Song thất không biến thể

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 64 - 67)

Chương 3: NGHỆ THUẬT CA DAO ĐỒNG THÁP

3.1.3.1.Song thất không biến thể

So với ca dao Nam Bộ thì thể song thất trong ca dao Đồng Tháp được sử dụng không hơn không kém. Thống kê 918 câu ca dao Đồng Tháp có16 câu là thể song thất, chiếm 1,7%. “Trong 1885 lời ca dao Nam Bộ có đến 50 lời song thất, chiếm 1,7%” [3, tr.267]. Như vậy, ngoài thể lục bát thì thể song thất cũng được sử dụng trong ca dao Nam Bộ và Đồng Tháp tuy có phần ít hơn. Nhưng so với ca dao Bắc Bộ thì thể song thất trong ca dao Đồng Tháp được sử dụng nhiều hơn. “Thống kê 691 lời ca dao trong cuốn Hát ví đồng bằng Hà Bắc thì chỉ có 3 lời song thất” [3, tr.267]. Điều đó cho thấy, thể song thất có điều kiện phát triển mạnh ở Nam Bộ hơn Bắc Bộ.

Thể song thất gồm 2 dòng, mỗi dòng bảy tiếng nên cách ngắt nhịp thường giống nhau giữa hai dòng: nhịp 3 - 2 - 2 và nhịp 3 - 4, trong đó nhịp 3 - 4 là chủ yếu:

“Áo vá vai /vợ ai / không biết Áo vá quàng / chí quyết / vợ anh”.

[21, tr.282]

“Đất Tháp Mười / cò bay thẳng cánh Nước Tháp Mười / lấp lánh cá tôm”.

[21, tr.192]

Sự phối thanh của thể song thất trong hai dòng thơ rơi vào các vị trí tiếng lẻ: dòng thứ nhất: tiếng thứ ba và tiếng thứ năm mang thanh bằng, tiếng thứ bảy mang thanh trắc; dòng thứ hai: tiếng thứ ba và tiếng thứ bảy mang thanh bằng, tiếng thứ năm mang thanh trắc. Các tiếng còn lại được tự do:

“Kinh Mỹ Hòa lượn lờ nước chảy B B T

Mái dầm buông cá nhảy lên khoang”.

B T B[21, tr.194] [21, tr.194]

Theo quy luật phối thanh là vậy, tuy nhiên số câu ca dao phối thanh theo đúng quy luật chiếm số lượng không cao, thống kê 16 câu song thất chỉ có 5 câu phối thanh đúng, chủ yếu vẫn là sự phá vỡ quy luật phối thanh:

“Bắp nào to bằng bắp Hồng Ngụ

B T T

Cá nào bự bằng cá Cờ Đen”.

T T B[21, tr.190] [21, tr.190]

Trong câu trên, tiếng thứ 5 dòng thất thứ nhất mang thanh trắc, tiếng thứ 3 dòng thất thứ hai mang thanh trắc thay cho thanh bằng. Cả hai trường hợp này đều

sai quy luật phối thanh. Có trường hợp cả 3 vị trí phối thanh ở dòng lục thứ nhất đều mang thanh bằng:

“Tô nước đầy tay bưng không sóng B B B

Đạo vợ chồng nghĩa nặng bằng non”. B T B

[21, tr.297]

Khác với thể song thất lục bát, thể song thất chỉ có 2 dòng nên các lời song thất chỉ mang vần lưng không có vần chân. Vần lưng được gieo ở tiếng thứ bảy câu thất thứ nhất với tiếng thứ năm câu thất thứ hai:

“Bụi tre oằn vì cơn gió thổi Anh với nàng nhiều nỗi đắng cay”.

[21, tr.209]

Bên cạnh cách gieo vần vừa nêu, vần lưng trong ca dao Đồng Tháp còn được gieo ở vị trí tiếng thứ bảy câu thất thứ nhất với tiếng thứ ba câu thất thứ hai. Cách gieo vần này tuy không nhiều nhưng cũng chiếm một số lượng đáng kể trong thể song thất (5 câu trên tổng số 16 câu song thất):

“Trai nào tài bằng trai Cao Lãnh Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân”.

[21, tr.193]

Có trường hợp vần lưng không được gieo ở vị trí các tiếng nhưng nội dung vẫn được diễn đạt một cách trôi chảy, nhờ vào hiện tượng lập từ ở dòng thứ nhất, tính chất trữ tình của nhân vật được bộc lộ một cách cụ thể đồng thời tạo cảm giác mạnh cho người đọc:

“Chiếc khăn trắng thêu dòng chữ trắng Chúc anh hiền duyên thắm từ đây”.

[21, tr.220]

Thể song thất trong ca dao Đồng Tháp chiếm số lượng không cao (1,7%). Vì thế, những câu song thất có cấu tạo từ hai cặp song thất trở lên là rất hiếm nhưng cũng không

có nghĩa là không có. Qua thống kê người viết thấy có một câu ca dao được tạo nên từ bốn cập song thất, trường hợp này không xuất hiện trong ca dao Nam Bộ:

“Gió mùa đông ngồi không lạnh lẽo Năm canh chày chẳng thấy chàng đâu

Gió mùa xuân rưng rưng nước mắt Mãi trông chồng ruột thắt từng cơn

Gió mùa hè rung rinh lá hẹ Cảm thương nàng có mẹ không cha

Gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ năm canh”.

[21, tr.290]

Câu ca dao là sự lắp ghép từ bốn cặp song thất khác nhau nhưng thanh điệu giữa bốn cặp song thất được gắn bó nhịp nhàng. Tuy vần chân không được gieo để nối các cặp song thất nhưng trong nội bộ một cặp song thất vẫn được gieo vần ở vị trí tiếng thứ bảy của câu thất thứ nhất với tiếng thứ năm của câu thất thứ hai, trừ cặp song thất thứ nhất không được gieo.

Những câu ca dao được làm theo thể song thất chủ yếu thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của nhân dân Đồng Tháp. Các câu song thất thể hiện tình yêu nam nữ đa phần thiên về việc giãi bày những cảm xúc, nỗi niềm đau khổ khi tình yêu không thành của các chàng trai, cô gái Đồng Tháp. Ngoài ra, thể song thất còn được người dân sử dụng để thể hiện tình cảm vợ chồng trong cuộc sống gia đình.

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 64 - 67)