231. Những chủ trương về xãhội hóa giáo dục tiêu học của tỉnh Nghệ An và Thành phố l ĩnh
3.2.3. Nhóm giải pháp huy động tiềm năng của cộng đồng xãhội hỗ trợ cho công tác xã hội hóa giáo dục
3.2.3.1. Huy động các nguồn lực xã hội cho sự phát triến giáo dục theo phương châm“nhà nước và nhân dân cùng ỉ ăm", đa phương hóa nguồn đầu tư
Những năm vừa qua, có thể nói các giải pháp phối hợp, huy động các lực lượng xã hội để tham gia ccng tác XHHGD ỏ các trường tiểu học đã đạt được một số kết quả nhất định. Thể hiện việc ký kết liên tịch giữa các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong việc phối hợp hoạt động, hỗ trợ cho sự phát triền giáo dục tại địa phương. Do vậy, quán triệt quan diêm trên, trcng những năm tiếp theo cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác XHHGD tiểu học trên địa bàn Thành phố Vinh. Ngành giáo dục cần phát huy thêm cơ chế này với các giải pháp mở rộng nhằm huy động thêm các đối tượng tham gia, tranh thủ sự hỗ trợ của các đơn vị, cá nhân, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế thông qua các hình thức tài trợ tín dụng, đầu tư, từ thiện và đặc biệt phải tạo được uy tín cho các đối tượng tham gia đầu tư nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường, tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề giúp nâng cao kỹ năng sống cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục. Đé cuộc vận động có hiệu quả, trước hết Hội đồng giáo dục các cấp phải có kế hoạch huy động thật cụ thê, nhà trường trở thành đầu mối dựa trên nguyên tắc dân chủ hóa và xã hội hóa công tác giáo dục, quan tâm đến lợi ích giáo dục, không chạy theo lợi ích vật chất đơn thuần, vi phạm pháp luật.
Thực hiện theo hướng đầu tư đóng góp từ xã hội phải linh hoạt, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, xây dựng các quỹ nhằm vào các mục tiêu cụ thể như xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý,
giáo viên, tạo điều kiện cho học sinh nghèo được tiếp tục đến lớp, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đào tạo học sinh giỏi, định hướng nghề nghiệp.
về tài chính, ngân sách đầu tư cho giáo dục phải được tăng dần tỷ lệ chi hàng năm theo lưong, vào các khoản chi thường xuyên, tập trung chi vào việc phục vụ giảng dạy và học tập, xây dựng, đầu tư trang thiết bị vật chất, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Đồng thòi tích cực huy động các nguồn tài chính ngoải ngan sách thong qua hoạt động XHHGD, thực hiện nghĩa vụ của người học thông qua việc đóng học phí và tự nguyện thỏa thuận trong phụ huynh học sinh, huy động sức người, sức của trong nhân dân thông qua các tổ chức đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ đóng góp dưới nhiều hình thức: tiền mặt, hiện vật, ngày công lao động. Vận động đóng góp xây dựng quỹ Hội khuyến học, khuyến tài, quỹ vì người nghèo đê động viên kịp thời đối với em học sinh khá giỏi, những em có nguy cơ bỏ học vì kinh tế gia đình. Như vậy sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp cả ngân sách nhà nước và huy động sức dân để xây dựng và phát triển giáo dục Thành phố ngày càng hoàn thiện, hiện đại. Trong quá trình đầu tư, xây dựng, nhất là sử dụng nguồn đóng góp của nhân dân phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ công khai.
Đại hội Đảng bộ Thành phố Vinh lần thứ XXII tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng: "Giáo dục - Đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, tập trung xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục theo hướng bền vững, xác định đầu tư phát triển giáo dục là đầu tư nguồn nhân lực cho sự phát triển trước mắt và lâu dài cho thành phố, tỉnh và vùng. Do đó cần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; coi trọng kỹ năng sống, rhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống. Chỉ đạo thực hiện công tác XHHGD một cách đồng bộ để người dân nhận thức vai trò, vị trí của giáo dục, xác định sự nghiệp giáo dục là của toàn xã hội. Từ đó nhận thức được trách nhiệm của họ
đối vói giáo dục”. Để thực hiện các nhiệm vụ trên các ngành, các cấp, các đon vị liên quan cùng với ngành giáo dục tập trung một số giải pháp như sau:
- Đối với Đảng ủy - UBND 25 phường, xã cần có kế hoạch tuyên truyền cụ thể đến mọi tầng lóp nhân dân, tổ chức về chủ trương, vai trò của công tác XHHGD của địa phương. Qua đó, giúp nhân dân nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi trong việc đầu tư cho giáo dục.
- Đối với các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên của HĐGD cần duy trì và thực hiện có hiệu quả các quỹ huy động như quỹ của Hội khuyết học, quỹ hỗ trợ giáo viên của Liên đoàn lao động thành phố,.... đồng thòi mở rộng thêm các hình thức vận động từ các tổ chức nhằm tạo động lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục, hạn chế tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học, góp phần thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, tiến đến phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, góp phần thực hiện có hiệu quả đề án nâng cao chất lượng giáo dục.
- Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh, đê làm tốt công tác XHHGD cần phối hợp với các chủ thể xã hội trong giáo dục. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của nhà trường trong công tác tham mưu và thực hiện XHH công tác giáo dục hàng năm. Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức những phụ huynh của học sinh theo học tại các cơ sở giáo dục được củng cố định kỳ theo năm học, giữ mối quan hệ trực tiếp, thường xuyên với ban giám hiệu nhà trường nhằm cập nhật, nắm bắt kịp thời những thông tin cần thiết, tạo cơ chế phối họp có hiệu quả cho công tác giáo dục học sinh nhằm giúp cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội tham gia quản lý tốt học sinh tại nhà, tại cộng đồng, nắm chắc tình hình học tập của học sinh tại trường, đồng thời Ban đại diện cũng vận động cha mẹ học sinh tích cực hỗ trợ nhà trường về công sức, tiền của để xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, khen thưởng giáo viên, học sinh giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó theo các công trình
của nhà trường. Ngoài ra, họ cũng tham gia giám sát thực hiện quyền trẻ em, kiến nghị với nhà trường với chính quyền địa phương quan tâm đến học sinh khó khăn, học sinh thuộc gia đình chính sách, tham gia xử lý các hành vi vi phạm nhân phẩm, thân thể học sinh và giáo viên. Tăng cường sự phối hợp hoạt động các lực lượng xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, là chủ lực trong phong trào khuyến học, khuyến tài. Để thực hiện có hiệu quả, ngay từ đầu năm học mới, nhà trường cần công khai trong phụ huynh học sinh về các dự án, chương trình, kế hoạch thu chi, dự kiến nguồn tài chính, thòi gian tiến hành và phải được sự đồng tình của phụ huynh học sinh. Triển khai tốt công tác này chính là góp phần thực hiện dân chủ trong nhà trường, người dân tự nguyện quyết định các mức kinh phí đóng góp, theo dõi và kiểm tra việc sử dụng các nguồn kinh phí nhằm mang lại hiệu quả nhất.
- Tập trung chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, thương mại - công nghiệp, có nhiều tiềm năng, ưu thế về thương mại, dịch vụ, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành có giá trị tăng cao. Do vậy, Thành phố cần có chính sách mở rộng và tăng cường mối quan hệ doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh tế, kêu gọi hỗ trợ, động viên, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho sự nghiệp phát triển giáo dục trên địa bàn Thành phố. Hình thức hỗ trợ có thế là: học phí, học bổng cho học sinh nghèo, khen thưỏng giáo viên, học sinh có nhiều thành tích nổi bật trong giảng dạy và học tập, hỗ trợ chi phí đào tạo. bồi dưỡng, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho giáo dục.
3.23.2. Tô chức các lực lượng xã hội tham gia xây dmig kế hoạch, tô chức thực hiện và đánh giá kết quả giáo dục
XHHGD không chỉ là sự huy động các nguồn lực trong xây dựng nhà trường mà vấn đề hết sức quan trọng là phải vận động, tổ chức các lực lượng xã hội tham gia giải quyết các vấn đề trong giáo dục. Vì vậy, nhà trường, địa
phương phải thực hiện có hiệu quả công tác này trên nhiều mặt, cụ thể:
- Tham gia cụ thể hóa mục tiêu đào tạo của nhà trường, định kỳ hàng năm căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các trường xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục. Kế hoạch được ccngkhai trang hội đồng nhà trường, ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể. Đây là dịp đê các lực lượng xã hội cùng đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu của ngành và của địa phương. Thể hiện việc XHHlhcrg qua quá trình hợp tác giữa các lực lượng xã hội trong việc thực hiện chương trình giáo dục.
- XHHGD còn là việc phát huy cộng đồng trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội như: Tư pháp, Công an, tổ chức đoàn thể,. . . với nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài chứii - Ke hoạch, Ban quản lý đầu tư xây dựng thành phố phối hợp tổng thế về kế hoạch, cân đối các nguồn lực, đảm bảo cho sự phát triển giáo dục. Có kế hoạch phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo đế thực hiện công tác quy hoạch, điều chỉnh, bổ sung mạng lưói trường lóp đến năm 2015; đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở các bậc học, cải tạo, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp các trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xây mới các trường còn khuyết ở một số phường về cấp học, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Đảm bảo thực hiện tốt đề án nâng cao chất lượng giáo dục.
- Phòng Lao động Thương binh - xã hội, chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố, các tổ chức xã hội có kế hoạch chăm lo, hỗ trợ cho các em thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, học sinh tàn tật, mồ côi. . . tạo điều kiện đê các em được tiếp tục đến trường.
