Tình hình kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiếu học Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 31 - 35)

- Tình hình kinh tế -xã hội:

Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ, đầu tàu tăng tnrởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế của tỉnh và vùng Bắc Trung bộ, với mức tăng trưởng kinh tế đạt cao và khá ổn định. Hoạt động thương mại ngày càng phát triển: Hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị (IntiiTEX, IVksiiTHs; CK.Palaza, HgC Vinh, Metro), chợ có quy mô lớn như chợ Vinh, chợ Ga Vinh và các chợ khu vực. Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 16%; thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 38,1 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: công nghiệp đạt 41,09%, dịch vụ 57,52%, nông nghiệp 1,61%. Đen nay, thành phố đã có 01 khu công nghiệp và 04 cụm công nghiệp đã hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư lấp đầy 100% diện tích đất cho thuê, 03 cụm CN đang thực hiện quy hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh

doanh của các nhà đầu tư. Ngoài ra, thành phố hiện có 6 làng nghề truyền thống (sản xuất chiếu cói và các làng nghề trồng hoa, cây cảnh, nuôi trồng thủy sản). Hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính - viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm phát triển theo hướng hội nhập và ngày càng đa dạng, từng bước hình thành trung tâm vùng trên một số lĩnh vực. Sân bay Vinh có khả năng tiếp nhận loại máy bay hạng trung A320 - A321, hiện có các tuyến bay nội địa: Vinh - Buôn Mê Thuật - TP Hồ Chí Minh, Vinh - TP Hà Nội. Trong tương lai không xa sẽ mở thêm các tuyến bay quốc tế đi Lào, Thái Lan, Trung Quốc.

Cảng Cửa Lò là cảng biển loại 1, nằm trên tuyến đường giao thông hàng hải quốc tế, là đầu mối giao thông vận tải của khu vực Bắc Trung bộ, trung chuyển hàng hoá đi các nước Lào và các tỉnh phía Bắc Thái Lan. Từ cảng Cửa Lò hiện có các tuyến đường biển quốc tế đi Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Âu, Tây Âu, Châu Mỹ,... và ngược lại. Công suất thiết kế cảng với quy mô 2-2,5 triệu tấn/năm, hiện đang xây dựng cảng nước sâu Cửa Lò có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 - 50.000 tấn. Hệ thống giao thông đô thị và giao thông đối ngoại không ngừng được mở rộng và xây mới như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 46 tránh Vinh, đường ven sông Lam, đường quy hoạch 72 m Vinh - Cửa Lò,... không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch mà còn tạo cảnh quan, làm thay đôi bộ mặt và vóc dáng đô thị. Mạng lưới Bưu chính viễn thông hiện đại vói đầy đủ các loại hình dịch vụ có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc trong nước và quốc tế. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,... trên địa bàn thành phố phát triển mạnh. Hiện có 49 chi nhánh ngân hàng hoạt động, đáp ứng được nhu cầu đời sống, sản xuất kinh doanh của ngưòi dân và doanh nghiệp. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng được nâng cao. Trên địa bàn thành phố hiện có trên 20 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, cùng nhiều

trung tâm y tế, phòng khám đa khoa, trạm y tế, các bệnh viện ngành trên địa bàn: bệnh viện giao thông, bệnh viện quân đội, trong đó có 1 bệnh viện vùng vói quy mô 700 giường.

- Văn hóa - xã hội:

Vinh có lịch sử từ lâu đời, trải qua bao thế kỷ từ Kẻ Vạn (tiếng Nom), Kẻ Vịnh (tiếng Hán) rồi Vĩnh Giang, Vĩnh Doanh sau chuyển thành Vĩnh Thị và sau đó người tây Âu gọi là Vinh (Vĩnh gọi không có dấu) và kê từ năm 1789 đến nay từ Vinh được đặt tên cho thành phố này. Địa danh đô thị Vinh được hình thành từ thời triều Nguyễn, ngày 12/7/1899 vua Thành Thái ra đạo dụ thành lập các đô thị ở An Nam. Một ngày sau, vào ngày 13/7/1899 khâm sứ Trung Kì đã phê duyệt đạo Dụ của vua Thành Thái. Như vậy, theo những nội dung của đạo Dụ thì đô thị Vinh và 5 trung tâm đô thị khác ở Trung Kì được tổ chức và quản lý hoàn toàn khác trước. Với sự ra đời sớm lại nằm ở vị trí địa chiến lược nên trải qua nhiều thời kỳ, Vinh có tốc độ phát triển nhanh trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế - xã hội, QPAN, văn hóa, giáo dục.

