Nhóm giải pháp tác động đến thê chế và cơ chế, nẫỉigcaovci trò quản lý nhà nước đối với công tác XHHGD

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiếu học Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 64 - 74)

231. Những chủ trương về xãhội hóa giáo dục tiêu học của tỉnh Nghệ An và Thành phố l ĩnh

3.2.2.Nhóm giải pháp tác động đến thê chế và cơ chế, nẫỉigcaovci trò quản lý nhà nước đối với công tác XHHGD

XHHGD là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, việc tổ chức thực hiện như thế nào để có hiệu quả là một trong những thách thức lớn đối với những nhà quản lý, những người có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức

thực hiện "Quản lý và điều khiển, tổ chức thực hiện công việc". Mục tiêu của nhóm giải pháp này là xây dựng, vận dụng cơ chế tổ chức, điều hành sự tham gia của các lực lượng xã hội làm công tác XHHGD với nguyên tắc đảm bảo tính dân chủ - tập trung với mục đích mang lại hiệu quả cao nhất, đồng thời nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với công tác XHHGD.

Xây dựng và vận dụng cơ chế tổ chức, điều hành các lực lượng tham gia cùng làm giáo dục tại Thành phố Vinh cần căn cứ vào vai trò, chức năng của lực lượng đó để xác định đúng vị trí trong cơ chế. Vì vậy, những định hướng chính trong công tác XHHGD hiện nay là: cấp ủy Đảng, ƯBND từ thành phố đến phường, xã giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Đây là lực lượng chỉ đạo, điều hành cơ chế hoạt động các ngành, đoàn thể tham gia công tác XHHGD.

3.2.2.1. Hoàn thiện khung pháp ỉỷ cho công tácXHHGD

Trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, một hoạt động vừa mang tính nhà nước vừa mang tính xã hội cần phải hoàn thiện khung pháp lý cho công tác XHH hay nói cách khác là phải tiến hành thể chế hóa giúp sự tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác giáo dục, thực hiện theo những quy định, chế định, hình thành những phép tắc ổn định mang tính pháp lý, xây dựng các chính sách, chế độ một cách cụ thể và rõ ràng thể hiện sự công bằng trong giáo dục. Do vậy, trong thòi gian tới các cơ quan có thấm quyền cần rà soát lại hệ thống các văn bản, xây dựng và hoàn thiện các quy định về công tác XHHGD nhằm tạo ra một hành lang pháp lý mang tính họp pháp giúp cho sự tham gia của mọi người, của xã hội vào công tác giáo dục được đi vào nề nếp, ổn định và hiệu quả. Các văn bản này phải được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để mọi người hiểu, tuân thủ và tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục giúp tránh được những hạn chế làm ảnh hưởng đến công tác vận động chung như

việc sử dụng không đúng mục đích nguồn kinh phí đóng góp của nhân dân hoặc các tổ chức xã hội ... sẽ làm mất lòng tin đối với người dân, đối với nhà trường và ngành giáo dục, làm ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ cho giáo dục. Các cuộc vận động từ nhân dân hay các tổ chức đoàn thể, xã hội phải có văn bản cụ thể quy định về mức độ, cách thức thu chi, cơ chế quản lý, mục đích sử dụng và quyền lợi của các đối tượng đóng góp.

Chính sách XHHGD đã mở ra nhiều loại hình giáo dục nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập của người dân trong xã hội. Tuy nhiên hệ thống các trường dân lập, tư thục tại Thành phố Vinh vẫn chưa có điều kiện mở rộng và phát triển do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy chính quyền địa phương và ngành giáo dục cần đưa hệ thống các trường ngoài công lập vào quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục, tránh tình trạng xem việc phát triển các trường ngoài công lập như là một giải pháp đối phó với các sức ép trước nhu cầu học tập của xã hội. Theo đó cơ quan quản lý nhà nước cần có những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho hoạt động này hoạt động có hiệu quả và mang tính ổn định. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lọi để phát triển và nâng cao chất lượng các trường ngoài công lập một cách họp lý. Có chính sách hỗ trợ các trưòng ngoài công lập để học sinh các gia đình khó khăn và các đối tượng chính sách được hưởng các quyền lợi như các trường công lập, sớm có quy chế quản lý chặt chẽ các trường ngoài công lập về chất lượng, quy mô và tài chính.

