Hạn chế, yếu kém trong công tác quản lỷ XHHGD tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiếu học Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 53 - 61)

231. Những chủ trương về xãhội hóa giáo dục tiêu học của tỉnh Nghệ An và Thành phố l ĩnh

2.4.2 Hạn chế, yếu kém trong công tác quản lỷ XHHGD tiểu học

XHHGDnói chung và XHHGD tiểu học nói riêng là một chủ trương đúng đắn mà thành phố đã triển khai thực hiện khá thành công. Tuy vậy, thành quả đạt được mới chỉ là bước đầu, những khó khăn đang gặp phải còn rất nhiều. Đó là:

Thứ nhất, nhận thức về XHHGD của các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân trên toàn thành phố mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa đồng đều, chưa đầy đủ. Một số xã, phường thực hiện rất hiệu quả như: Hà Huy Tập, Lê Lợi, Lê Mao, Hưng Bình nhưng cũng còn một số ít phường, xã chuyển mình chậm như Nghi Đức, Hưng Chính, Nghi Ân. Nguyên nhân của việc chuyển biến chậm này là công tác tuyên truyền, vận động chưa quyết liệt và hiệu quả, vì vậy chưa tạo được sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân dẫn đến tư tưởng khoán trắng hoạt động giáo dục cho nhà trường, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục học sinh chưa cao, tỷ lệ học sinh lười học, chất lượng học tập còn hạn chế nhất định.

Thứ hai, việc chuyển đổi và thành lập mới các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập chưa ngang tầm với khả năng và điều kiện của thành phố, nhất là giai đoạn những năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết 0^2006/NQ-CP ngày 18/04/2005 của Chính phủ, số lượng cơ sở giáo dục tư thục còn ít, đặc biệt là bậc tiểu học. Việc huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo vẫn chủ yếu là đóng góp của nhân dân, hiệu quả huy động nguồn lực của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, nhất là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp ngoài tỉnh còn thấp so với yêu cầu.

Thứ ba, hoạt động của một số TTHTCĐ xã, phường chưa mạnh, Cán bộ quản lý trung tâm chủ yếu là kiêm nhiệm. Tô chức còn mang tính hình thức, chưa năng động sáng tạo, chưa xây dựng được quy chế hoạt động, chưa

chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động; sự phối hợp hoạt động giữa TTHTCĐ và ban ngành đoàn thể chưa cao, thiếu nhịp nhàng. Vai trò tham mưu của TTHTCĐ một số xã, phường đối với cấp ủy đảng, chính quyền còn hạn chế.

Thứ tư, nhìn chung hệ thống trường lóp, trang thiết bị của nhà trường còn khó khăn, tình trạng học 2 ca vẫn còn, nhiều trường còn thiếu các phòrg chức năng phục vụ cho dạy và học, các phòng làm việc của Ban lãnh đạo và các tổ chức trong nhà trường thiếu hoặc rất chật hẹp, khuôn viên chưa đủ diện tích, việc đầu tư các thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại còn hạn chế. Thực tế đó có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy và học tập của các nhà trường, là rào cản lớn cho công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia.

Thứ năm, đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên thừa về số lượng theo định biên của nhà nước, nhưng không cân đối về bộ môn, thiếu cục bộ. Các môn thừa nhiều là Toán, tiếng Anh, Ngữ văn, nhưng lại thiếu giáo viên các bộ môn: Địa lý, Hóa học, Mỹ thuật, Âm nhạc. Đặc biệt là thiếu giáo viên phụ trách Thư viện, Thiết bị dạy học. Hiện nay hầu hết các trường đều phân công kiêm nhiệm công tác thư viện và thiết bị dạy học cho các giáo viên đứng lóp nên nghiệp vụ, công tác phục vụ và bảo quản rất hạn chế.

