Những hạn chế trong cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54 - 59)

Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

2.3.2Những hạn chế trong cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

VINASHIN của Tập đoàn kinh tế công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, các doanh nghiệp ở các nước có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển trên thế giới như Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã có những liên doanh, những hợp đồng thuê đóng tàu tại Việt Nam với những giá trị rất lớn do Tập đoàn kinh tế Vinashin thực hiện. Đây sẽ là cơ hội lớn cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam phát triển trong tương lai.

Hiện nay, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, chúng ta sẽ có cơ hội giao lưu với thế giới nhiều hơn, học hỏi những kinh nghiệm từ những nước có ngành đóng tàu phát triển, được sử dụng những sản phẩm phục vụ cho sản xuất của ngành với giá rẻ hơn làm giá thành sản phẩm giảm sẽ tạo điều kiện cho việc tiêu thụ các sản phẩm của ngành. Tuy nhiên trong bước đầu hội nhập, bên cạnh những thành công thì ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam gặp không ít khó khăn.

2.3.2 Những hạn chế trong cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam Nam

Khó khăn lớn nhất của ngành là khó khăn về vốn. Ngành công nghiệp đóng tàu là một ngành đòi hỏi nhu cầu về vốn và công nghệ rất cao, với nhu cầu vốn hàng trăm nghìn tỷ đồng để đầu tư vào các cơ sở đóng tàu, các cơ sở công nghiệp phụ trợ... đang là một thách thức cho ngành. Trong chiến lược phát triển đến năm 2020, ngành đóng tàu Việt Nam cần ít nhất 1,5 tỷ USD để hiện đại hoá hoạt động và nhập khẩu công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên khâu huy động vốn cho ngành đóng

tàu hiện rất khó khăn, phần lớn phải tìm nguồn vay từ nước ngoài nhưng cũng không dễ dàng. Vốn thiếu sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất của ngành và sẽ kìm hãm sự phát triển của ngành.

Sự phát triển của ngành chưa đồng bộ, một số khâu như khâu tư vấn thiết kế, nghiên cứu ứng mới vẫn chưa phát huy hiệu quả do năng lực của cán bộ ở bộ phận này không đủ khả năng để thực hiện, các hoạt động đòi hỏi trình độ chuyên môn cao thì ngành chưa có khả năng đáp ứng một cách có hiệu quả, điều này đã kìm hãm quá trình sản xuất của ngành.

Nguồn nhân lực của ngành chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của ngành. Đây là một ngành đòi hỏi trình độ cao, tuy nhiên chúng ta lại chưa có được đội ngũ chuyên gia trình độ cao để đáp ứng những yêu cầu của ngành, do đó chất lượng của dự án chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển của ngành ngày càng tăng nên dẫn đến sự thiếu hụt các cán bộ, công nhân viên đúng chuyên ngành gây mất cân bằng cho sự phát triển. Đội ngũ cán bộ công nhân viên đặc biệt là cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật của ngành chưa đủ đáp ứng khối lượng công việc, không theo kịp sự phát triển của ngành công nghiệp tàu thuỷ hiện nay.

Công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường chưa đạt hiệu quả cao. Hiện nay chúng ta vẫn làm công tác tiếp thị một cách thụ động, chưa chủ động trong tiếp thị quảng bá sản phẩm do đó khả năng thâm nhập ra thị trường thế giới của sản phẩm công nghiệp đóng tàu Việt Nam còn hạn chế, nó góp phần hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam.

2.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam

Từ những thành công mà ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam mang lại đã chứng tỏ năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu nước đã được nâng cao hơn so với trước, và đã trở thành một nước có ngành công nghiệp đóng tàu được nhiều bạn bè quốc tế biết đến, thể hiện:

Về sản phẩm: Trong thời gian đầu của quá trình xây dựng và phát triển, các

sản phẩm chủ yếu của ngành là những tàu có trọng tải nhỏ như 5000 DWT, 11.500 DWT rồi dần tiến tới các tàu có trọng tải vừa như tàu 20.000 DW và hiện nay ngành đóng tàu Việt Nam đã đóng được những tàu có trọng tải lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế: tàu 53.000 DWT. Trong tương lai không xa sẽ những con tàu có trọng tải lớn 100.000 DWT.

Mặc dù, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong công tác nâng cao việc đóng các tàu có trọng tải lớn. Tuy nhiên, so với những nước có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển thì trọng tải tàu Việt Nam đóng vẫn còn ở mức thấp mới chỉ đạt mức 53.000 DWT trong khi đó ở Nhật Bản, Hàn Quốc đã đóng tàu trọng tải 100.000 DWT. Điều này chứng tỏ Việt Nam chưa có khả năng cạnh tranh được với các nước về việc đóng các tàu có trọng tải lớn mà chúng ta chỉ có khả năng cạnh tranh dựa trên những sản phẩm vừa và nhỏ.

