Song thất lục bát biến thể

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 61 - 64)

Chương 3: NGHỆ THUẬT CA DAO ĐỒNG THÁP

3.1.2.2.Song thất lục bát biến thể

So với thể song thất lục bát không biến thể thì song thất lục bát biến thể chiếm số lượng nhiều và hình thức thể hiện phong phú hơn. Sự biến thể ở đây là sự phá thể về số lượng âm tiết trong các dòng của một câu song thất lục bát. Sự thay đổi về số tiếng có thể diễn ra “trên một dòng” trong bất kì hàng nào của thể song thất lục bát hoặc có thể ở phạm vi rộng hơn (2, 3, 4) dòng của thể song thất lục bát.

Song thất lục bát biến thể “ở dòng thứ nhất” trong cặp song thất trong ca dao Đồng Tháp thường là những biến thể nhẹ có độ giãn tiếng không lớn, thường biến thể “thêm một tiếng” :

Ước mong gì có chiếc cầu ngang Chiều chiều thong thả già sang

Thăm con thăm cháu cho an lòng già”. (8/7/6/8) [21, tr.294]

Cũng giống như sự biến thể ở “dòng thất thứ nhất”, sự biến thể ở “dòng thất thứ hai” trong cặp song thất của câu song thất lục bát biến thể là không lớn, chỉ thêm một tiếng:

“Giàu như người ăn cơm với cá Khó như em ăn rau má dam đồng

Dù cho chờ đợi mấy đông

Đắng cay cũng chịu mặn nồng cũng cam”. (7/8/6/8) [21, tr.237]

Sự biến thể ở “dòng lục” trong cặp lục bát của thể song thất lục bát là không phổ biến so với các dạng biến thể khác. Trong 918 câu ca dao Đồng Tháp người viết chỉ tìm được một câu duy nhất. Tuy nhiên, đó cũng là một dạng biến thể đặc biệt trong ca dao Đồng Tháp:

“Trái bòn boong trong tròn ngoài méo Trái thầu dầu trong héo ngoài tươi

Em thương anh ít nói ít cười

Ôm duyên mà đợi chín mười con trăng”. (7/7/7/8) [21, tr.275]

So với biến thể ở ba dạng vừa nêu của thể song thất lục bát thì biến thể ở “dòng bát” của cặp lục bát trong ca dao Đồng Tháp là biến thể mạnh có độ giãn tiếng dài, biến đổi lên đến 9 - 10 tiếng:

“Trái dưa gang sọc đen sọc trắng Ngọn rau đắng trong trắng ngoài xanh

Chim quyên uống lưỡi trên cành

Giận mà nói vậy chứ dạ anh vẫn thương nàng”. (7/7/6/10) [16, tr.299]

Cũng giống như ca dao Nam Bộ, trường hợp tăng số tiếng ở các dòng song thất lục bát biến thể là xu hướng chủ đạo trong ca dao Đồng Tháp. Trong đó hình thức biến thể của “dòng bát” trong cặp song thất lục bát có độ giãn tiếng mạnh lên đến 15 tiếng:

“Con phụng hoàng bay ngang biển bắc Cá lí ngư lặn ngụp ngoài khơi

Gặp nhau đây xin tỏ đôi lời

Kẻo mai đây con cá kia về vịnh con chim nọ đổi dời non nam”. (7/7/6/15) (Ca dao Nam Bộ)

[1, tr.260]

“Căn nợ anh với em gần bén Để coi rồi anh kén nơi đâu

Dầu cho ngọc ẩn non cao

Vang trầm xuống biển thì non cao ngàn trượng, biển trăm sâu em cũng tìm”.

(7/7/6/15) (ca dao Đồng Tháp) [21, tr.211]

Trường hợp giảm số tiếng ở cặp song thất lục bát là trường hợp ít gặp trong ca dao Nam Bộ. Tuy nhiên với ca dao Đồng Tháp thì trường hợp này càng hiếm gặp hơn, nhưng ta vẫn tìm thấy một câu song thất lục bát có hình thức giảm mạnh số tiếng so với lục bát biến thể của ca dao Nam Bộ:

“Cửu hạn phùng cam vũ Tha hương ngộ cố tri Tình cờ gặp bạn một khi

Hỏi thăm vậy có giai kỳ hay chưa”.

(5/5/6/8) (Ca dao Đồng Tháp) [22, tr.218]

“Trên trời có cây hóa kiểng Dưới biển có cá hóa long Anh đi lục tỉnh giáp vòng

Đến đây trời khiến động lòng thương em”.

(6/6/6/8) (Ca dao Nam Bộ) [1, tr.261]

Giống như ca dao Nam Bộ, biến thể song thất lục bát trong ca dao Đồng Tháp được thể hiện qua nhiều dạng khác nhau: biến thể dòng thất thứ nhất, các dòng khác giữ nguyên; biến thể dòng thất thứ hai, các dòng khác giữ nguyên; biến thể dòng lục, các dòng khác giữ nguyên; biến thể dòng bát, các dòng khác giữ nguyên; cả hai dòng thất biến thể, hai dòng lục bát giữ nguyên; hai dòng lục và bát biến thể, hai dòng thất giữ nguyên và tất cả các dòng đều thay đổi. Sự biến thể theo xu hướng tăng số tiếng là ưu thế trong việc thể hiện các cung bật cảm xúc của người dân Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 61 - 64)