Thứ sáu, việc phân cấp quản lý về giáo dục chưa phù họp, chưa thống nhất; sự đồng bộ giữa các khâu chuyên môn - tổ chức lao động - tài chírii chưa hài hòa, còn chồng chéo, thậm chí có lúc mâu thuẫn nhau. Hiện tượng tiêu cực vẫn diễn ra ở một số nhà trường cũng là điều đáng phải quan tâm như vi phạm đạo đức nhà giáo, thiếu công khai dân chủ trong quản lý tài chính, mất đoàn kết nội bộ. Hiện tượng học sinh bỏ học chơi điện tử, đánh đề vẫn còn đây là mối lo của nhiều trường trên địa bàn thành phố.

Thứ bảy, chất lưọng giáo dục không đồng đều giữa các trường ở gần nhau vì vậy mỗi khi bước vào năm học mới đã xảy ra tình trạng quá tải ở một

vài trường trọng điểm, bên cạnh đó một số trường thì số lượng học sinh ít nên dẫn đến khó khăn trong đầu tư csvc ở các trường (Trường quá tải học sinh thì csvc không đáp ứng kịp, thiếu GV. trường ít học sinh gây lãng phí trong sử dụng csvc, thừa GV). Việc sinh hoạt chuyên môn đê nâng cao chất lượng dạy và học còn gặp khó khăn vì hầu hết các trường đều dạy hai buối/ngày.

* Nguyên nhân hạn chế

- ĩs^uyên nhân khách quan;

+ Mặc kinh tế - xã hội trong những năm qua có sự phát triển nhất định, tuy vậy nhìn chung đời sống của một bộ phận lớn người dân vẫn còn nhiều khó khăn, thu nhập chưa theo kịp với tốc độ gia tăng của thị trưòng vì vậy nguồn lực huy động xã hội hóa giáo dục ở lực lượng này còn thấp, không theo kịp với nhu cầu phát triển của giáo dục.

+ Các chính sách của nhà nước về công tác XHHGD có lúc không kịp thòi, thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng, chưa phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Một số định hướng của tỉnh đối với công tác XHHGD trên địa bàn thành phố còn mang tính áp đặt không chú ý phân tích đến đặc điểm của thành phố, dẫn đến các cấp cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn

+ Quá trình đa dạng hóa các loại hình trường lớp còn nhiều lúng túng, Yếu tố chất lượng giáo dục - đào tạo là vấn đề cốt lõi đề đảm bảo thực hiện thành công đa dạng hóa các loại hình chưa được quan tâm đúng mức. Do quan niệm chỉ coi trọng trường công lập của các bậc phụ huynh và hành lang pháp lý chưa đảm bảo sự công bằng cho nên quá trình đa dạng hóa, phát triển các loại hình giáo dục ngoài công lập vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ở loại hình dân lập, tư thục.

+ Cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp còn ảnh hưởng lớn, bao trùm khá nặng nề trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân.

Các cơ sở giáo dục công lập vẫn chiếm tỷ trọng lớn, cơ chế quản lý hành chính bao cấp, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm.

+ Mức độ huy động không đồng đều giữa các phường, xã, các trường. Nhiều phường xã, trường học chưa chú trọng phương pháp vận động, thuyết phục sự đóng góp nguồn lực cho giáo dục. Còn có sự cào bằng, mang tính áp đặt, thiếu dân chủ mà không chú ý đến vận động tự nguyện, có nơi gây bất bình trong nhân dân. Cơ chế quản lý các nguồn XHH chưa chặt chẽ, thống nhất, dẫn đến hạn chế sự huy động các nguồn lực của các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế và trong cộng đồng dân cư.

+ Sự mất cân đối về phân bố học sinh vào lớp 1 giữa các trường trong địa bàn thành phố đã dẫn đến tình trạng có trường thì quá tải về số lượng học sinh làm cho cơ sở vật chất không thế đáp ứng được, bên cạnh đó có trường lại tuyển sinh không đủ chỉ tiêu dẫn đến lãng phí về cơ sở vật chất, thừa đội ngũ giáo viên. Tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm gây bức xúc trong dư luận nhân dân và xã hội đã ảnh hưởng đến hiệu quả công tác XHHGD.

