- Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
3.2.2 Giải pháp từ phía Nhà nước
3.2.2.1 Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của ngành
Năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO do đó tất cả các ngành, các lĩnh vực đều phải hoạt động phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra các các ngành một môi trường sản xuất kinh doanh mới, đẩy nhanh sự liên kết
giữa các doanh nghiệp trong một ngành để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Việc tạo môi trường phù hợp với môi trường phát triển trong khu vực và thế giới là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam. Môi trường phát triển bao gồm các yếu tố như cơ sở hạ tầng, môi trường kinh tế, môi trường pháp lý....trong đó môi trường pháp lý đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của ngành. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho ngành tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng các nhà máy đóng tàu, nhập khẩu các thiết bị, hợp tác liên kết với các đối tác nước ngoài... sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.
Chính phủ cần tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn thiện chính sách pháp luật phù hợp và tạo môi trường thuận lợi cho các nhà máy đóng tàu tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật cần đảm bảo tính đồng bộ, đồng thời đam bảo lợi ích của nhà đầu tư tạo điều kiện cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
3.2.2.2 Giải pháp tạo vốn cho ngành công nghiệp đóng tàu
Ngành công nghiệp đóng tàu là một ngành đòi hỏi một lượng vốn lớn cho sự phát triển. Tuy nhiên, hiện nay nguồn vốn để phục vụ cho ngành còn hạn chế, chính vì vậy cần có giải pháp phù hợp để tạo nguồn vốn cho ngành phát triển.
- Để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xây dựng những nhà máy mới, nâng cấp nhà máy đóng tàu hiện có, chủ yếu thu hút vốn liên doanh nước ngoài. Chính vì vậy cần đẩy mạnh quá trình hợp tác liên doanh với nước ngoài để bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.
- Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước, các quỹ phát triển của ngành.
- Đối với nguồn vốn phục vụ cho việc đóng tàu đòi hỏi một lượng vốn rất lớn. Tuy nhiên, Nhà nước mới chỉ cấp cho các doanh nghiệp chưa đựơc 20% so với nhu cầu, do đó cần phải có các biện pháp để huy động vốn phục vụ sản xuất như: Thông qua việc bảo lãnh của ngân hàng trong nước để nhập khẩu các thiết bị phục vụ sản xuất; thông qua sự bảo lãnh của Chính phủ để vay vốn các ngân hàng thương mại trong nước; Thực hiện phát hành trái phiếu công ty để thu hút vốn...
- Phát triển hoạt động Công ty tài chính công nghiệp tàu thuỷ. Công ty này đóng vai trò như một ngân hàng chuyên doanh phục vụ cho ngành với nhiệm vụ cung ứng và điều hoà vốn cho các đơn vị trong ngành.
3.2.2.3 Giải pháp Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò cho việc hỗ trợ cho việ sản xuất các sản phẩm chính. Công nghiệp phụ trợ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá theo hướng vừa mở rộng vừa thâm sâu. Công nghiệp phụ trợ không phát triển sẽ làm cho các công ty lắp ráp và các công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng khác sẽ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Trong thời gian vừa qua mặc dù đã được sự quan tâm của Nhà nước nhưng ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, tỷ lệ nội địa hoá của ngành chỉ đạt khoảng 20% - 30%, các loại vật tư thép vỏ, máy móc thiết yếu hầu như phải nhập từ nước ngoài. Dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng vì chủng loại quá nhiều, phí tổn chuyên chở, bảo hiểm tăng sẽ làm tăng phí tổn đầu vào. Đó là chưa nói đến rủi ro tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu. Vì lý do này, công nghiệp phụ trợ không phát triển thì các ngành công nghiệp chính sẽ thiếu sức cạnh tranh. Do đó, để đạt mục tiêu tỷ lệ nội địa hoá đạt
60% - 70% Nhà nước phải chú trọng nhiều hơn nữa vào sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ:
Cho ra soát lại các cơ sở sản xuất công nghiệp phụ trợ , ưu tiên cấp vốn và tạo điều kiện khác để đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ tại những cơ sở có quy mô tương đối lớn.
Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu đãi đặc biệt về thuế ( miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ...)
Nhà nước cần có các biện pháp để cung cấp thông tin về kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ cho các tổ chức, DN tạo điều kiện cho các họ tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các ngành này.
Bên cạnh sự đầu tư, quan tâm của Nhà nước tới ngành công nghiệp phụ trợ, ngành cũng cần chủ động hơn nữa trong việc xây dựng các ngành phụ trợ phục vụ cho sự phát triên của mình, hạn chế sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu từ nước ngoài, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.
