Dự báo nhu cầu thị trường của ngành Công nghiệp đóng tàu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 60 - 64)

Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong thời gian tớ

3.1.2 Dự báo nhu cầu thị trường của ngành Công nghiệp đóng tàu

Trong xu thế phát triển hiện nay, giao thông đường thuỷ ngày càng phát triển, chính vì vậy nhu cầu các phương tiện phục vụ cho sự phát triển của ngành càng cao. Để đáp ứng tốt nhu cầu đó ngành công nghiệp đóng tàu cần phân tích để dự báo nhu cầu đối các sản phẩm của ngành để có chiến lược phát triển phù hợp nhất.

Việt Nam có điều kiện tự nhiên (về biển) khá thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tầu. Đồng thời, Việt Nam sẽ có nhu cầu đóng mới và sửa chữa tầu hàng năm khá lớn với tốc độ gia tăng tỷ lệ với nhu cầu vận chuyển hàng hoá, hành khách, thi công công trình biển, phục vụ khai thác dầu khí, du lịch, tuần tra, ... Theo dự báo, đến năm 2010, nhu cầu vận chuyển đường biển và đường sông là 240 triệu tấn hàng, 210 triệu hành khách; nhu cầu nạo vét, hút bùn, thi công công trình biển là 60 triệu m3; phục vụ khai thác dầu khí trên 40 triệu tấn; đánh bắt thuỷ hải sản 1,2-1,3 triệu tấn; vận chuyển khách du lịch bằng đường thuỷ với tổng tải trọng 60.000 tấn; nhu cầu sửa chữa tầu là 3,5 tỷ USD...

Nguồn: Vụ Công nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành vận tải này ngành công nghiệp đóng tàu đã dự đoán nhu cầu thị trường trong nước của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.

Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu vận chuyển năm 2010

Đơn vị tính: 1.000 T

Chỉ tiêu Dự báo nhu cầu

- Ngành dầu khí

- Ngành than Việt Nam - Ngành xi măng Việt Nam - Ngành xăng dầu

- Ngành lương thực - Ngành hàng hải

- Ngành vận tải đưòng sông:

Khối lượng vận chuyển hàng hoá ( triệu tấn)

30.000 21.000 15.000 18.000 37.000 23.350 62- 80

Khối lượng vận chuyển hành khách (triệu

hành khách) 280

Nguồn: Quy hoạch phát triển GTVT đến năm 2020

Để khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành giao thông đường thuỷ, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam cần chú trọng tới sự phát triển của ngành để cung cấp đội tàu có chất lượng phục vụ cho sự phát triển của ngành giao thông và đây cũng là cơ hội lớn để ngành công nghiệp đóng tàu khẳng định năng lực của mình trong nền kinh tế Việt Nam. Với nhu cầu vận chuyển trên, ngành công nghiệp đóng tàu dự đoán nhu cầu các phương tiện vận chuyển đường thuỷ như sau:

Bảng 3.2: Nhu cầu trọng tải các loại tàu vận tải biển năm 2010

Đơn vị tính: 1.000T

STT Loại tàu Năm 2010

1 Tàu dầu 624

2 Tàu container 1.150

3 Tàu hàng rời 1.200

4 Tàu hàng bao 576

5 Tàu ven biển, pha sông biển 847 Nguồn: Vinashin

Cùng với sự phát triển giao thông đường biển, giao thông đường sông đã có từ rất sớm để phục vụ cho cuộc sống của những dân cư vùng sông nước. Ngày

nay, giao thông đường sông vẫn trong xu hướng phát triển chung của giao thông đường thuỷ Việt Nam với nhu cầu ngày càng gia tăng. Do đó, nhu cầu các phương tiện vận tải đường sông nước trong tương lai là rất lớn.

Bảng 3.3: Nhu cầu phương tiện vận tải đường sông đến năm 2010

Nguồn: Quy hoạch phát triển đường sông Bộ GTVT

Bên cạnh các loại tàu trên ngành đóng tàu còn dự kiến nhu cầu sửa chữa các loại tàu đánh bắt thuỷ sản xa bờ, đội tàu du lịch ven biển, sông, hồ để phục vụ cho sự phát triển của nhu cầu thị trường.

Như vậy, đến năm 2010, thị trường trong nước cho ngành đóng và sửa chữa tàu rất lớn, đủ để phát triển ngành với quy mô lớn và có thể tính tới việc xuất khẩu tầu đóng mới và xuất khâủ dịch vụ sửa chữa tầu. Vấn đề đối với ngành công nghiệp đóng và sữa chữa tầu là năng lực cơ khí (đóng mới và sửa chữa) có thể đáp ứng được đến đâu, điều này phụ thuộc vào quy mô đầu tư, quyết tâm của Chính phủ và các cơ chế chính sách hỗ trợ đồng bộ đi kèm.

3.1.2.2 Dự báo nhu cầu quốc tế

STT Loại tàu Đơn vị Dự báo

1 Tàu kéo đẩy CV 181.520

2 Sà lan Tấn 726.087

3 Tàu khách Ghế 320.000

4 Tàu thuyền nhỏ Tấn 538.000

Theo số liệu thống kê, hàng năm thế giới cần đóng mới khoảng 20 triệu tấn đăng ký tầu, trung bình tăng 4-5% trọng tải đội tàu toàn thế giới (www.google.com.vn). Trong những năm gần đây, thị trường quốc tế ngành công nghiệp đóng tàu có sự biến đổi và cạnh tranh mạnh. Hai nước có ngành công nghiệp đóng tàu hàng đầu thế giới là Nhật Bản và Hàn Quốc đang bị cạnh tranh bởi các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan..do giá nhân công ở hai nước này quá cao. Để đứng vững trên thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều nước Châu Âu có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển đều có xu hướng đầu tư sang các nước có giá nhân công thấp, Việt Nam là một trong những nước được quan tâm. Hơn nữa, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, trình độ khá so với khu vực. Do đó, nếu biết tổ chức, sắp xếp chúng ta có thể nắm bắt cơ hội này để tăng tiền vốn đầu tư, liên doanh liên kết để học hỏi kinh nghiệm và có thể tiếp xúc với những công nghệ tiên tiến để đưa công nghiệp đóng tàu Việt Nam phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w