Nguồn: Tạp chí Hàng hải Việt Nam - Tin từ www. G oogle.com.vn

Đối với Khoa học và công nghệ: Những đầu tư mạnh mẽ cho phát triển của

ngành, đặc biệt là KH&CN, cùng với một loạt đầu tư đổi mới công nghệ trong nghiên cứu (xây dựng và hoàn thiện Bể thử mô hình hiện đại, đầu tư máy móc, thiết bị nghiên cứu), thiết kế (đầu tư các phần mềm thiết kế, tính toán thích hợp), gia công, chế tạo (đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại), nội địa hoá (sản xuất thép tấm, chế tạo, lắp ráp động cơ diesel dùng cho tàu thủy, sản xuất container, sản xuất cáp điện, chế tạo các trang thiết bị trên boong, thiết bị điện, cơ khí, thủy lực, chế tạo cần cẩu sức nâng lớn,...), đào tạo, hợp tác quốc tế... đã tạo ra bước phát triển nhanh chóng, giúp ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Ngành đã chế tạo thành công một loạt sản phẩm chủ lực được đánh giá cao trên trường quốc tế như: Series tàu hàng 6.500 DWT, tàu hàng 12.500 DWT, tàu dầu 13.500 DWT, tàu hút xén thổi 1.500 m3/h, ụ nổi 8.500 T, tàu container 1.016 TEU, tàu chở khách cao tốc, tàu tìm kiếm, cứu nạn,

tàu nghiên cứu biển,... Hiện nay, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đang tiến hành đóng mới tàu LASH 20.000 DWT, tàu chở hàng rời 53.000 DWT, tàu chở dầu thô 100.000 DWT và sẽ đóng nhiều tàu có trọng tải lớn hơn, tính năng phức tạp hơn. Điều này khẳng định năng lực đóng tàu của Việt Nam ngày càng được nâng cao.

Tuy nhiên, hiện nay KH & CN ngành đóng tàu Vịêt Nam vẫn chưa bắt kịp các nước tiên tiến trên thế giới, các công nghệ nguồn tập trung ở các nước có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc...Phần lớn các công nghệ của chúng ta là do liên doanh, hợp tác và chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Do đó, năng lực cạnh tranh về khoa học công nghệ của Vịêt Nam kém hơn các nước phát triển trên thế giới. Điều này làm hạn chế khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Khẳng định thương hiệu tàu Việt Nam trên thị trường thế giới:. Hiện nay

chúng ta đã có đơn hàng đóng hàng trăm tàu cho nước ngoài (series 22 tàu chở hàng rời 53.000 DWT và 9 tàu 34.000 DWT cho Vương quốc Anh, 5 tàu 56.200 DWT cho Nhật Bản,...), với tổng giá trị hàng tỷ USD. Điều này có thể khẳng định uy tín tàu Việt Nam trên thị trường thế giới đã được nâng cao; bên cạnh đó là hàng loạt tàu phục vụ nhu cầu nội địa, trong đó điển hình là các series tàu hàng 22.000 DWT, tàu chở dầu thô 100.000 DWT, 150.000 DWT, tàu chở khách cao tốc trên biển... Vinashin đang phấn đấu từ năm 2010 mỗi năm xuất khẩu tàu đóng mới đạt giá trị 1 tỷ USD, với tỷ lệ nội địa hoá 60%. Với sự hỗ trợ của KH&CN, điều đó là hoàn toàn khả thi và ngành CNĐT Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nước nhà.

Quan hệ hợp tác quốc tế hợp tác quốc tế: VN đang cố gắng để gia nhập

nhóm các nước đóng tàu hàng đầu thế giới và đã ký các thoả thuận với các công ty nước ngoài để phát triển và hỗ trợ sản xuất động cơ thủy lực Man B&W và sản xuất động cơ diezen công suất lớn.

Việt Nam cũng đã liên doanh với Hàn Quốc xây dựng xưởng sửa chữa tàu lớn nhất Đông Nam Á hiện nay, có thể sửa chữa tàu 100 nghìn DWT. Xưởng sửa chữa tàu lớn nhất Đông Nam Á hiện nay là Hyundai-Vinashin, liên doanh đóng tàu Việt Nam -Hàn Quốc, có thể sửa chữa tàu có sức chở 100.000 DWT. Các công ty đóng tàu của Việt Nam cũng đã thành công trong việc cạnh tranh giành các hợp đồng đóng tàu của các nước châu Á, như Nhật Bản. Các công ty đóng tàu của Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường châu Âu với các đơn đặt hàng từ Anh, Đức.

Tuy năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã được nâng cao so với trước đây, song so với nhiều nước trên thế giới ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, thị phần đóng tàu trên thế giới tập trung chủ yếu ở các nước như: Nhật Bản 40% - 43%, Hàn Quốc 27% - 28%....( Nguồn: Tạp chí Hàng hải Việt Nam - Tin từ www. G oogle.com.vn )

Nhìn chung, trong một thời gian dài, ngành công nghiệp đóng tàu của các nước được các Chính phủ coi là ngành mũi nhọn mang tính chiến lược, nhạy cảm nên bị đóng cửa đối với bên nước ngoài. Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đã thay đổi ngành này và ngày càng xuất hiện nhiều các tập đoàn xuyên quốc gia, không loại trừ cả các hợp đồng hợp tác kỹ thuật, công nghệ giữa các nhà sản xuất. Các hợp tác này bao gồm đủ các lĩnh vực: từ công nghệ vỏ, động cơ, phương tiện liên lạc đến việc trang bị sinh hoạt thiết yếu cho thủy thủ đoàn. Cao hơn nữa là mua bán giấy phép sản xuất, chuyển giao công nghệ đóng tàu hoàn chỉnh. Đây là xu thế tất yếu để giảm chi phí đóng tàu, tăng lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, công nghệ động cơ và các nghi khí hàng hải tinh xảo, độ ồn và tiêu phí

năng lượng thấp, đặc biệt để dùng cho tàu chuyên dụng vẫn mãi là độc quyền của các nhà sản xuất, các cường quốc sản xuất tàu thủy trước đây. Do đó, để trở thành một cường quốc đóng tàu trên thế giới chúng ta nên chủ động hơn trong công tác đóng mới và sửa chữa tàu.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 54 - 59)