231. Những chủ trương về xãhội hóa giáo dục tiêu học của tỉnh Nghệ An và Thành phố l ĩnh
2.3.2.3. Huy động các nguồn lực xãhội xây dựng csvc trường tiếu học
2.3.2.3. Huy động các nguồn lực xã hội xây dựng csvc trường tiếuhọc học
Một trong những kết quả triển khai công tác XHHGD ở các trường tiểu học Thành phố Vinh đó là huy động được nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, tăng cường csvc cho các cơ sở giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá
Thành phố Vinh đã có cơ chế hỗ trợ cho giáo dục từ nguồn ngân sách địa phương, ưu tiên dành diện tích cho các trường đảm bảo khuôn viên rộng rãi, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, xây dựng các trường theo quy hoạch mạng lưới trường lóp theo tiêu chuẩn quốc gia; tập trung chỉ đạo xây dựng các trường học đạt chuẩn Quốc gia. Đến nay, Thành phố Vinh có 65 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: 17 trường Mầm non, 26 trường Tiểu học, 22 trường THCS.
Ngoài việc xây dựng trường theo hướng kiên cố, các địa phương còn tập trung xây dựng khu hiệu bộ, các phòng chức năng đảm bảo đạt chuẩn, chú trọng xây dựng cảnh quan nhà trường Xanh - Sạch - Đẹp, tạo môi trường sư phạm mang tính giáo dục cao. Nhờ chủ trương XHHGD, huy động cộng đồng chăm lo cho GD, chỉ sau 4 năm (2008 - 2011) các địa phương trong Thành phố Vinh đã huy động được một con số không nhỏ cho riêng ngành giáo dục, trong đó có trên 90% huy động từ chính cộng đồng dân cư. Rõ ràng, chỉ có thấm nhuần chủ trương XHHGD mới có được kết quả to lớn này. Neu chỉ thụ động, trông chờ vào nguồn ngân sách Nhà nước thì trường học sẽ khó có điều kiện đạt chuẩn. Điều này cho thấy tiềm năng của cộng đồng là rất lớn, vấn đề
57
là tuyên truyền, vận động thế nào để tạo sự đồng thuận trong nhân dân tự nguyện đóng góp mọi nguồn lực cho GD&ĐT.
Bảng 2.6: Kết quả huy động nguồn lực XHHGD tiêu học Thành phố Vinh (Tỉnh đến tháng 5 năm 2011)
(Đơn vị tính: triệu đồng)
58
N guồn: số liệu phòng Giáo dục và đào tạo TP. Vinh
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song csvc vẫn là vấn đề đáng lo ngại nhất, là rào cản lớn nhất để đạt chuẩn Quốc gia của các nhà trường. Cụ thể cả 3 ngành học: mầm non, tiểu học, THCS rất nhiều trường tống diện tích theo tiêu chuẩn Quốc gia là không đảm bảo, bên cạnh đó một số trường do xây dựng đã lâu nên cơ sở hạ tầng xuống cấp trầm trọng, quy hoạch mặt bằng còn bất cập tạo ra một khoảng cách khá lớn giữa hiện thực và yêu cầu chuẩn quốc gia, giữa nhu cầu và khả năng của địa phương.