Kết cấu hai vế tương hợp

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 77 - 80)

- Song thất biến thể một trong hai dòng:

3.2.3. Kết cấu hai vế tương hợp

“Ngày xưa phần lớn ca dao trữ tình làm ra để hát. Rồi từ những bài hát lại có những câu tách ra thành ca dao” [5, tr.43]. Vì thế, kết cấu theo dạng này thường xuất hiện phổ biến trong hát đối đáp ca dao Đồng Tháp. Nội dung câu hát gồm hai vế người hỏi và người trả lời, trong đó người trả lời phải có tài ứng khẩu nhanh nhẹn, câu trả lời phải ăn khớp với ý người hỏi:

“- Con cò nó mổ con lươn

Bên tình bên nghĩa anh thương bên nào. - Hai tay anh nắm trái đào

Bên tình, bên nghĩa bên nào anh cũng thương”.

[21, tr.214]

Câu ca dao trên là lời cô gái hỏi chàng trai trong cách lựa chọn giữa “tình” và “nghĩa”, bằng sự nhanh nhẹn và tài ứng khẩu chàng trai đưa ra cách trả lời hợp lý “bên tình, bên nghĩa bên nào anh cũng thương”. Cách trả lời khôn ngoan của chàng trai vừa không làm cô gái giận mà còn “vẹn toàn cả hai bên”. Đó là câu hỏi của cô gái với chàng trai, còn đây là cách thể hiện tình cảm của chàng trai dành cho “cô gái giữ bò”:

“- Đưa tay ngắt cọng rau ngò Thấy em còn nhỏ giữ bò anh thương.

- Đưa tay ngắt cọng rau mương Bò em em giữ anh thương nỗi gì”.

Đặc biệt trong ca dao Đồng Tháp còn đáng chú bởi các câu hò lối đối đáp của các chàng trai và cô gái. Hệ thống câu mở đầu là các điệu hò được lặp đi, lặp lại trong nhiều bài khác nhau mà câu hỏi của cô gái là “Hò hơ, thấy anh hay chữ em

hỏi thử đôi lời”, đáp lại câu trả lời của các cô gái là chàng trai: “ Hò ơ, thấy em hỏi tức anh đáp phứt cho rồi”:

“- Hò ơ, thấy anh hay chữ em hỏi thử đôi lời Cây chi không đọt mà nó ngọt như đường

Trai nam nhân anh mà đối đặng, gái em nguyền thương một đời. - Hò ơ, thấy em hỏi tức anh đáp phứt cho rồi

Cây kẹo ống không đọt nó ngọt như đường

Trai nam nhân anh đà đối đặng, gái má hường tính sao?”

[21, tr.242]

Trong ca dao Đồng Tháp hình thức đối đáp chủ yếu là hai vế hỏi và đáp. Nhưng trong một trường hợp đặc biệt, câu ca dao được tạo thành từ nhiều cặp đối đáp giữa hai nhân vật trữ tình tạo nên “kết cấu nhiều vế tương hợp” trong ca dao Đồng Tháp:

“- Đố anh con ve ve nó có cái gì mà nó kêu? - Con ve ve nó có cái vè nên nó mới kêu - Sao cua đinh nó có vè mà nó không kêu? - Cua đinh ở dưới nước mà kêu cái gì

- Sao con ếch ở dưới nước mà nó không kêu? - Con ếch nhờ có họng da nó mới kêu

- Sao đôi giầy da nó lại không kêu? - Đôi giầy da đóng cúc mà kêu cái gì - Sao cái trống chầu đóng cúc mà nó kêu? - Nó tròn mặt nên nó kêu

- Sao cái sàng tròn mặt mà nó không kêu? - Cái sàn có lỗ mà kêu cái gì

- Sao cây kèn có lỗ mà nó kêu?

- Cây kèn nhờ ống tòa loa nên nó mới kêu - Sao ống nhổ có ống tòa loa mà nó không kêu? - Ống nhổ bịt đít mà kêu cái gì

- Sao cái bòng bịt đít mà nó kêu?

- Nhờ có mấy sợi dây chằng nên nó mới kêu - Sao ghe bầu có dây chằng mà nó không kêu - Nó kêu: ai mua nước mắm hông (không)”.

[21, tr.309; 310]

Câu ca dao trên được cấu tạo từ 10 cặp đối đáp, trong đó cô gái là người đối còn chàng trai là người đáp. Nội dung của câu hỏi và câu trả lời rất khớp nhau, câu trả lời của chàng trai là cơ sở để cô gái đặt ra câu hỏi, cứ thế tạo nên nhiều vế đối đáp đến khi chàng trai có câu trả lời hợp lí và cô gái không còn lí do để hỏi thì cuộc đối đáp kết thúc. Hình thức đối đáp theo kiểu này không chỉ logic về mặt nội dung mà còn tạo nên cách lập từ đáng chú ý.

Dù là chàng trai hoặc cô gái hỏi trước hay trả lời sau thì kết cấu thuộc dạng này cũng gồm hai vế. Tuy nhiên, trường hợp trong quá trình lưu truyền ca dao vế trên có thể được tách ra và trở thành một lời ca dao độc lập vì nội dung của nó có thể diễn đạt một ý trọn vẹn mà nhân vật trữ tình muốn thể hiện:

“Bánh không chân sao anh gọi bánh bò

Trai nam nhân mà đáp được em kéo bạn hò em theo”.

[21, tr.206]

Câu ca dao trên là lời của cô gái hỏi một chàng trai nào đó nên chỉ hỏi vế đầu và vế đáp thứ hai vắng mặt, vì chàng trai có thể im lặng không trả lời cô gái. Lúc này, vế trên trở thành một câu riêng biệt. Kết cấu thuộc dạng này được gọi là kết cấu mở.

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 77 - 80)