động học sinh trong độ tuổi tiếp tục ra lớp, cùng với HĐGD, Hội Khuyến học thực hiện phát triển giáo dục trên địa bàn một cách toàn diện góp phần duy trì công tác phổ cập giáo dục một cách căn cơ, bền vững. Trên cơ sở chủ trương chung của địa phương, cần có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, hợp lý cho từng cá nhân, tập thể; từ đó, việc tổ chức thực hiện XHHGD mói thực sự trở thành một hệ thống đồng bộ, đảm bảo tính khả thi góp phần tạo động lực cho việc triển khai có hiệu quả và rộng khắp chủ trương XHHGD.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Vinh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện nội dung, chương trình và tổ chức các hoạt động dạy học theo quy định. Chủ động, phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, huy động mọi nguồn lực trong xã hội đầu tư cho sự nghiệp giáo dục.
Từ việc nghiên cứu thực tiễn tình hình giáo dục của thành phố. Phòng Giáo dục và Đào tạo phối họp với các cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể tham mưu với cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương tổ chức cuộc vận động kêu gọi sự phối hợp, tham gia của các lực lượng xã hội đế đóng góp cho phát triển sự nghiệp giáo dục.
3.23.3. Hoàn thiện cơ chế phoi hợp giữa các lực lượng giáo dục trong việc tỏ chức cùng tham gia làm giáo dục
Quá trình giáo dục con người diễn ra ở nhiều lúc, nhiều noi. Để nâng cao hiệu quả giáo dục, hạn chế những mặt tiêu cực cần có sự thống nhất, phối họp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Đây là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến sự nghiệp giáo dục, việc phối kết họp nhằm đảm bảo sự thống nhất về nhận thức cũng như cách thức hoạt động để cụ thể hóa mục tiêu phát triển. Do vậy, không thể xem nhẹ trách nhiệm của một lực lượng nào. Các cách thức tổ chức thực hiện:
+ Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh góp phần xây dựng các công trình, tham gia đầu tư, mua sắm các trang thiết bị dạy học tại các cơ sở giáo dục, thực hiện XHHGD, tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Duy trì thường xuyên mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường thông qua hệ thống thông tin như: sổ liên lạc, phiếu đánh giá, điện thoại, trao đổi trực tiếp đê gia đình nắm bắt kịp thời kết quả tu dưỡng đạo đức và quá trình học tập để điều chỉnh các hành vi sai lệch của con em. Đồng thòi cần quan tâm đến diễn biến phát triển tâm sinh lý, quan tâm, chăm sóc sức khỏe của các em, thực hiện các tiêu chuẩn của gia đình văn hóa, giáo dục con cái trở thành con ngoan, trò giỏi và là một công dân tốt cho xã hội.
-Đổi với nhà trường
+ Thực hiện vai trò chủ đạo, là trung tâm văn hóa, môi trường giáo dục lành mạnh, giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ cho học sinh, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhằm nâng chuẩn, nâng cao chất lượng giáo dục, tạo dựng trường học an toàn, thân thiện, tích cực. Ngoài ra, nhà trường có kế hoạch trong việc tổ chức, tuyên truyền, phổ biến những tri thức khoa học, kiến thức về phương pháp, đưa ra các giải pháp giáo dục có hiệu quả, hạn chế những tác động tiêu cực, phát sinh từ môi trường xã hội đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh.
+ Phát huy vai trò trung tâm trong việc liên lạc, phối hợp giáo dục, chủ động phổ biến các nội dung, mục đích giáo dục đến các tổ chức xã hội.
+ Củng cố hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh, HĐGD tại địa phương nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, đồng bộ, hướng vào mục tiêu giáo dục một cách thường xuyên, có tổ chức.
học sinh có nguy cơ bỏ học do hoàn cảnh, lười học, mất căn bản. Đồng thời phát hiện những trường hợp đặc biệt đê cùng vói HĐGD có kế hoạch trợ giúp tạo điều kiện cho các em tiếp tục đến trường, hạn chế tình trạng học sinh lưu ban, bỏ học.
- Đổi với xã hội
Sự thành công của XHHGD, trước hết là huy động được toàn xã hội tham gia các hoạt động giáo dục. Như vậy, cần xác định rõ các đối tượng của lực lượng xã hội để tổ chức phối hợp đồng bộ, gồm các nhóm saư
+ Nhóm lãnh đạo, chỉ đạo đề ra chủ trưong, chính sách: cấp ủy Đảng, HĐND, UBND, HĐGD.
+ Nhóm chủ động thực hiện: cốm các ngành chức năng, trong đó GD&ĐT là nòng cốt.
+ Nhóm liên kết, phối họp vận động: MTTQ, Ban dân vận, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Công đoàn, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội khuyến học....
+ Nhóm cộng tác và hỗ trợ: Các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp, các hội từ thiện, các câu lạc bộ, Hội cha mẹ học sinh.
Sự tham gia của các nhóm này cần phải có tổ chức, phối họp chặt chẽ,