Những kết quả ban đầu của việc triển khai công tácXHHGD ở trường TH Lê Lợi Thành phố Vinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiếu học Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 82 - 86)

33 Thăm dò tính khả thi các giải pháp

3.3.Những kết quả ban đầu của việc triển khai công tácXHHGD ở trường TH Lê Lợi Thành phố Vinh

trường TH Lê Lợi - Thành phố Vinh

Sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta. Giáo dục là lĩnh vực nhạy cảm nhất của xã hội, luôn có tác động trên cả hai mặt đối vói đòi sống chính trị, xã hội của đất nước. Trong giáo dục, cơ sở vật chất trường học là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần quyết định chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đặc biệt trong việc xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học là một trong năm tiêu chí làm cơ sở đế đánh giá xếp loại. Trong thực tiễn có những điều luôn đồng hành hay cùng tồn tại và phát triển, công tác xã hội hoá giáo dục nếu làm tốt thì việc xây dựng cơ sở vật chất sẽ có nhiều thuận lợi và ngược lại... Và điều đó luôn phù họp với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" mà Đảng, Nhà nước, nhân dân ta, trước hết là ngành giáo dục đã và đang thực hiện từ nhiều năm nay.

Trang việc đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất trường học phục vụ cho dạy và học, trường tiểu học Lê Lợi - Thành phố Vinh là một trong những trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Vinh làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Hằng năm nhân dân địa phương đã đóng góp hàng trăm triệu đồng cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cùns với các tiêu chí khác đề góp phần xây dựng trường trở thành trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2, trường trọng điểm chất lượng cao của tỉnh. Cụ thể trong 3 năm từ 2010- 2012trường tiểu học Lê Lợi đã làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục ở những công việc sau:

- Cải tạo, nâng cấp nhà ăn bán trú: Công tác bán trú của trường tiểu học Lê Lợi có từ năm học 2003-2004 nhưng nhà ăn nhỏ hẹp nên không đáp ứng đủ nhu cầu bán trú của học sinh hiện nay. Năm học 2010 - 2011, với sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của Ban giám hiệu nhà trường đã tiến

hành vận động phụ huynh tự nguyện đóng góp kinh phí cải tạo và nâng cấp nhà ăn bán trú, nhà chế biến khang trang, sạch sẽ, khoa học đáp ứng đủ cho gần 1000 học sinh, với tổng kinh phí gần 300 triệu đồng hoàn toàn bằng tiền đóng góp của nhân dân. Phụ huynh yên tâm, tin tưởng vào nhà trường, học sinh có điều kiện thuận lọi trong việc học 2 buổi/ngày, chất lượng giáo dục ngày một nânglâi

- Lát sân trường: Năm học 2009 -2010 được sự quan tâm của Đảng uỷ, uỷ ban nhân dân phường, trường tiểu học Lê Lợi được xây dựng thêm một nhà học 3 tầng gồm 12 phòng học, phòng chức năng. Vì khó khăn về ngân sách nên phưòng chỉ lát được sân sau mà chưa lát được sân trước. Với tinh thần xã hội hoá giáo dục, trường đã huy động hội cha mẹ học sinh và tham mưu cho chính quyền phường Lê Lợi kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn phường hỗ trợ kinh phí, gạch Blốc trị giá khoảng 250 triệu đồng.

- Mua sắm trang thiết bị dạy học: Thực hiện nhiệm vụ năm học "Tiếp tục đổi mới quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục", khuyến khích giáo viên sử dụng giáo án điện tử trong dạy học, năm học 2011 - 2012trường đã huy động hội phụ huynh học sinh các lóp trực tiếp đầu tư, mưa sắm trang thiết bị cho các lóp. Kết quả, hội đã mua sắm được 20 bộ vi tính, 80 chiếc quạt, 10 đàn oocgan và một số đồ dùng dạy học với tổng kinh phí gần 300 triệu đồng.

- Chăm lo giáo dục truyền thống văn hóa, môi trường thân thiện học đường: Hằng năm vào các ngày: Tết trung thu, kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, nhà trường thường phối kết hợp với Đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh tổ chức cho học sinh sinh hoạt tập thể theo chủ đề, giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh, giúp các em có những buổi sinh hoạt tập thể vui vẻ, bổ ích, lí thú và có sự gắn kết giữa thế hệ đi trước với thế hệ đi sau, giúp các em thấm nhuần hơn về tinh thần trách nhiệm của người học sinh trong thời đại mới...

lý công tác XHHGD ở

các trường tiêu hoc Thành phố Vinh Cấn phải thực hiện Không cần phải thực hiện Khâng cóý kiến Thực hiện được Khâng thực hiện được Khâng cóý kiến 1. Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của công tác XHHGD 93.33 0 6.67 8286 5.89 1125 2 Nhóm giải pháp tác động đến thể chế, cơ chế và nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với câng tác XHHGD.

