L Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về XHHGD

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiếu học Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 61 - 64)

231. Những chủ trương về xãhội hóa giáo dục tiêu học của tỉnh Nghệ An và Thành phố l ĩnh

3.2 L Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về XHHGD

các cấp chính quyền, các trường TH, các tổ chức, cá nhân và các tầng lóp nhân dân ở Thành phố, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác XHHGD trong thời gian tới.

3.2. Một số giải pháp chính

3.2 L Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức vềXHHGD XHHGD

3.2.1. ỉ. Giải pháp tuyên truyền

Xã hội hóa là một chủ trương hết sức đúng đắn, phù họp của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay. Nhờ XHH, Đảng và Nhà nước ta đã huy động sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. tập trung cho từng giai đoạn cách mạng. Trong công tác giáo dục, XHH càng cần thiết hon bao giờ hết.

Điều quan trọng hàng đầu hiện nay là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giáo dục, về công tác XHHGD, giúp cho các cấp ủy Đảng chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân nhận thức đầy đủ hơn nữa về quan điếm "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu', "Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển", nhiệm vụ của giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực có chất lưọug cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tăng cường tuyên truyền thực hiện Luật giáo dục và những chủ trương đối mới giáo dục của Nhà nước, Chính phủ ban hành. Đây là cơ sở quan trọng để thống nhất ý chí, thống nhất hành động cho toàn xã hội trong việc phát triển giáo dục, nầngcao hiệu quả công tác XHHGD. Đê làm tốt điều này, trách nhiệm lớn nhất thuộc về Ban tuyên giáo Thành ủy và phòng Giáo dục - Đào tạo Thành phố, cấp ủy - Chính quyền các cấp.

Các hình thức tuyên truyền phải phong phú, đa dạng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, tờ bướm, tranh. . .Các thông tin tuyên truyền được dán lên bản tin trụ sở ủy

ban nhân dân phường, xã, các cơ sở giáo dục, từng khối phố, tổ dân cư; Việc tuyên truyền có thể lồng ghép vào các nội dung sinh hoạt của các tổ chức hội, đoàn thế. Qua các buổi họp khối phố, tổ dân cư, phụ huynh học sinh. Nội dung tuyên truyền về XHHGD chủ yếu là ý nghĩa, tầm quan trọng, nội dung

CO’ bản, trách nhiệm và những việc làm cụ thể, thiết thực của mỗi cá nhân, tổ

chức, đơn vị đối với hoạt động giáo dục. Ngoài ra, nội dung tuyên truyền phải giải thích rõ cho người dân hiểu về bản chất XHHGD, quyền lợi, nghĩa vụ của người dân khi tham gia công tác XHHGD trên cả hai khía cạnh là làm giáo dục và hưởng thụ giáo dục.

Tô chức hội nghị tập huấn quán triệt các Văn bản, IS^hị quyết, Chỉ thị có liên quan đến công tác XHHGD tiểu học với các đối tượng tham gia là cán bộ các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, cán bộ quản lý, giáo viên. Qua đó giúp mọi ngưòi nắm vững các chủ trương, đường lối, chính sách đê có thể vận dụng vào thực tiễn của địa phương, đơn vị và chỉ đạo hợp lý, họp pháp trên cơ sở các mục tiêu chung.

Căn cứ các Văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, các ban ngành, đoàn thể tổ chức quán triệt, tuyên truyền về quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ của việc nâng cao hiệu quả XHHGD. đồng thời vận động các thành viên hưởng ứng thực hiện các chủ trương trên. Hỗ trợ ngành giáo dục trong việc vận động trẻ ra lóp, thực hiện tốt ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, giáo dục trẻ chưa ngoan, đảm bảo thực hiện các chế độ đối với các em thuộc gia đình chính sách, gia đình nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Huy động xây dựng trường lớp ngoài công lập góp phần giảm áp lực cho các trường công lập, đồng thời tạo môi trường cạnh tranh công bằng trong giáo dục tiểu học trên địa bàn Thành phố.

