KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiếu học Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 86 - 88)

33 Thăm dò tính khả thi các giải pháp

KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu. cho phép khẳng định mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành, đồng thời rút ra kết luận sau đây:

Giáo dục Việt Nam hiện nay đã đạt được những thành tích đáng tự hào, tuy nhiên vẫn còn những yếu kém, bất cập, tụt hậu khoảng cách xa vói các nền giáo dục tiên tiến cũng đang đổi mới và phát triển. Giáo dục đang có sự mất cân đối giữa yêu cầu phát triển nhanh quy mô với gấp rút nâng cao chất lượng; giữa tạo được chuyển biến cơ bàn, toàn diện, với giữ được sự ổn định tương đối của hệ thống giáo dục. Mục tiêu của giáo dục - đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đê đạt được mục tiêu trên thì vấn đề tăng cường hơn nữa công tác XHHGD giữ vai trò rất quan trọng khi Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế, khi nền kinh tế thị trường đang chuyển sang nền kinh tế tri thức.

Nội dung đề tài đã khăng định XHHGD là một tư tưởng chiến lược lớn của Đảng và Nhà nước nhằm huy động các lực lượng xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp GD&ĐT, đồng thời tạo điều kiện đế mọi người dân được hưởng thụ các thành quả giáo dục. Thực hiện công tác XHHGD là thúc đẩy phát triển giáo dục, tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội. Sự tham gia toàn diện của người dân và các tố chức vào công tác giáo dục là vấn đề cốt lõi của XHHGD.

Đe tài đã đánh giá được thực trạng công tác XHHGD ở Thành phố Vinh. Những thành tựu nổi bật đó là: Đã huy động mạnh mẽ các nguồn lực

gồm: nội lực và ngoại lực, tài lực, nhân lực, vật lực để phát triển giáo dục. Đa dạng hoá các loại hình trường lớp và loại hình học tập, bước đầu thực hiện thành công một loại hình giáo dục mới đó là giáo dục cộng đồng thông qua cácTTHICĐ. Tạo môi trường đê người dân tham gia vào công tác giáo dục theo từng điều kiện, hoàn cảnh địa phương. Ket quả: Quy mô trường lóp được tăng lên; chất lượng các ngành học, bậc học phổ thông có chuyển biến tích cực; nhận thức, tay nghề và mặt bằng dân trí của người dân được nâng lên.

Đe tài cũng nêu ra những mặt còn hạn chế, yếu kém cơ bản đó là: Nhận thức chưa đầy đủ, phiến diện của cán bộ và người dân về XHHGD; một bộ phận xem XHHGD chỉ là biện pháp tạm thời để huy động đóng góp về tài chúii trong lúc rỊgận sách nhà nước còn eo hẹp, hay XHHGD là chiều hướng tư nhân hoá giáo dục. Chưa tạo cơ hội cho người dân tham gia toàn diện công tác giáo dục. Một số cán bộ, người dân chưa nhận thức được nhu cầu học tập của bản thân, biểu hiện ở tư tưởng tự thoả mãn, tự bằng lòng. Vì vậy kết quả quản lý công tác XHHGD chưa đồng đều giữa các trường, các địa phương; sự đầu tư nguồn lực chưa họp lý giữa các ngành học, cấp học, sự tham gia chưa đồng bộ giữa các ban, ngành, đơn vị.

Như vậy nghiên cứu đã cố gắng làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về công tác XHHGD trên địa bàn Thành phố Vinh, đặc biệt bậc tiểu học. Từ thực trạng việc triển khai công tác XHHGD, điều kiện tự nhiên - xã hội Thành phố Vinh, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao quản lý công tácXHHGD ở các trường tiểu học trong Thành phố.

Các giải pháp tác giả đưa ra đều có căn cứ khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên khi áp dụng vào từng địa phương, nhà trường thì cần có sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp. Mặt khác, cần thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ mới có sự tác động hỗ trợ lẫn nhau, nếu tiến hành từng giải pháp riêng rẽ sẽ kém hiệu quả.

H/ vọng nghiên cứu của tác gia sẽ giúp quá trình triển khai công tác XHHGD, một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước cho cán bộ Đảng, chính quyền các cấp, cán bộ các ban ngành, đoàn thể và cán bộ quản lý các trường học trên địa bàn Thành phố Vinh sẽ đạt hiệu quả cao.

Đe tài có thê được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và mở rộng phạm vi để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục đào tạo.

2. Kiến nghi

Đế các giải pháp khi triển khai đạt hiệu quả cao, tác giả xin đề xuất một số kiến nghị, hy vọng việc quản lý công tác XHHGD sẽ được tăng cường không chỉ Thành phố Vinh mà có thể áp dụng cho các huyện, thị xã có điều kiện tương tự của tỉnh Nghệ An.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiếu học Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 86 - 88)