81.67 0 18.33 77.38 0 2262

3. Nhóm giải pháp huy động tiềm năng của cộng đồng xã hội hỗ trợ cho cong tác XHHGD

9238 0 7,62 73.81 5,83 20,36

93

Có thể nói, TH Lê Lợi là đơn vị nhà trường làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục ở Thành phố Vinh. Đây là điều đáng ghi nhận và khích lệ bỏi khi chăm lo cho giáo dục chính là chăm lo cho tương lai của quê hương đất nước. Sự quan tâm ấy đã có những tác động tích cực đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh ở địa phương... Cùng vói việc đóng góp xây dựng của nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp là sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của Nhà nước trong việc xây dựng cơ sở vật chất trường học, tạo điều kiện cho con em địa phương có đủ trường, lớp, các trang thiết bị dạy và học của 1140 học sinh với 32 lóp và đảm bảo 100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Ở đây không chỉ đủ cơ sở vật chất trường lớp mà còn tạo nên một môi trưòng - không gian giáo dục lành mạnh, ấm áp đối với thế hệ trẻ...Và để có được những điều ưu việt ấy là cả một sự cố gắng lớn của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường cũng như chính quyền, nhân dân phường Lê Lợi.

3.3.2 Thăm dò tính khả thi các giải pháp

Đe đánh giá về mặt nhận thức khoa học, tính thực tiễn và tính khả thi của các giải pháp, tác giả đã thăm dò và trưng cầu ý kiến của 115 cán bộ lãnh đạo, CBQL, GV các trường trên địa bàn Thành phố Vinh. Kết quả thu được như sau:

Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, ƯBND thành phố: 4 người Lãnh đạo các Phòng, Ban ngành, tổ chức, đoàn thể: 10 người Lãnh đạo Đảng ủy, UBND phường, xã: 5 người

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường THCS: 21 người Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường tiểu học: 35 người Hiệu trưởng mầm non: 10 người

Giáo viên tiểu học: 20 người

Chủ tịch hội khuyến học xã, phường: 10 người. 94

Bảng 3.7: Kấ quả thăm dò íứềi cần thiết và khả thi của việc đề xuất các giải pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường TH Thành pho Vinh.

Tù kết quả điều tra, rút ra nhận xét về các giải pháp đề xuất:

- Nhóm giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý nghĩa, mục đích và tầm quan trọng của công tác XHHGD. số người tán thành cao - Tshómgiải pháp tác động đến thể chế, cơ chế quản lý công tác XHHGD 81.67% ý kiến ủng hộ \à ý kiến cho rằng khả thi là 77.38% có 22,62% không có ý kiến về tính khả thi. Như vậy, giải pháp này cần phải có một quá trình nhất định mới thực hiện được.

- Nhóm giải pháp huy động tiềm năng của cộng đồng xã hội hỗ trợ cho công tác XHHGD: 75.24% cho rằng cần thực hiện và 73.33% cho rằng khả thi.

Từ kết quả điều tra cho thấy các giải pháp mà tác giả đề xuất là cần thiết và có tính khả thi nhằm tăng cường quản lý công tác XHHGD ở các trường tiểu học góp phần đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới của giáo dục cấp tiểu học trên địa bàn Thành phố Vinh.

Ket luận chương 3

Chương 3 trình bày về “Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học Thành phố Vinh” vói nội dung chính là đề ra các nhóm giải pháp:

- Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục.

-Nhóm giải pháp tác động đến thể chế và cơ chế, nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối vói công tác xã hội hóa giáo dục.

-Nhóm giải pháp huy động tiềm năng của cộng đồng xã hội hỗ trợ cho công tác xã hội hóa giáo dục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các giải pháp được xây dựng trên cơ sở lý luận của quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học của chương 1 và thực trạng công tác quản lý xã hội hóa giáo dục ở các trường tiểu học Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, các giải pháp phù hợp vói tình hình thực tiễn và mang tính khả thi cao, nhằm nâng cao công tác quản lý và huy động được sự tham gia của xã hội đối vói công tác giáo dục trên cả 2 mặt là quản lý và đóng góp vào sự nghiệp phát triển giáo dục.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiếu học Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 82 - 86)