Tuyên truyền vận động toàn dân, giáo dục thế hệ trẻ và những người trong độ tuổi thấy được lợi ích vai trò của giáo dục. Giáo dục thực sự là chìa

khoá đề mở cánh cửa cuộc đời cho mọi người hướng tới tương lai. Từ lâu, dân ta đã có câu: "Học một ngày, hay một nhẽ", "đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, "có học, có hơn", "ăn vóc, học hay",... Học là quý giá như vậy nhưng trong những điều kiện lịch sử cụ thể, có lúc, có nơi, có người chưa thật chú trọng đến nó. Mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng có những tác động tiêu cực đến tâm lý của người học. Thực tế ngày nay nếư không học thì không thể biết, không thể làm việc, không thể tồn tại và không thể chung sống. Đây chính là 4 vấn đề cơ bản, 4 trụ cột của XHHT mà tổ chức UNESCO đã khuyến cáo.

XHHGD nhằm mục tiêu "giáo dục cho mọi người", nhờ vậy mọi người đều được tham gia vào giáo dục. Chúng ta cần phải tuyên truyền về giá trị của học tập để tạo động lực cho người học, bên cạnh việc tuyên truyền cũng cần có các chính sách khen thưởng, chính sách sử dụng, đãi ngộ thích đáng đối vói người học tốt, học giỏi, có những sáng kiến kỹ thuật. Tạo mọi điều kiện, mọi cơ hội cho tất cả những ai muốn học đều được học, được cống hiến hết mình. Học để XĐGN. học để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. hội nhập hoá, học để làm giàu cho gia đình, bản thân và đất nước. Có nhận thức được đầy đủ lợi ích, giá trị của việc học thì mọi người mói học liên tục, học suốt đời, học từ xa, học ở nhà, học ở thầy, học qua bạn, học qua mạng, học trong sách vở, học ở thực tiễn, cần gì học nấy,...Cũng từ nhận thức này đế mọi tầng lớp nhân dân tăng cường cộng đồng trách nhiệm đối với sự nghiệp XHHGD.

3.21.2 Giáo dục ncìng cao nhận thức về XHHGD

Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, kế hoạch hóa việc huy động cộng đồng, xây dựng các quỹ hướng vào các mục tiêu cụ thể như: Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị dạv học, đào tạo đội ngũ giáo viên, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, giúp đõ' học sinh nghèo trên cơ sở định hướng phát triển giáo dục của Thành phố Vinh; HĐGD 25

phường, xã cùng với Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch, lộ trình phù hợp từng năm, từng giai đoạn: thông qua ban vận động thực hiện cong tác XHHGD và phân rông trách nhiệm cụ thể trong từng thành viên.

Vận động các nguồn từ quỹ khuyến học, khuyển tài, qũy “vì người ng^ièn’, tranh thủ các nguồn vốn vay, viện trợ của các cá nhân trong và ngoài nước, doanh nghiệp, rgân hàrg chứii sách nhằm tạo nên sức mạnh tổng họp cả ngân sách Nhà nước và huy động sức dân đê xây dựng cho giáo dục ngày càng hoàn thiện, hiện đại hóa, chuẩn hóa.

ủy ban nhân dân Thành phố Vinh cần chỉ đạo các phòng ban có chức năng quản lý Nhà nước như:

Phòng Quản lý đô thị, Ban quản lý hạ tầng và xây dựng cơ bản, phòng Tài nguyên và Môi trường, phàng Tài chính. Ke hoạch - đầu tư Thành phố đảm bảo tiến độ xây dựng, nguồn vốn theo đồ án quy hoạch mạng lưới trường lớp đến năm 2020.

Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục mang tính chất hỗ trợ, tạo động lực cho việc tăng cường quản lý có hiệu quả công tác XHHGD tiểu học. Thực tiễn cho thấy, việc tuvên truyền nếu được thực hiện thường xuyên, đồng bộ trong công tác XHHGD là yếu tố tiên quyết mang lại hiệu quả nhất định; việc kịp thòi biểu dương, nhân rộng điển hình tiên tiến có tác dụng lan tỏa, ảnh hưởng tích cực trong các tầng lớp xã hội; đê mọi tầng lớp nhân dân tham gia có trách nhiệm đối với câng tác XHHGD

3.2.2. Nhóm giải pháp tác động đến thê chế và cơ chế, nẫỉigcaovcitrò quản lý nhà nước đối với công tác XHHGD

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường tiếu học Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w