-Nguyên nhân chủ quan:

Một là, một số cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, hiệu trưởng một số đơn vị trường học chưa có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về chủ trương xã hội hóa dẫn đến việc triển khai hoặc là lúng túng, không đồng đều, hoặc là hiệu quả không cao. Công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương xã hội hoá chưa thật đầy đủ, sâu rộng trong mọi tầng lóp nhân dân.

Hai là, nhận thức về vai trò, vị trí của GD&ĐT tuy đã có những chuyển biến tích cực, nhưng sự thể hiện trong quá trình chỉ đạo, thực hiện XHHGD ở một số xã, phường còn hạn chế, thiếu sự quản lý, chỉ đạo mang tính thống nhất nên hiệu quả các hoạt động chưa cao.

Ba là, một số Hội đồng giáo dục các địa phương chưa xây dựng được chương trình, kế hoạch dài hạn, hợp lý đê phát triển giáo dục của địa phương. Một số nơi lựa chọn biện pháp thực hiện chưa thật sự phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của cơ sở, do vậy hiệu quả thực hiện chưa cao.

Bốn là, dù đã tuyên truyền, nhưng vẫn có một bộ phận không nhỏ - kể cả cán bộ, đảng viên hiểu XHHGD dưới góc độ phiến diện, hiểu đơn thuần là sự đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho giáo dục. ơ những nơi này, sự phối hợp giữa các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục chưa thật hiệu quả, thậm chí có noi nảy sinh mâu thuẫn không đáng có.

Năm là, mặc dù đã có quy chế phối họp giữa các ngành, các cấp, các đơn vị trong việc thực hiện XHHGD, nhưng ở một số ngành, đoàn thế còn tham gia một cách hình thức, chưa thực sự vào cuộc vói tất cả tâm sức và trí tuệ của mình vì sự nghiệp giáo dục chung.

Sáu là, đội ngũ CBQL, GV một bộ phận năng lực chuyên môn và nghiệp vụ hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu phát triển của giáo dục; Đội ngũ cán bộ phục vụ và nhân viên hành chính trong các trường học do hạn chế về định biên nên thiếu tính đồng bộ, phải làm kiêm nhiệm nhiều việc, vì vậy thiếu tính chuyên môn sâu, khó đảm bảo yêu cầu công tác, nhất là cán bộ thiết bị, thư viện, kế toán.

K?t luận chương 2

Từ những phân tích về nguyên nhân thành công và hạn chế của sự nghiệp GD&ĐT và quản lý câng tác XHHGD ở các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Vinh, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

Thứ nhất, phải coi trọng công tác tuyên truyền vận động, làm cho các cấp các ngành, làm cho mọi người, mọi nhà hiểu rõ vị trí, vai trò của sự nghiệp GD&ĐT trong thời kỳ mới, hiểu được những quan điểm, đường lối, chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, vai trò, tác dụng và nội dung của công

tác XHHGD để mọi lực lượng cùng tham gia XHHGD góp phần thúc đẩy GD&ĐT phát triển.

Thứ hai, XHHGD không chỉ là sự chia sẻ gánh nặng tài chính cho giáo dục từ phía Nhà nước, mà thực tiễn ở Thành phố trong những năm qua chính là sự kết họp vói phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Ket quả công tác XHHGD ở các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố khẳng định rằng: Nhân dân đóng góp càng nhiều, Nhà nước đầu tư càng nhiều hơn. Điều này thể hiện qua vốn đối ứng của các dự án, tiết kiệm chi của ngân sách thành phố trong quá trinh đầu tư xây dựng trường điểm, trường đạt chuẩn Quốc gia. Tuy nhiên, sự kết hợp giữa nhà nước và cộng đồng có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức, trong đó kinh nghiệm ở thành phố cho thấy phương thức "đổi đất lấy hạ tầng", ưu tiên ngân sách bằng quỹ đất cho xây dựng cơ sở vật chất trường học là một phương hướng đúng.

