 1996 662.535 47% 1997 813.088 24% 1998 1.132.181 38% 1999 1.580.000 40%

Nguồn: Đề án phát triển Tập đoàn kinh tế Vinashin giai đoạn 2001 - 2010

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy, trong giai đoạn này ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam có tốc độ phát triển khá cao, mức tăng trưởng hàng năm ước đạt 20 - 50 %/ năm. Đây là một thành công lớn khi Việt Nam mới chuyển đổi nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong giai đoạn trước năm 1996 ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam với cơ sở vật chất vừa thiếu vừa cũ kỹ, lạc hậu, thiếu phương tiện sản xuất cần thiết cho ngành đóng tàu như triền, đà, ụ và các thiết bị cẩu tải có sức nâng lớn...Các nhà máy hoạt động chủ yếu là sửa chữa, sản phẩm đóng mới phần lớn là các loại tàu dưới 2.000DWT nhưng số lượng không nhiều.

Năm 1996 Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam ra đời đã cho ra đời hàng chục con tàu từ 1.000T đến 4.000T với chất lượng ngày càng cao có chức năng phức tạp và công suất lớn như tàu hút Long Châu, tàu Trần Hưng Đạo, chế tạo thành công tàu hút biển 300m3/h, lắp ráp tàu hút tới 4.000HP. Khối lượng sản phẩm cũng như doanh thu và tốc độ phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành công nghiệp này không ngừng tăng lên.

Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, tổng sản lượng năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 1990, tổng sản lượng

của ngành đạt 56.360 triệu đồng nhưng đến năm 1999 đã đạt 1.580.000 triệu đồng, điều này chứng tỏ tầm quan trọng của ngành ngày càng được khẳng định.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w