2.2.1. Tình hình chung về giáo dục-đào tạo Thành phố ì inh
Thàrhphố Vinh vốn là một vùng đất hiếu học của tỉnh. Từ xưa đã xuất hiện nhiều khoa bảng, nhiều bậc danh sĩ nổi tiếng làm rạng rỡ cho lịch sử quê hương và đất nước. Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay giáo dục thành phố không ngừng phát triển, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của thành phố.
được phát triển đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lóp nhân dân: Từ bậc học mầm non đến đại học; từ các trương công lập đến dân lập, tư thục; từ hệ thống giáo dục chính qui đến hệ thống giáo dục không chính quy đế mọi người dân trong thành phố được học mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, 100% đạt chuẩn và trên chuẩn; có phẩm chất chính trị và đạo đức; vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng đôi mới giáo dục và yêu cầu xã hội.
-Năm 2001 Thành phố Vinh được công nhận đạt chuẩn Quốc gia về xoá mù chữ và đúng độ tuổi của phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 2005 được công nhận hoàn thành phố cập giáo dục THCS.
Chất lượng giáo dục thành phố trong những năm qua được đánh giá là đơn vị dẫn đầu tỉnh, đó là: tỉ lệ tốt nghiệp THPT hàng năm đạt 96°/o- 98%, tỉ lệ vào đại học, cao đắng năm sau cao hơn năm trước, học sinh giỏi đạt giải Tỉnh, Quốc gia, Quốc tế liên tục duy trì và tăng về số lượng, chất lượng giải.
- về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Trong những năm qua nhờ làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, bên cạnh đó là sự quan tâm sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước, thực hiện "Quyết định số 20/2008/QĐ-TTgrgàv 01/02/2008 về kiên cố hóa trường, lóp xây nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 - 2012" nhiều trường học được cải tạo, mở rộng khuôn viên và x% dựng mới, nhiều phòng học mới ra đời. Chỉ tính giai đoạn 2006 - 2010 có 15 trường được xây dựng vói 200 phòng học mới với tổng kinh phí gần 100 tỷ đồng và 20 tỷ đồng mua sắm thiết bị dạy học. Bộ mặt các nhà trường thay đổi, không còn phòng học cấp bốn, điều đó trở thành động lực thúc đẩy nề nếp hoạt động dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.
-Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sự nghiệp giáo dục, đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, xây dựng các đề án về phát triển giáo dục.
Đánh giá về lĩnh vực giáo dục, trong "Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khoá XXI nhiệm kỳ 2010 -2015 trình Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII" đã khẳng định:
"Thành phố luôn dẫn đầu cả tỉnh về chất lưọng giáo dục và qui mô trường lớp; đào tạo tin học, ngoại ngữ có chuyển biến rõ rệt, hệ thống trường dạy nghề, tiểu học, mầm non, dân lập, tư thục được khuyến khích đầu tư phát triển; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở được giữ vững; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt 70%; cơ sở vật chất, thiết bị trường học được tăng cường; các trường học đều được xây dựng kiên cố, đến nay đã có 65 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 78,3%. Công tác khuyến học, khuyến tài được đẩy mạnh; 25/25 phường xã đều có trung tâm học tập cộng đồng, góp phần thúc đẩy công tác đào tạo nguồn nhân lực".
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII cũng nêu rõ phương hướng mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục giai đoạn 2011 -2015 là
"Rà soát, điều chỉnh qui hoạch mạng lưới giáo dục - đào tạo của thàrh phố theo hướng toàn diện, đồng bộ từ bậc phổ thông đến trung học dạy nghề; Tăng cưòng xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn đào tạo, đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo ngoài công lập theo quy hoạch. Mở rộng, phát trien đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề để cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho Thành phố, tỉnh và khu vực. Thu hút đầu tư, tạo điều kiện xây dựng, phát triển, mở rộng quy mô các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn phấn đấu đưa Vinh sớm trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực của cả nước, đến năm 2015, Thành phố Vinh có 11 trường đại học; 2 trường cao đẳng; 8 trường trung cấp và dạy nghề. Nâng
Năm hoc SỐ
Lóp
Học 6 tuổi ra lớp sinh bỏ nghiệp
trường sinh i(»/ạ học (%) (°Ả)
2006-2007 23 425 13.325 100 0.28 94.69 2007-2008 23 432 13.589 100 0.27 95.61 2008-2009 28 537 16.883 100 0.21 96.06 2009-2010 28 540 17.100 100 0 99.48 2010-2011 30 566 18.886 100 0 99.55 39
cao chất lượng các trung tâm học tập cộng đồng, thực hiện có hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực. Dành kinh phí đế cử một số cán bộ trẻ thuộc diện qui hoạch đi đào tạo ở nước ngoài, nhằm nâng cao trình độ quản lý và ngoại ngữ” [36].