Lục bát không biến thể (chính thể)

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 51 - 55)

Chương 3: NGHỆ THUẬT CA DAO ĐỒNG THÁP

3.1.1.1. Lục bát không biến thể (chính thể)

“Ca dao là tổ lối văn lục bát. Mà lục bát là lối văn đặc biệt của dân tộc này” [6, tr.54; 55]. Nhận định trên không chỉ đúng với ca dao Nam Bộ và cả nước mà trong ca dao Đồng Tháp thể thơ này cũng được sử dụng phổ biến. “Theo thống kê của tác giả sách Thi Pháp ca dao trong 1015 lời ca ở cuốn Ca dao Việt Nam có 973 lời được sáng tác theo thể lục bát, chiếm 95%. Trong cuốn Hát ví đồng bằng Hà Bắc có 691 lời ca trong đó 609 lời là thể lục bát, chiếm 87%. Tác giả Nguyễn Định

đã thống kê trong 1656 lời ca dao của sách Ca dao Nam Trung Bộ có 1060 lời lục bát, chiếm 64%. Thống kê trong cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ có 2858 lời ca dao thì có 1532 lời lục bát, chiếm 53,6%. Trong cuốn Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long, trong 1024 lời ca dao thì có 519 lời là lục bát, chiếm 50,6%” [1, tr.216; 217]. Và người viết thống kê 918 câu ca dao trong tài liệu Thơ văn Đồng Tháp có 328 lời lục bát, chiếm 35,7%. So với ca dao các vùng khác thì thể lục bát trong ca dao Đồng Tháp được sử dụng ít hơn, nhưng so với các thể thơ khác được sử dụng trong ca dao Đồng Tháp thì thể lục bát chiếm tỉ lệ nhiều hơn.

Lối ngắt nhịp trong ca dao Đồng Tháp vẫn tuân theo cách ngắt nhịp chẵn truyền thống 2 - 2 - 2 ở dòng lục và 2 - 2 - 2 - 2 hoặc 4 - 4 ở dòng bát, cách ngắt nhịp này được sử dụng phổ biến không những không gây sự nhàm chán mà còn thể hiện rõ những cung bậc cảm xúc con người:

“Chiều chiều /chim vịt / kêu chiều

Bâng khuâng / nhớ bạn /chín chiều / ruột đau”.

[21, tr.220]

“Đầm sen, / bãi sậy, / rừng tràm Kinh dài thét đất, / lúa xanh rợp trời”

[21, tr.192]

Không chỉ có lối ngắt nhịp chẵn, ca dao Đồng Tháp còn có những cách ngắt nhịp linh hoạt, uyển chuyển ở cả hai dòng, có lời dòng lục vẫn theo lối ngắt nhịp truyền thống nhưng không phải là nhịp 2 - 2 - 2 mà là 2 - 4 hoặc 4 - 2:

“Hiu hiu, /gió thổi bờ đê

Cửa nhà bỏ phế, mảng mê lời chàng”.

[21, tr.239]

“Ngó lên Châu Đốc, / Vàm Nao Thấy buồm anh chạy như dao cắt lòng”.

[21, tr.295]

Bên cạnh lối ngắt nhịp chẵn, dòng lục trong ca dao Đồng Tháp còn có lối ngắt nhịp lẽ 1/1/1/3 rất hiếm gặp trong ca dao các vùng khác, cách ngắt nhịp này có thể do đặc điểm vùng đất tạo nên các loại cá khác nhau:

“Rô, / trê, / lóc, / sặc dầy dầy Rồng rồng, hũn hĩn lộn bầy thia thia”.

Dòng bát có số tiếng nhiều hơn nên lối ngắt nhịp cũng phong phú. Ngoài lối ngắt nhịp hai và nhịp bốn chẵn còn có kiểu: 2 - 2 - 4 độc đáo:

“Thương trò may áo cho trò Thiếu bâu, / thiếu vạt, / thiếu hò trò ơi”.

[21, tr.274]

Ngoài ra dòng bát trong ca dao Đồng Tháp còn có lối ngắt nhịp 3 - 3 - 2 tuy không được sử dụng phổ biến nhưng rất đặc trưng:

“Thấy dừa thì nhớ Bến Tre

Thấy bông sen /nhớ Đồng quê / Tháp Mười”.