Như vậy, giải pháp quan trọng đê tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với công tác XHHGD là phải không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản nhằm tạo ra cơ sở, hành lang pháp lý. Hệ thống văn bản này chính là căn cứ để thực hiện XHHGD, đồng thời là cơ sở để kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động nhằm tổ chức thực hiện theo quy trình của pháp luật, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.

3.222. Ban hành các chính sách và cơ chế quản ỉỷ cụ thể nhằm khuyến khích và qưy định trách nhiệm đầu tư cho giáo dục

Đe đẩy mạnh tiến độ XHHGD, trước hết cần tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, đổi mới tư duy và phương pháp quản lý, thông qua việc điều chỉnh, sửa đôi cơ chế, chính sách, phương thức quản lý hiện không còn phù họp và kém hiệu quả. Đồng thời ban hành những chính sách mới phù hợp với thực tiễn của Thành phố Vinh, cụ thể:

- Thực hiện XHHGD, chủ trương của Đảng và Nhà nước là cùng với việc củng cố các cơ sở giáo dục công lập. Nhà nước khuyến khích phát triển rộng rãi các cơ sở giáo dục ngoài công lập phù họp với lĩnh vực quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục. Đe có thể thu hút, kêu gọi các đơn vị, tổ chức, cá nhân thành lập các cơ sở giáo dục trên địa bàn, thực hiện theo chủ trương đa dạng hóa các loại hình trường lóp, thì ủy ban nhân dân các cấp phải có kế hoạch cụ thể các chính sách ưu đãi về thuế, phí, lệ phí, tín dụng, đất, bảo hiểm. . .

-Chính sách giao đất, cho thuê đất: Hiện nay, các cơ sở ngoài công lập ít có cơ hội được đáp ứng theo nhu cầu mà đa số phải đi thuê nhà đất của tư nhân.Vì vậy, nhà nước cần có kế hoạch bố trí và ưu tiên tạo thêm các điều kiện về đất, cơ sở vật chất để xây dựng cơ sở giáo dục, kể cả ngoài công lập trên địa bàn sao cho phù họp với nhu cầu của từng địa phương.

- Chính sách huy động vốn: Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, vốn góp từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn họp pháp khác thông qua họp tác, liên kết vói các tổ chức kinh tế, tài chính, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị.

- Chính sách ưu đãi về tín dụng đối vói những cơ sở các cơ sở ngoài công lập vẫn chưa thực sự phát huy hết tác dụng, chưa đủ sức khuyến khích vì

thủ tục, mức vay vốn, lãi suất còn khá cao. Do vậy, cần được điều chỉnh, bổ sung theo hướng tạo cơ hội cho các thành phần xã hội có nhu cầu tham gia vào hoạt động giáo dục đế có thêm các điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất. Chính sách cho vay cần xác định đối tượng, lãi suất, thời gian, thủ tục, cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án cho vay.

- Bảo hiểm xã hội, ytế: Người lao động thuộc các cơ sở giáo dục ngoài công lập phải được thực hiện chế độ bảo hiểm theo quy định hiện hành của nhà nước. Hiện nay, Thành phố Vinh có 43 trường ngoài công lập, trong đó có 02 trường tiểu học. Hầu hết các trường này khó có thể có cơ hội để đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc và nuôi dưỡng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế về nhiều mặt, nhất là lực lượng bảo mẫu và cấp dưỡng so với các trường công lập. Để loại hình này có điều kiện phát triển mạnh, cạnh tranh bình đắng, thì các cấp chính quyền địa phương cần có sự hỗ trợ cụ thể như việc thuê đất, miễn giảm thuế, giá điện, nước...nhằm giúp các trường giảm bót áp lực về tài chính, giảm học phí góp phần giải quyết tình trạng quá tải học sinh ở các trường công lập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trong xã hội. Điền hình tình trạng quá tải bậc tiểu học ở các phưòng Hà Huy Tập, Lê Lợi, Lê Mao,....

