- Song thất biến thể một trong hai dòng:
3.2.2. Kết cấu một vế có phần vần
Kết cấu thuộc dạng này được chia thành hai phần: phần đầu là phần gợi hứng mang tính chất miêu tả khung cảnh thiên nhiên: cỏ, cây, hoa, lá, sông, nước, trời,
mây, mưa, trăng, sao,…. có tác dụng gieo vần, phần thứ hai là nội dung chính mà nhân vật trữ tình muốn đề cặp đến:
“Nước chảy bon bon
Cùi mít trôi lên, cùi thơm trôi xuống Tàu đen ống khối đỏ, bốn chữ nhỏ bên thành
Em gặp mặt anh đây bỏ lãng sau đành Chỉ tơ kia thắt ruột, chỉ mành thắt gan”.
[21, tr.252]
Hình thức ngắn gọn là một trong những đặc điểm của ca dao, đòi hỏi người sáng tác phải có cách dùng câu hợp lý trong việc diễn tả sự vật và tâm trạng của mình. Chàng trai trong bài ca dao trên không trực tiếp đi thẳng vào vấn đề muốn nói mà bắt đầu câu chuyện bằng việc miêu tả “nước chảy, cùi mít, cùi thơm…” để gợi cảm hứng sau đó mới đề cập đến tình cảm của mình với cô gái. Vì thế, ba câu đầu không có mối quan hệ về mặt nội dung với hai câu sau. Nhưng nó không bị tách rời với hai câu cuối mà nhờ vào cách gieo vần (“thành” và “đành”) giúp cho câu ca dao thêm tự nhiên và tình cảm của chàng trai được thể hiện một cách cụ thể, chân thật. Kết cấu thuộc dạng này xuất hiện khá nhiều trong ca dao Đồng Tháp, có khi một bài ca dao chỉ có hai dòng mà trong đó một câu là phần gợi hứng:
“Nước ròng bỏ bãi xa cừ Mặt em có thẹo anh trừ đôi bông”.
[21, tr.252]
“Mây muốn mưa nhưng trời chưa muốn chuyển Anh muốn gần nàng nhưng lo một kiểng (cảnh) hai quê”.
[21, tr.248]
“Đồng xanh điểm trắng cánh cò Thương em vì bởi câu hò có duyên”.
Những hình ảnh “nước ròng, bãi xa cừ, mây, mưa, đồng xanh, cánh cò” được nhân vật trữ tình thể hiện trong bài ca dao là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với người dân hằng ngày nhưng nó không hề bị sáo mòn, nhàm chán nhờ vào cách sử dụng từ ngữ khéo léo, linh hoạt trong việc “mượn cảnh tả tình”. Các hình ảnh đó tạo nên sức gợi tả lớn cho ca dao đưa người đọc, người nghe đến một hình ảnh tưởng tượng dồi dào từ đó tạo nên mối cảm thông sâu sắc.