Nguyên nhân của sự thành công trong cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 54)

Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

2.3.1Nguyên nhân của sự thành công trong cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

công nghiệp đóng tàu Việt Nam

Trải qua quá trình hình thành và phát triển, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã có những bước phát triển cao. Trong quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã có nhiều thuận lợi song cũng gặp phải không ít khó khăn.

2.3.1 Nguyên nhân của sự thành công trong cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam nghiệp đóng tàu Việt Nam

Về điều kiện tự nhiên: Nước ta là một nước có khoảng 3.200 km bờ biển thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở hệ thống hạ tầng cho các hoạt động đóng mới và sửa chữa của ngành. Chúng ta có một mạng lưới các nhà máy, xí nghiệp trải dọc bờ biển Việt Nam và ở hầu hết các tỉnh có lợi thế về đường thuỷ, điều này giúp dễ dàng có thể điều phối được sản xuất, xâm nhập thị trường, đáp ứng các nhu cầu về tàu thuỷ trong nước, ngoài ra còn tận dụng lợi thế của minh đóng mới các loại tàu dễ dàng hơn và giá thành hạ hơn. Với bờ biển dài, hoạt động giao thông đường thuỷ Việt Nam sẽ ngày càng phát triển do đó nhu cầu về phương tiện đường thuỷ ngày càng gia tăng tạo động lực thúc đẩy ngành phát triển.

Nước ta có lịch sử đóng tàu từ lâu đời, những kinh nghiệm dân gian kết hợp với khoa học tiên tiến sẽ cho ngành một hiệu quả cao. Các tổ chức đóng tàu trong ngành là những tổ chức có kinh nghiệm lâu năm, tất cả đều nhằm mục đích

chung xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam thành một ngành công nghiệp chủ đạo của nền kinh tế nước nhà. Hiện nay, ngành đã có một hệ thống doanh nghiệp, nhà máy đảm phần được các việc liên quan đến đóng mới con tàu, từ thiết kế đến thi công đảm bảo cho ngành hoạt động có hiệu quả.

Một trong những lợi thế quan trọng nhất của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Chính phủ luôn quan tâm theo dõi từng bước đi của ngành thể hiện ở các chính sách ưu đãi đối với các dự án của ngành, cho phép Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam thành lập Tập đoàn kinh tế công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam tạo điều kiện cho ngành có thể phát huy hết khả năng của mình. Bên cạnh đó ngành còn được sự quan tâm của các Bộ, các ngành có liên quan đặc biệt là sự quan tâm của Chính quyền địa phương nới có nhà máy đóng và sửa chữa tàu của ngành.

Trong thời gian vừa qua, các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam ngày càng được chú trọng phát triển, Chính phủ đã có những chính sách ưu đãi đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh này. Nhận ra nhu cầu của ngành nên nhiều doanh nghiệp cũng đã bước đầu đầu tư xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngành ngày càng phát triển hiệu quả hơn. Và trong tương lai ngành công nghiệp phụ trợ sẽ được quan tâm nhiều hơn, hoạt động có hiệu quả hơn là động lực quan trọng cho sự phát triển hiệu quả của ngành công nghịêp đóng tàu Việt Nam.

Về nguồn nhân lực, Việt Nam có dân số đông là nguồn nhân lực dồi dào cho sự phát triển của ngành. Lao động của Việt Nam ngày càng được nâng cao về trình độ và kinh nghiệm, các lớp đào tạo lao động cho ngành ngày càng được mở rộng và đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt ở những địa phương có nhà máy đóng và sửa chữa tàu được chú trọng đào tạo để trở thành những công nhân giỏi phục vụ cho nhu cầu về lao động có tay nghề của ngành.

Về khoa học công nghệ đóng tàu của các nhà máy thuộc tàu đã tăng lên rất nhiều, các máy móc thiết bị hiện đại chưa từng có trước đây đã tăng thêm năng

lực cho toàn ngành như máy hàn tự động, bán tự động, máy cắt CNC...Bên cạnh đó, cở sở hạ tầng ngày càng được nâng cao đảm bảo điều kiện làm việc tốt cho các nhà máy của ngành. Và trong tương lai khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng sẽ được ngành quan tâm hơn nữa.

Ngoài ra, trong thời gian vừa qua thương hiệu của ngành công nghiệp đóng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 52 - 54)