- Chủ trương XHHGD theo nghị quyết Đại hội đại biếu Đảng bộ Thành phố Vinh lần thứ XXII khẳng định: "Ưu tiên nguồn kinh phí từ ngân sách và chú trọng đấy mạnh XHH nhằm huy độns tốt các nguồn lực đầu tư thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở vật chất, đa dạng hóa các mặt hoạt động giáo dục, làm chuyển biến rõ rệt chất lượng giáo dục - đào tạo phục vụ sự nghiệp phát triển địa phương, tiếp tục đẩy mạnh XHH và tập trung đầu tư nâng cấp, xây mới cơ sở vật chất giáo dục. Phấn đấu đến năm 2015, 100% trẻ 5 tuổi được học một năm lóp mẫu giáo chuẩn bị vào lóp một, hiệu suất đào tạo tiểu học từ 99%, trung học cơ sở từ 90% trở lên” [36, trllổỊ. Vì vậy, để đẩy mạnh công

tác XHHGD trong thời gian tới thì ƯBND Thành phố Vinh và 25 phường, xã cần có những chính sách thiết thực, quy định cụ thể về chế độ ưu tiên, ưu đãi về quyền lợi để huy động các doanh nghiệp, tổ chức và người dân tham gia vào ccrg tác XHHGD

- Đối với các tổ chức kinh tế, các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn Thành phố Vinh, bên cạnh việc vận động đóng góp tự nguyện, cần phải có văn bản quy định cụ thể nhiệm vụ đóng góp cho hoạt động giáo dục. Việc đóng góp dựa trên cơ sở doanh thu, lợi nhuận, số lượng và trình độ sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Bởi vì, đây chính là những đối tượng được hưởng lợi từ kết quả của giáo dục đó là được sử dụng lực lượng lao động đã qua đào tạo.

3.2.2.3. Nâng cao vai trò quản lỷ nhà nước đổi với công tác XHHGD

XHHGD là một chủ trương đúng đắn, nhưng tổ chức thực hiện như thế nào để có hiệu quả là một thách thức lớn đối với những nhà quản lý. Những người có trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức thực hiện "quản lý và điều khiển, tổ chức thực hiện công việc", vì vậy quá trình quản lý và chỉ đạo, triển khai thực hiện XHHGD tại các cơ sở giáo dục, đến thành phố cần không ngừng nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với các hoạt động đó.

Thực tế tại Thành phố Vinh đã chỉ ra rằng, XHHGD không có nghĩa là buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, mà càng phải thể hiện sự lãnh đạo tập trung, quản lý thống nhất của chính quyền địa phương, phát huy tính năng động, sáng tạo của ngành giáo dục, tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng với một cơ chế điều hành khoa học mới mang lại ý nghĩa sâu sắc, đúng đắn. Do vậy, yêu cầu của giải pháp này là nhà nước điều hành tham gia của các lực lượng xã hội cùng làm giáo dục theo nguyên tắc "Dân chủ - tập trung" làmsao đạt hiệu quả nhất.

trong giai đoạn hiện nay là:

-Nêu cao vai trò Đảng lãnh đạo trong công tác XHHGD

Thê hiện trong việc đưa ra các chủ trương, đường lối, phát huy sức mạnh, trí tuệ của tập thể đội ngũ tri thức làm công tác quản lý giáo dục. Quan tâm đầu tư toàn diện, quy hoạch mạng lưới trường lóp, tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục, đào tạo nguồn cán bộ quản lý và nâng cao chất lượng giáo viên, thực hiện phổ cập giáo dục, xóa mù chữ; thể hiện sự công bằng và dân chủ trong giáo dục.