Nhân dân đô thị Vinh có truyền thống cách mạng kiên cường, trong thời kỳ thuộc địa của thực dân Pháp, Vinh chính là nơi đã diễn ra nhiều phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân như phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh (1930 - 1931); Phong trào đấu tranh của công nhân Trường Thi -

Bến Thủy (1930)...vì vậy, Vinh chính là một trong những khởi điểm của phong trào cách mạng tháng 8/1945.

Do được xem là trung tâm kinh tế - xã hội của Nghệ An - Hà Tĩnh nên Vinh có nền văn hóa phong phú, đa dạng, là sự giao thoa giữa nền văn hóa bản địa và nền văn hóa phương Tây. Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, Vinh vẫn giữ được những giá trị văn hóa đặc sắc, phong phú, có nhiều di tích, danh lam nổi tiếng, về di tích được xếp hạng: 30 (quốc gia: 14, tỉnh: 16). Tiêu biểu như: Đen Hồng Sơn, chùa cần Linh, thành cổ Vinh, Lâm viên

núi Quyết, hệ thống bảo tàng... Lễ hội chính: Lễ hội đền Hồng Sơn, Lễ hội Phượng Hoàng - Trung Đô - Vinh

Là vùng đất có núi sông bao bọc lại nằm kề cạnh Biến đông, Vinh có một vị trí đặc biệt mà bất cứ nhà chiến lược thời đại nào cũng chú ý tới. Vinh cũng là nơi hội tụ tiềm lực nhân văn, thiên nhiên xứ Nghệ. Vinh hội tụ tất cả những tinh hoa của xứ Nghệ, Thành phố Vinh từ lâu đã có sức hấp dẫn không những bằng nét hiện đại mà bằng cả một quần thê với những nét đặc trưng tiêu biếu của một đô thị xứ Nghệ.

- Giáo dục:

Hệ thống đào tạo khá đồng bộ, với đầy đủ các cấp học từ bậc mầm non đến đại học với nhiều loại hình. Trên địa bàn thành phố hiện có 40 trường mầm non, 30 trường tiểu học, 23 trường THCS, 09 trường THPT, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 05 trưòng đại học, 09 trường cao đẳng và các trường trung cấp nghề thu hút trên 55.000 sinh viên, đào tạo trên hầu hết các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế, quản trị kinh doanh, y tế, ngoại ngữ,...hàng năm, số lượng học sinh, sinh viên đạt các giải cao quốc gia, quốc tế luôn đứng trong tốp đầu toàn quốc.

Trong những năm gần đây khi đất nước bước vào thòi kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tình hình kinh tế - xã hội Thành phố Vinh đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Trong "Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khoá XXI tại đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII" tổ chức ngày 22, 23/7/2010 khi đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ 2005 -2010 đã khăng định:

- Kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; nhiều chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt mục tiêu nghị quyết đại hội đề ra; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Lĩnh vực văn hóa xã hội phát triển mạnh mẽ, xã hội hoá được đấy mạnh; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được cải

thiện, nâng cao, từng bước hình thành nếp sống văn hóa đô thị trong các tầng lớp nhân dân. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; công tác thanh tra tư pháp được tăng cường. Công tác qui hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển đô thị được chú trọng, quản lý đô thị có chuyển biến tích cực.

- Một số chỉ tiêu đã đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua tính đến năm 2010: Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thời kỳ 2006 - 2010 đạt 16,1%; GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 38 triệu đồng; Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Năm 2010 tỷ trọng các ngành: Gông nghiệp - xây dựng tăng từ 37,9% lên 40,7%; ngành dịch vụ giảm từ 60% xuống 57,7%; ngành nông - lâm- ngư giảm từ 2,1% xuống 1,6%. Đen năm 2010 thành phố có 4271 doanh nghiệp. Năm 2010 thu ngân sách ước đạt 2050 tỷ đồng, tăng bình quân 26,2%. Tỉ lệ học sinh vào Đại học và Cao đẳng đạt 1300 HS; có 65 trường đạt Chuẩn quốc gia đạt tỉ lệ 78,3%. Công tác xã hội hóa giáo dục - đào tạo được chú trọng, có 43 trưòng ngoài công lập/101 trường. Đen năm 2010 có 03 phường, 52% khối, xóm được công nhận là "Đơn vị văn hóa". Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm 1,7%; tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 13,5%. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2010 còn 2% [36, tr7].

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiếu học Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w