Song thất lục bát không biến thể

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 57 - 61)

Chương 3: NGHỆ THUẬT CA DAO ĐỒNG THÁP

3.1.2.1.Song thất lục bát không biến thể

So với thể lục bát thì thể song thất lục bát xuất hiện rất ít trong ca dao Đồng Tháp. Khảo sát 918 câu ca dao trong quyển “Thơ văn Đồng Tháp” chỉ có 6 câu song thất lục bát, chiếm 0,7%. Song thất lục bát không biến thể bao gồm một cặp song thất lục bát bốn dòng, trong đó: hai dòng đầu bảy tiếng, hai dòng sau là một cặp lục bát. Trường hợp đặc biệt một câu ca dao Đồng Tháp được cấu tạo từ hai cặp song thất lục bát, trương hợp này không xuất hiện trong ca dao Nam Bộ:

“Học tốt không, hay không học tốt Không học thời chịu dốt chẳng sai

Chữ rằng ăn vóc học hay Người mà không học trí tài khó coi

Thuở thiếu thời gắng công học tập Khi thành nhân thâu thạp điều hay

Đọc rành, tính lẹ, viết hay Có văn có chất đức tài đi đôi”.

[21, tr.291]

Trong một cặp song thất lục bát, cách ngắt nhịp ở hai dòng thất của ca dao Đồng Tháp là nhịp lẻ: 3 - 4 còn cặp lục bát vẫn theo cách ngắt nhịp truyền thống (nhịp 2 - 2 - 2 ở dòng lục và 2 - 2 - 2 - 2 hoặc 4 - 4 ở dòng bát):

“Nước chảy ra / thương cha nhớ mẹ Nước chảy vào / thương kẻ mồ côi

Mồ côi ba thứ mồ côi

Thứ ăn bát sứt, thứ ngồi chiếu manh”.

[21, tr.294]

Cách phối thanh trong thể song thất lục bát vẫn theo cách truyền thống ở cặp lục bát (dòng lục: B – T – B, dòng bát: B – T – B – B ). Hai dòng thất: dòng thứ nhất thanh bằng nằm ở vị trí tiếng thứ năm, thanh trắc nằm ở vị trí tiếng thứ ba và thứ bảy; dòng thứ hai: thanh bằng nằm ở vị trí tiếng thứ ba và thứ bảy, thanh trắc nằm ở vị trí thứ tiếng thứ năm. Các vị tiếng khác trong hai dòng song thất tự do:

“Dầu phú quý ruộng đồng ao cả

T B T

Dầu vinh hoa bạc giạ tiền kho

B T B

Chết rồi cũng nắm xương khô B T B

Le the ngọn cỏ trên mồ vắng tanh”.

B T B B[21, tr.308] [21, tr.308]

Khảo sát 6 câu song thất lục bát thì chỉ có 1 câu duy nhất vừa nêu trên là đúng với khuôn khổ quy định về quy luật phối thanh, còn 5 câu còn lại trong ca dao Đồng

Tháp có sự thay đổi quy luật trên. Sự thay đổi đó xuất hiện ở cặp song thất còn cặp lục bát vẫn đúng luật phối thanh:

“Bảy với ba tính ra một chục

B B T

Tam tứ lục tính lại cửu chương

T T B

Liệu bề đát dặng thời đươn Đừng gầy mà bỏ thế thường cười chê”.

[21, tr.302]

Trong câu ca dao trên có hai tiếng mang thanh khác với sự phối thanh thông thường: tiếng thứ ba dòng thất thứ nhất mang thanh bằng và tiếng thứ ba dòng thất thứ hai mang thanh trắc. Các trường hợp còn lại luật phối thanh cũng thay đổi nhưng sự thay đổi chỉ diển ra ở dòng thất thứ nhất của cặp song thất:

“Chim xa cây chim còn nhớ cội B T T

Người xa người tội lắm người ơi

B T B

Thà rằng chẳng thấy thì thôi Thấy rồi mỗi đứa mỗi nơi sao đành”.

[21, tr.223]

“Sông Bình Thành nước xanh thăm thẳm B B T

Gái Bình Thành duyên dáng dễ thương B T B

Nếu anh thích một cô nương Dừng chân ghé lại tỏ tường phân minh”.

[21, tr.197]

“Tàu Nam Vang chạy ngang Gò Cát

B B T

Xuồng câu tôm chạy sát bến chà B T B

Thấy em có một mẹ già

Muốn vô phụng dưỡng biết mà được không?”.

[21, tr.267]

“Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ

B B T

Nước chảy vào thương kẻ mồ côi

B T B

Mồ côi ba thứ mồ côi

Thứ ăn bát sứt, thứ ngồi chiếu manh”.

[21, tr.294]

Nhìn chung, thể song thất lục bát trong ca dao Đồng Tháp vẫn đáp ứng đầy đủ về số tiếng trong mỗi dòng. Tuy nhiên, có sự thay đổi trong luật phối thanh. Sự thay đổi đó chủ yếu diển ra ở dòng thất thứ nhất (ở vị trí tiếng thứ ba) của cặp song thất. Cách gieo vần của thể song thất lục bát trong ca dao Đồng Tháp vẫn là loại vần lưng và vần chân. Vần lưng được gieo ở cặp song thất và cặp lục bát, vần chân được gieo để nối hai cặp song thất và cặp lục bát. Vần lưng được gieo ở tiếng thứ bảy của dòng thứ nhất với tiếng thứ năm của dòng thứ hai ở cập song thất , tiếng thứ sáu của dòng lục với tiếng thứ sáu của dòng bát ở cặp lục bát:

“Tàu Nam Vang chạy ngang Gò Cát Xuồng câu tôm chạy sát bến chà

Muốn vô phụng dưỡng biết mà được không”.

[21, tr.267]

Có trường hợp vần lưng được gieo ở hai dòng lục bát nhưng ở hai dòng thất vần lưng không được gieo:

“Sông Bình Thành nước xanh thăm thẳm Gái Bình Thành duyên dáng dễ thương

Nếu anh thích một cô nương Dừng chân ghé lại tỏ tường phân minh”.

[21, tr.197]

Cách ngắt nhịp thể song thất lục bát trong ca dao Đồng Tháp vẫn theo cách ngắt nhịp truyền thống lẽ: 3 - 4. Tuy nhiên, có sự thay đổi trong cách gieo vần, sự thay đổi đó chủ yếu diễn ra ở tiếng thứ ba thanh trắc của dòng thất thứ nhất. Vần lưng không được gieo ở cặp song thất. Với số lượng nhỏ, thể song thất lục bát bên cạnh việc kế thừa các yếu tố truyền thống, người dân Đồng Tháp đã thể hiện được nét riêng của mình trong việc biến đổi các vần, điệu trong sáng tác thể song thất lục bát ca dao Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 57 - 61)