3.2.2.3 Một số kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Công nghiệp đóng tàu Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia ven biển, cơ hội cho sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu rất lớn. Để khai thác tốt lợi thế này, đưa công nghiệp đóng tàu trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Chính Phủ Việt Nam cần có những quan tâm đặc biệt hơn nữa đối với ngành công nghiệp này.
Để tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành, Nhà nước cần tạo ra một cơ chế và chính sách thể hiện sự ưu tiên và hỗ trợ của Nhà nước đối với một ngành công nghiệp đầy triển vọng cho sự phát triển của đất nước.
Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ nhằm nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới phục vụ cho việc đóng mới các sản phẩm có tính năng kỹ thuật cao, đạt chất lượng quốc tế.
Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho sự phát triển của ngành. Sự phát triển của doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phụ trợ cho ngành tạo điều kiện thuận lợi cho ngành giảm các chi phí đóng tàu từ đó có điều kiện để đóng mới các con tàu có trọng tải lớn.
Về nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của ngành, Nhà nước cần quan tâm hơn nữa việc đào tạo ra các cán bộ chuyên môn cao, nâng cao khả năng thiết kế của các cán bộ kỹ thuật, đào tạo đội ngũ công nhân có khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học của thế giới nhằm nâng cao năng suất lao động cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.
Kết luận
Việt Nam là quốc gia có điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu. Trong thời gian vừa qua, ngành đã có những sự phát triển vượt bậc, những con tàu có trọng tải lớn đã ra đời, góp phần khẳng định thương hiệu tàu Việt Nam trên thị trường thế giới. Mặc dù đã có nhiều thắng lợi, nhưng ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Do đó, ngành phải tìm ra những hạn chế đó để tìm cách khắc phục, nâng hiệu quả hoạt động của ngành.
Đặc biệt, trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá thế giới, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng sâu sắc. Với nhu cầu ngày càng tăng các phương tiện vận tải phục vụ cho giao thông đường thuỷ, cơ hội phát triển cho ngành công nghiệp đóng tàu VIệt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, so với một số nước trên thế giới thì năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam chưa cao. Do đó, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam cần có chiến lược và giải pháp phát triển phù hợp để đứng vững trên thị trưòng trong nước cũng như thị trường thế giới.
Hiện nay, Việt Nam đang trên đường thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta cần phát huy sức mạnh tổng hợp, mỗi ngành cần nhận thấy vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế đất nước để xây dựng chiến lược phù hợp với đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, ngành công nghiệp đóng tàu, một ngành công nghiệp mũi nhọn trong tương lai phải có những giải pháp phát triển phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế của ngành và đưa nền kinh tế Việt Nam đi lên.
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu, nhưng do thời gian và khả năng có hạn nên bài viết không thể tránh khỏi những hạn chế, rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo nhằm hoàn thiện hơn bài viết và kiến thức cho bản thân.
Phụ lục
Phụ lục 1: Bảng 1 - Năng lực hạ thuỷ hiện tại ở Việt Nam
TT Loại tàu Số lượng
(Chiếc /năm)
Thời gian nằm đà (tháng)
1 Aframax Tankers (80-120.000dwt) 0.9 14
2 Handy Product Tanker (10-60.000dwt) 2.0 6
3 Panamax Bulkers (60-80.000dwt) 2.0 6
4 Handymax Bulkers (40-60.000dwt) 2.4 5
5 Handysize Bulkers (10-40.000dwt) 5
5 Dry Cargo (< 10.000dwt) 4.0 3
6 Sub Panamax Containership
(2-3.000TEU) 2.0 6
6 Handy Containership (1-2.000TEU) 2.4 5
7 Feedermax Containership
(5-1.000TEU) 2.4 5
8 Pure Car Carrier > 5.000dwt 1.5 8
9 Multi Purpose > 5.000dwt 2.4 5
10 Others ( Tug, Barge, Supply vessel,
dreger…) 4.0 3
Nguồn: Vinashin.com.vn
Phụ lục 3: Bảng 2 - THỊ PHẦN ĐÓNG TÀU CỦA MỘT SỐ NƯỚC
TT Tên nước Năng lực Thị phần Đặc điểm
1 Nhật Bản 9,9 ÷ 11 triệu
DWT 40÷43%
1182 nhà máy, 386 ụ, trong đó có 12 ụ cho tàu ≥ 100.000 DWT 2 Hàn Quốc 7 triệu DWT 27÷28% Chủ yếu là đóng tàu
chuyên dụng
3 Tây Âu Gặp khó khăn >10% Tàu cao tốc, tàu chiến, tàu dịch vụ
4 Trung Quốc 1,5 triệu DWT 5,7%
408 nhà máy, đã có ụ khô cho tàu 300.000 DWT
Nguồn: Tạp chí Hàng hải Việt Nam - Tin từ www.Google.com.vn