[21, tr.198]

Qua phân tích trên, ta thấy ca dao Đồng Tháp đáng chú ý bởi một số cách ngắt nhịp “lạ” so với ca dao truyền thống. Cách ngắt nhịp vừa có chẵn, vừa có lẻ tạo âm hưởng ngân vang khi kéo dài, khi khoảng lặng thể hiện rõ các cung bậc cảm xúc của con người. Tuy nhiên, tổng thể lời lục bát trong ca dao Đồng Tháp vẫn theo kiểu ngắt nhịp hai và bốn chẵn là chủ yếu.

Lục bát không biến thể trong ca Đồng Tháp đáp ứng đầy đủ những quy định mang tính bắt buộc của thể lục bát truyền thống về số lượng tiếng trong từng dòng (dòng lục: 6 tiếng, dòng bát: 8 tiếng) cũng như về cách gieo vần và loại vần ( vần bằng: tiếng thứ 2, 6 ở câu lục; 2, 6, 8 ở câu bát - vần trắc: tiếng thứ 4 câu lục và câu bát). Vị trí các tiếng lẻ được tự do.

Lối gieo vần bằng ở tiếng thứ sáu dòng lục với tiếng thứ sáu dòng bát và cách ngắt nhịp linh hoạt, uyển chuyển của câu thơ giúp cho ca dao diễn đạt một cách cụ thể tâm trạng con người, từ những sắc thái vui tươi, hài hước đến những âm điệu buồn đau, man mác:

“Em ơi em đẹp làm chi

B T B

Làm anh bịn rịn bỏ đi không đành”.

B T B B[21, tr.234] [21, tr.234]

“Cây đa trốc gốc trôi rồi B T B

Đò đưa bến khác anh ngồi đợi ai”.

B T B B[21, tr.213] [21, tr.213]

Tuy nhiên, do tính linh hoạt, uyển chuyển của thể lục bát, bên cạnh những câu tuân thủ đúng luật, trong nhiều trường hợp ca dao Đồng Tháp vẫn có sự thay đổi về cách gieo vần và loại vần (B - T) chỉ giữ lại số tiếng trong từng dòng (6/8). Sự thay đổi này có thể diễn ra ở dòng lục (B - B - B) còn dòng bát giữ nguyên: tiếng thứ tư của dòng lục không mang thanh trắc như thông lệ mà mang thanh bằng.

“Nơi đây quê Thiên Hộ Dương B B B

Dựng cờ kháng Pháp nêu gương anh hùng”.

B T B B[21, tr.196] [21, tr.196]

Trong trường hợp dòng lục giữ nguyên (B - T - B), dòng bát có sự thay đổi luật bằng trắc ở cả 3 thanh ở tiếng thứ hai, thứ tư và thứ sáu. Theo đúng luật phối thanh là (B – T – B – B) câu ca dao lại có sự thay đổi (T - B - T - B). Tuy sai quy luật phối thanh nhưng nhờ vào lối gieo vần ở tiếng thứ tư câu bát với tiếng thứ sáu câu lục (“cười” và “mười”), nội dung bài thơ vẫn được thể hiện một cách rõ ràng tạo nét duyên cho câu ca dao:

“Nơi nao liễu cợt hoa cười

B T B

Trên đất Tháp Mười sen trắng tràm xanh”.

T B T B [21, tr.196] [21, tr.196]

Sự thay đổi về thanh điệu ở vị trí các tiếng thể lục bát trong ca dao Đồng Tháp là không nhiều, chủ yếu vẫn là thể lục bát theo đúng quy luật truyền thống. Không phải ngẫu nhiên thể thơ lục bát được sáng tác nhiều và phổ biến trong ca dao Đồng Tháp mà do tính ngắn ngọn, dễ sáng tác và dễ thuộc lòng khi hát qua một vài lần, đều đó đã được thể hiện qua tính truyền miệng của ca dao. Tuy nhiên, để sáng tác một bài ca dao theo đúng luật về cách gieo vần, phối thanh…thì đó lại là một vấn đề mà không phải bất kì ai cũng có thể làm được. Bằng tài năng sáng tạo của mình, trên mảnh đất mới, người dân Đồng Tháp đã sáng tác riêng cho mình những lời lục bát với ít nhiều sự cách tân trong việc biến đổi cách gieo vần và phối thanh so với ca dao truyền thống. Qua đó, đã thể hiện được tình cảm của người dân Đồng Tháp đối với quê hương qua ca dao.

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w