Thứ ba, sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của HĐGD, Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ học sinh,... đã thực sự tạo được phong trào thi đua dạy và học trong nhà trường, đây là cơ sở quan trọng cho sự thống nhất cao về quan điểm, chủ trương XHHGD. Trên cơ sở này để phân rõ trách nhiệm của chính quyền, nhà trường và cộng đồng cho phát triển giáo dục.

Thứ tư, sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các tồ chức đoàn thể, Hội khuyến học được xác định như những người bạn đồng hành trong quá trình phát triển giáo dục của địa phương. Hội khuyến học không chỉ đơn thuần là trao thưởng, trao học bông, mà phải được cụ thể hóa với ba mục tiêu cơ bản, đó là: khuyến khích và hỗ trợ phong trào học tập, nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp của mọi người dân; cổ vũ xã hội trân trọng và đề cao các nhà giáo, khuyến khích các nhà giáo phấn đấu rèn luyện nâng cao trình độ mọi mặt; và tư vấn cho các hoạt động giáo dục.

Thứ năm, XHHGD là phát triển đa dạng nhiều loại hình giáo dục theo quy hoạch tổng thể, đó là sự kết hợp giữa công lập, dân lập, tư thục trong hệ thống giáo dục, xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người dân có điều kiện học tập theo phương châm: cần gì học nấy, học để làm ngay, học suốt đời.

Trong những năm qua, giáo dục Thành phố đã bám chắc đường lối phát triển Giáo dục - đào tạo của Đảng, vận dụng sáng tạo vào thực tế địa phương, luôn có những bước đi vững chắc, thích ứng với sự phát triển của đất nước; Giáo dục thành phố đã biết khơi dậy truyền thống cách mạng và hiếu học của nhân dân, kết họp năng lực sư phạm và lòng nhiệt tình của đội ngũ CBQL, GV đã đào tạo được hàng vạn học sinh có trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị, có sức khoẻ cung cấp nguồn lực chất lượng cho Thành phố, Tỉnh và khu vực. Thành công của giáo dục Thành phố Vinh là nhờ huy động toàn xã hội cùng chăm lo cho giáo dục, đó chính là XHHGD.

CHƯƠNG 3

MỘT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XHHGD

ở CÁC TRƯỜNG TIẺU HỌC THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN 3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp

- Tỉnh mục tiêu

Mục tiêu là cái đích để hướng tới, đê thực hiện. Mục tiêu của đề tài là tìm ra những giải pháp đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường tiểu học Thành phố Vinh, từ đó nâng cao chất lượng GD&ĐT trên địa bàn Thành phố. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, phải xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề XHHGD, từ đó đề ra các giải pháp cụ thể. Vì vậy, các giải pháp đề xuất cần đảm bảo tính mục tiêu.

- Tính hệ thong, khoa học

Nguyên tắc này đòi hỏi phải bảo đảm các giải pháp quản lý công tác XHHGD có tác động tích cực lên nhận thức và hành động của hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và các tầng lóp nhân dân; giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần nâng cao chất lượng ccngtácXHHGD TH trên địa bàn Thành phố.

- Tính thực tiễn

Các giải pháp đề ra phải xuất phát từ cơ sở thực tiễn đang diễn ra trong quátrìrhquản lý công tác XHHGD trên địa bàn Thành phố. Các giải pháp đề xuất phải phù họp với đặc điếm tình hình, điều kiện kinh tế văn hoá - xã hội của Thành phố; phát hiện và đề ra định hướng giải quyết căn bản những hạn chế, thiếu sót về công tác XHHGD, đáp ứng được yêu cầu huy động toàn xã hội tham gia phát triển GD ở địa phương

- Tính khả thi

Các giải pháp phải phù hợp với các chủ trương chính sách của đảng và nhà nước, phù hợp tình tình đặc điềm, điều kiện, thực trạng quản lý về công

tác XHHGD, đảm bảo khi thực hiện các giải pháp có thể triển khai đồng bộ các cấp chính quyền, các trường TH, các tổ chức, cá nhân và các tầng lóp nhân dân ở Thành phố, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác XHHGD trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiếu học Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w