Đối với các cấp Chính quyền

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiếu học Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 88 - 90)

21. Đoi với các Cấp ủy Đảng

2.2.Đối với các cấp Chính quyền

Căn cứ điều kiện, tình hình thực tế của địa phương để xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác XHHGD. Đầu tư nguồn ngân sách thỏa đáng cho

giáo dục theo tinh thần "giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”; phân bổ họp lý các nguồn lực huy động để xây dựng csvc, đào tạo đội ngũ, khuyến học, khuyến tài, phát triển nền giáo dục toàn diện.

Để huy động được tối đa các nguồn lực trong nhân dân, ngoài việc động viên sự đóng góp của cộng đồng, cần chú ý sự đóng góp của những chủ thể có khả năng như các doanh nghiệp, những cơ quan được hưởng lợi trong giáo dục - đào tạo. Có như vậy mới gắn kết kết quả đầu ra với quá trình đầu tư đào tạo của ngành giáo dục. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ các giáo viên họp đồng, giáo viên công tác quá xa nhà, điều kiện hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ổn định tư tưởng, yên tâm công tác, tập trung trí tuệ và tâm sức cho sự nghiệp trồng người.

Bon hành các chính sách theo hướng phân cấp, phân quyền cho từng địa phương cụ thê đế tạo điều kiện pháp huy tính năng động của các địa phương trong quá trình thực hiện công tác XHHGD.

2.3. Đoi với ngành Giáo dục

Đổi với Bộ GD&ĐT: cần có quy định cụ thể về vị trí đặt trường, quy định trong thiết kế xây dựng trường, quy cách các khối công trình, quy cách khuôn viên,... để đầm bảo tính khoa học, tính thẩm mỹ, tính giáo dục, giá trị sử dụng của các công trình và tiện ích cho phát triển sự nghiệp giáo dục.

Tạo ra một hành lang pháp lý để có sự kết họp và cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình giáo dục trên cùng một địa bàn. Có các thể chế, quy định về cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động cũng như chính sách tài chính cho hoạt động của Hội khuyến học, TTHTCĐ. Đối mới nội dung, phương pháp dạy học và công tác quản lý giáo dục đảm bảo chiều sâu.

- Đổi với Sở GD&ĐT: Xây dựng cơ chế tuyển chọn công chức cho ngành, thu hút được ngưòi tài vào sư phạm, sinh viên sư phạm giỏi ra trường sẽ được bố trí việc làm. Nhân rộng mô hình điển hình TTHTCĐ. Hỗ trợ điều

kiện hoạt động cho bộ máy làm công tác khuyến học. Tăng cường phân cấp, phân quyền cho Thành phố Vinh trong một số nội dung như công tác tuyển dụng giáo viên tiểu học, kế hoạch triển khai cuộc vận động đóng góp xây dựng trưòng lóp học,...

-Đổi với Phòng Giáo dục đào tạo và các nhà trường: cần tăng cường công tác tham mưu để UBND các cấp thể chế hoá các chủ trương XHHGD trên địa bàn; tích cực, chủ động lập kế hoạch cho công tác XHHGD trên địa bàn phụ trách; chủ động sáng tạo vận dụng các giải pháp XHHGD.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiếu học Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 88 - 90)