Đảng lãnh đạo công tác XHHGD tírc là tạo điều kiện cho cán bộ và mọi người dân tham gia các hoạt động giáo dục, coi trọng công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, chú ý bồi dưỡng nhân rộng các đién hình tiên tiến trong việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Tăng cường vai trò của chỉnh quyền trong việc quản lý còng tác

ủy ban nhân dân các cấp phải tăng cường quản lý, chỉ đạo, tạo điều kiện để ngành giáo dục thực hiện có hiệu quả, quan tâm đến việc thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy thay sách giáo khoa từng cấp học tại địa phương. Trên cơ sở ngân sách nhà nước hàng năm của Thành phố. UBND Thành phố phân bổ đủ nguồn cho ngành giáo dục, đồng thời tổ chức chỉ đạo, khai thác và huy động thêm các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đảm bảo kinh phí cho việc đầu tư, phát triển trường lóp, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân theo phương châm hiện đại hóa về lóp học, sân chơi, bãi tập, phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện, phòng tin học, phòng đa năng. ..

Xây dựng lộ trình cụ thể trong việc đầu tư xây dựng trường cận chuẩn và đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng cơ chế khuyến khích, động viện cán bộ quản

lý giỏi, giáo viên giỏi, học sinh giỏi. Có chính sách thu hút giáo viên giỏi, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi về giảng dạy tại Thành phố; Kiện toàn bộ máy quản lý giáo dục từ thành phố đến các cơ sở giáo dục, đổi mới công tác quản lý giáo dục. Tăng cường công tác dự báo, hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục, khắc phục tình trạng mất cân đối nhiều mặt như hiện nay.

Tiếp tục khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển và nâng cao chất lượng các trường dân lập, tư thục, các nhóm lớp gia đình một cách hợp lý. Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục dưới nhiều hình thức như huy động nhân dân, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội, các nhà hảo tâm đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục, đồng thòi phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong công tác XHHGD gắn việc thực hiện quy chế dân chủ của từng tố chức, cá nhân trong việc chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục tại địa phương. Thông qua việc thực hiện tốt chế độ lấy ý kiến của dân khi ban hành các chủ trương, chính sách, dự án, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của địa phương. Đảm bảo nguyên tắc: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra"; kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng vi phạm quyền dân chủ trong các hoạt động giáo dục, giải quyết kịp thời những yêu cầu chính đáng của người dân đối với giáo dục. Tạo điều kiện để nhân dân được tham gia các hoạt động giáo dục một cách tốt nhất. Là cơ quan chuyên môn, Thòng Giáo dục - Đào tạo và các cơ sở giáo dục phải xác định mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học. XHH công tác giáo dục với mục đích đáp ứng các yêu cầu phát triển các cấp học, bậc học phục vụ cho sự phát triển kinh tế của Thành phố. Vì thế phải phát huy vai trò chủ động, vai trò trung tâm làm nòng cốt trong việc thực hiện XHHGD. Tham mưu cho cấp ủy Đảng và chính quyền, tổ chức thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, kế hoạch, chương trình công tác giáo dục cấp học, bậc

học tại địa phương. Vai trò chủ động được thể hiện rõ ở các nội dưng như sau: -Ngành Giáo dục mà cụ thể là cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phải chủ động đề xuất với Đảng, Chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội nhằm đảm bảo nhu cầu, xây dựng chiến lược, kế hoạch, các phương án giải quyết. Trên cơ sở đó biến các nhu cầu giáo dục thành Nghị quyết, chủ trương của Đảng và Chính quyền, tạo cơ sở pháp lý cho việc chủ động tổ chức các hoạt động.

- Song đó chỉ là cơ sở của việc giải quyết nhu cầu, còn thực sự làm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiếu học Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 64 - 74)