Một số câu ca dao là những sáng tác mớ

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 47 - 51)

Như phần trên đã đề cập, phần lớn câu ca dao Đồng Tháp mang tính phổ biến cả nước và Nan Bộ. Bên cạnh đặc điểm phổ biến đó, ca dao Đồng Tháp vẫn sản sinh cho mình những sáng tác mới dựa trên đặc điểm vùng đất và con người. Cùng nằm trong môi trường địa lí Nam Bộ, nhưng so với các vùng lân cận thì Đồng Tháp là vùng trũng thấp ở giữa, xung quanh cao tạo nên địa hình dạng “lòng chảo”, khả năng nhận nước cao, thoát nước kém. Chính yếu tố địa hình này đã tạo nên nước mặn, nước phèn trên vùng đất Đồng Tháp. Đặc điểm này đã tạo nên nét riêng cho ca dao Đồng Tháp:

“Tháp Mười nước mặn đồng chua

Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng”.

[21, tr.198]

Khác với vùng đất Nam Bộ màu mỡ trồng nhiều giống lúa, Đồng Tháp chủ yếu là đất mặn, đất phèn nên ngoài “giống lúa trời” hay còn gọi là “lúa ma” thích ứng được với vùng đất này thì không thể trồng được loại giống nào. Vì thế “lúa trời” đi vào ca dao đã trở thành nét riêng của vùng mà khi nhắc đến loại lúa này ta sẽ nghĩ đến vùng đất Đồng Tháp:

“Ai ơi về miệt Tháp Mười Cá tôm sẵn bắt lúa trời sẵn ăn”.

Hơn thế, hình ảnh quen thuộc “lúa ma, củ chuối” còn được người dân thể hiện qua quan niệm sống của mình. Qua đó ta thấy những nét riêng của Đồng Tháp điều được người dân phản ánh qua ca:

“Dù nghèo đi đạp lúa ma Đi đào củ chuối sống qua tháng ngày

Còn hơn làm mọi cho Tây Để nó sai khiến gọi mầy xưng tao

Đời người ngẫm được bao lâu Nghèo mà sạch sẽ hơn là tanh hôi”.

[21, tr.308]

Bông súng, củ co là loại thực vật dễ thích nghi với môi trường tự nhiên. Vì thế, nó có thể sinh trưởng ở nhiều vùng khác nhau, nhưng khi nhắc đến ruộng bông súng và vùng đất củ co thì Đồng Tháp là bậc nhất về loại này. Vào mùa nước nổi đến Đồng Tháp, ta sẽ được ngắm nhìn những cánh đồng bông súng trắng, hồng nối tiếp nhau đến xa tầm mắt. Đặc biệt vào năm lũ to những loại này phát triển càng tốt, đến khi nước dựt là thời điểm thuận lợi để thu hoạch củ co. Người dân sống trên mảnh đất này đã nắm bắt đặc điểm của từng mùa dần lâu trở thành thói quen và được người dân thể hiện qua ca dao:

“Về Đồng Tháp Mười đừng sợ đói no

Nước nổi nhổ bông súng, nước dựt móc củ co cũng no lòng”.

[21, tr.199]

Những ruộng bông súng cùng sự phong phú của các loại cá rô, trê, lóc, sặc đã tạo nên món “bông súng đồng chấm mắm kho” trên quê hương Đồng Tháp. Không phải ngẫu nhiên món ăn này được nhắc đến trong ca dao Đồng Tháp mà do chính đặc điểm của vùng đất và điều kiện tự nhiên nơi đây đã tạo nên món đặc sản “bông súng mắm kho”:

Thì về Đồng Tháp ăn cho đã thèm”.

[21, tr.195]

Nét riêng của ca dao Đồng Tháp không chỉ được thể hiện qua đặc điểm vùng đất mà con nổi bật bởi là những bài ca dao lịch sử. So với các vùng khác thì ca dao Đồng Tháp đã có riêng cho mình nhóm bài ca dao thể hiện lòng lạc quan tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, với Bác Hồ kính yêu và ca dao chống thực dân, đế quốc”, với số lượng khá nhiều, sâu sắc về ý nghĩa và hình thức diễn tả cũng riêng biệt.

Lòng tinh của nhân dân Đồng Tháp vào sự lãnh đạo của Đảng, với Bác Hồ Kính yêu không chỉ được thể hiện qua tình cảm chân thành, thiết tha mà nó còn gắn liền với địa danh Đồng Tháp, một mảnh đất quê hương đã ghi nhận và viết nên những trang sử hào hùng cho dân tộc. Dù đi đâu, lưu truyền đến vùng nào thì ta vẫn nhận ra ca dao của Đồng Tháp:

“Tháp Mười đồng ruộng mênh mông Ngàn năm tin Đảng thủy chung một đời”.

[18, tr.138]

“Quê hương Đồng Tháp sắt son Nhân dân Đồng Tháp là con Bác Hồ”.

[18, tr.138]

Nổi căm thù và ý chí đánh, chống thực dân, đế quốc là nét chung của người

dân Việt Nam. Thế nhưng nó đã trở thành cái riêng của ca dao Đồng Tháp khi gắn liền với tên gọi “Tháp Mười” và đặc điểm “năn lác mênh mông”:

“Tháp Mười năn lác mênh mông Tây vô đến đó, quyết không đường về”.

[18, tr.150]

Nét riêng của ca dao Đồng Tháp không chỉ được thể hiện qua đặc điểm vùng đất mà còn qua con người. Đồng Tháp vùng đất “địa linh nhân kiệt”, nơi nuôi

dưỡng những người anh hùng cách mạng “Thiên Hộ Dương, Đốc Binh Kiều” cùng nhiều vị anh hùng dân tộc và khi đi vào ca dao đã thể hiện được nét riêng cho mình:

“Nơi đây quê Thiên Hộ Dương

Dựng cờ kháng Pháp nêu gương anh hùng”.

[21, tr.196]

“Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ thương ông Đốc tướng Binh Kiều đánh Tây”.

[21, tr.307]

Bên cạnh đó, Đồng Tháp còn là một trong những vùng phát triển mạnh về văn học dân gian. Với những giai thoại về “cô gái đẹp Nha Mân” hay truyền thuyết “Cù lao Trâu”, được nhân dân ghi nhận vào ca dao: “Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh /

Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân, Dù ai ăn đâu làm đâu / Có dòng có dõi Cù lao Trâu nhớ về”.

Ca dao Đồng Tháp bên đặc điểm tính phổ biến cả nước và Nam Bộ thì nó vẫn có cho mình những bài ca dao riêng, được sáng tác hoàn toàn trên mảnh đất Đồng Tháp. Những sáng tác mới đó, chủ yếu nằm trong chủ đề tình yêu quê hương đất nước, chống thực dân đế quốc và ca ngợi Đảng, Bác Hồ. Tuy nhiên, ca dao Đồng Tháp vẫn được các vùng khác chọn dùng, điều này là do tính truyền miệng và khả năng lưu truyền của ca dao, về nguồn gốc thì nó vẫn được sáng tác hoàn toàn trên mảnh đất Đồng Tháp.

Một phần của tài liệu LUẬN văn đại học nhận định, đánh giá ca dao đồng tháp (Trang 47 - 51)