tiêu học
Nghị quyết 90/CP của Chính phủ đã nêư rõ nội dung của XHHGD là:
Một là tạo ra phong trào học tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức, vận động toàn dân, trước hết là những người trong độ tuổi lao động thực hiện học tập suốt đời để làm việc tốt hơn, thư nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ta trở thành xã hội học tập.
Hai là vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo môi trường giáo dục tốt lành, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và ngoài xã hội; tăng cưòng trách nhiệm của cấp uỷ đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp... đối với sự nghiệp giáo dục.
Ba là nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gia của toàn dân, của mỗi người đối với giáo dục nhằm củng cố, tăng cường hiệu quả của hệ thống giáo dục đê phục vụ tốt việc học tập của nhân dân [41, tró].
Một số tác giả Trung Quốc cho rằng XHHGD, trước hết chính là giáo dục phải thích nahi với xã hội, phục vụ nền kinh tế xã hội, đồng thời phục vụ cuộc sống xã hội. Do vậy mà XHHGD ở Trung Quốc bao gồm hai nội dung:
xã hội, toàn dân, là đại chúng. Hai là giáo dục phải thực sự trở thành yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thoả mãn yêu cầu được giáo dục của mọi người. Ý kiến trên là rất đáng tham khảo [28, trl5].
Như vậy, XHHGD không chỉ là công việc của ngành giáo dục mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi tổ chức kinh tế xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. XHHGD không là một giải pháp ngắn hạn trong lúc ngân sách nhà nước dành cho giáo dục còn hạn hẹp mà là một giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược. XHHGD nhằm đến thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, nhằm làm cho không chỉ thế hệ tre mà là mọi người dân được hưởng các quyền lợi mà giáo dục đem đến đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân. mọi tổ chức chính trị - kinh tế - văn hoá xã hội phát huy cao nhất trách nhiệm và năng lực của mình đóng góp cho cho sự nghiệp giáo dục. XHHGD còn nhằm đến mục tiêu xây dựng xã hội học tập trên đất nước, hình thành thói quen học suốt đời trong từng người dù là trí thức hay lao động chân tay, dù trẻ hay cao tuổi,
tót luận chương 1
Từ việc nêu tổng quan của vấn đề nghiên cứu, khẳng định một số vấn đề khái niệm chủ yếu của xã hội hoá giáo dục, xã hội hoá giáo dục tiểu học, những yếu tố liên quan đến công tác quản lý xã hội hoá giáo dục ở các trường tiểu học, chúng tôi nhận thấy, xã hội hoá giáo dục là xu hưóng tất yếu phù họp quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, phù hợp với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận động trong cơ chế thị trường theo định hưóng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thực hiện xã hội hoá giáo dục đảm bảo cho giáo dục thực sự là sự nghiệp của toàn dân. toàn xã hội, đảm bảo huy động được sự tham gia của mọi lực lượng xã hội để giáo dục phát triển mạnh mẽ.
Giáo dục tiểu học là điều kiện cơ bản để nâng cao dân trí, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo trẻ em trở thành công dân tốt của đất
nước. Do đó, Nhà nước có chính sách đầư tư và quan tâm lớn để xây dựng và phát triển giáo dục tiểu học. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn do yêu cầu phát triển bậc học và chuẩn hoá nhà trường ngày càng cao, đầu tư của Nhà nước chưa thể đáp ứng yêu cầu của sự phát triền thì sự đầu tư của toàn xã hội là rất cần thiết cho giáo dục tiểu học. Mặt khác, giáo dục tiểu học liên quan đến tìrng gia đình, gắn chặt với cộng đồng địa phương vì vậy giáo dục tiểu học không thể giải quyết theo kiểu "tập trung hoá" mà phải theo tư tưởng "xã hội hoá".
CHƯƠNG 2
THựC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XHHGD Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHÓ VINH, TỈNH NGHỆ AN