Ca dao Đồng Tháp thể hiện tình cảm của nhân dân Đồng Tháp trong các mối quan hệ xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 36 - 39)

trong các mối quan hệ xã hội

Có thể nói ca dao ở nội dung này đã thể hiện phong phú tình cảm của người dân Đồng Tháp trong các mối quan hệ xã hội. Qua đó, ca dao là tiếng nói phản ánh thái độ của người dân lao động Đồng Tháp đối với giai cấp địa chủ. Đồng thời đề cao những phẩm chất đáng quý của họ trong cuộc sống khó khăn, vất vả.

Làm ruộng là nghề chính của người nông dân giúp họ có thể nuôi sống bản thân và gia đình. Để có được một mùa bội thu ngoài tinh thần chịu thương chịu khó cần có sự ưu đãi của thiên nhiên. Thế nhưng, thiên nhiên không phải lúc nào cũng ưu đãi con người, nhìn thành quả lao động cuống theo mưa gió người nông dân

không khỏi đau lòng. Ruộng nương thất mùa không có lúa, gạo để ăn thì lấy đâu mà nộp thuế cho điền chủ, cuộc sống đã nghèo lại càng nghèo hơn:

“Năm nay trời khiến mất mùa Khi thời hạn hán khi mưa mưa dầm

Khi thời gió bão ầm ầm

Ruộng nương lúa thóc mười phần còn ba Lấy gì nộp thuế nữa mà

Lấy gì đóng góp cho nha cho làng.”

[21, tr.319]

Ca dao Đồng Tháp còn là tiếng nói đấu tranh của người nông dân đối với giai cấp địa chủ, những kẻ ngồi không ăn bát vàng, thẳng tay bóc lột tiền của, sức lao động của người khác. Qua đó đã nói lên sự trưởng thành trong nhận thức của họ:

“Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời điền chủ mà thương dân cày

Một công ba giạ thẳng tay Còn dọa lấy đất đắng cay vô cùng.”

[21, tr.318]

Cuộc sống nghèo khổ, người nông dân phải bươn chải khắp nơi để kiếm tiền mưu sinh, đầu tắc mặt tối làm việc cả ngày không được trả công còn phải cúi đầu lạy ông chủ để xin tiền về đò. Một xã hội bất công mà nạn nhân là những người nông dân “thấp cổ bé họng”:

“Mặt trời lặn rồi, sắp tối đến nơi Phát cỏ một ngày trời chẳng được công phu Cúi đầu lạy cùng ông chủ ruộng cho xin đồng xu về đò.”

Không chỉ sử dụng những hình ảnh trực tiếp mà người nông dân còn sử dụng hình ảnh “con vạc” để nói lên nỗi khó khăn, vất vả của mình trong cuộc sống:

“Vạc kia bán đất cho cò Mẹ con cái vạc phải mò ăn đêm”.

[21, tr.326]

Ca dao Đồng Tháp không chỉ phản ánh cuộc sống khổ cực của người nông dân mà còn là tiếng nói phản kháng của người vợ lính đối với chiến tranh phi nghĩa làm con xa cha, vợ mất chồng để lại người vợ nghèo tần tảo nuôi mẹ già con nhỏ:

“Bồng con dắt mẹ đến quan

Nhờ trên xét lại đôi đường phân minh Chồng tôi đi lính tùng (tòng) chinh

Tôi lo sao nổi gia đình từ đây Tôi nghèo chưa biết đắng cay Mà nay chia rẽ cách này còn chi.”

[21, tr.303]

Thấp thoáng trong những mái nhà tranh vách nát nơi thôn quê ta lại bắt gặp phẩm chất đáng quý của người nông dân. Thà chấp nhận cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn đi “đạp lúa ma, đào củ chuối” ăn qua ngày chứ nhất định không làm mọi cho Tây để lại tiếng xấu cho đời:

“Dầu nghèo đi đạp lúa ma Đi đào củ chuối sống qua tháng ngày

Còn hơn làm mọi cho Tây Để nó sai khiến gọi mày xưng tao

Đời người ngẫm được bao lâu Nghèo mà sạch sẽ hơn giàu tanh hôi.”

[21, tr.308]

Ca dao Đồng Tháp còn thể hiện cái cười phê phán của nhân dân đối với các thói hư, tật xấu trong xã hội như: cờ bạc, rượu chè, lười biếng…

“Gió đưa bụi chuối sau hè

Mấy người cờ bạc rượu chè ai ưa.”

[21, tr.311]

So với ca dao Bắc Bộ, ca dao Nam Bộ nói chung và ca dao Đồng Tháp nói riêng ít chịu sự chi phối của chế độ phong kiến, vì thế có những câu ca dao mang tính chất phê phán nhẹ nhàng kết hợp với những tiếng cười trào phúng. Tuy nhiên, nhìn từ nhiều gốc độ khác nhau trong cuộc sống, cái cười phê phán nhằm mục đích giải trí nhưng đồng thời nó còn mang tính chất “cười để ngẫm”.

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 36 - 39)